nhận thức hiểu biết về hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn.
3.2.1.1. Bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên a) Mục tiêu
GV trước hết phải là một tâm gương cho HS noi theo về mọi mặt, do vậy GV phải có phẩm chất của một nhà sư phạm: có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có năng lực công tác, có sức khỏe.
b) Nội dung thực hiện
Nhà trường phải tạo được môi trường lành mạnh và đưa được mọi GV của nhà trường tham gia tích cực các cuộc vận động của ngành GD, của Sở GD&ĐT: Xây dựng trường học thân thiện - HS tích cực - nhà giáo mẫu mực, mỗi thầy cô là một tấm gương đạo đức, tự học, tự sáng tạo; Trường học Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm; Nhà trường Văn hóa - HS Văn minh - Thanh lịch - Hiện đại. Thông qua đó nâng cao nhận thức và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của người GV.
Hạt nhân lãnh đạo nhà trường là chi bộ Đảng, ban lãnh đạo và nhà trường, muốn xây dựng được một tập thể CBGV đoàn kết, thân ái, có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt thì bản thân các lãnh đạo nhà trường phải là những người gương mẫu, trở thành những tấm gương sáng cho anh chị em CBGV noi theo. Thực tế cho thấy ở trong cơ quan, tổ chức nào có những người đứng đầu có tâm, có đức, có tài thì chắc chắn tổ chức đó sẽ xây dựng được một tập thể, đơn vị tốt. Điều này hoàn toàn đúng đối với các trường THPT trong Huyện Hạ Hòa, Phú Thọ và trường THPT Hạ Hòa.
c) Phương pháp thực hiện
Thường xuyên tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị, văn hóa trong nhà trường. Mời các báo cáo viên về nói chuyện với toàn thể Hội đồng GD nhà trường về kinh tế, chính trị, văn hóa, GD, về pháp luật để nâng cao nhận thức, hiểu biết về mọi mặt của đời sống XH cho đội ngũ GV, từ đó giúp họ thực
hiện tốt trách nhiệm của người công dân và trách nhiệm cao cả của người thầy. Thực tế cho thấy có một bộ phận nhỏ GV còn có những suy nghĩ chưa thật chuẩn về nghề nghiệp của mình. Lương tâm và trách nhiệm đối với công việc chưa cao. Do vậy, công tác tư tưởng, chính trị, đạo đức nghề nghiệp cần phải được thực hiện thường xuyên, lâu dài với nhiều hình thức linh hoạt, phù hợp phương pháp khéo léo sao cho đạt hiệu quả GD cao nhất.
Xây dựng nhà trường thành một tổ chức biết học hỏi, có chiều sâu văn hóa, ở đó xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà trường và XH, giữa thầy và thầy, giữa thầy với trò, giữa trò với trò, giữa thầy - trò với phụ huynh HS… những nhân tố điển hình, nhân tố tốt được nhân lên gấp bội. Cái tốt lấn át cái xấu, người tốt cảm hóa, giúp đỡ người chưa tốt. Đây là công việc khó, lâu dài song nếu kiên trì và quyết tâm sẽ thực hiện được, và khi thực hiện được nó sẽ góp phần quan trọng vào việc xây dựng một môi trường GD có văn hóa, nhà trường thành công trong việc biến sứ mạng của mình thành hiện thực.
Chú trọng bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp cho đội ngũ GV trẻ. Nếu họ có những hành vi, việc làm, ngôn ngữ, lối sống chưa chuẩn thì có thể tạo ra dư luận lành mạnh để giúp họ nhận ra những hành vi chưa chuẩn của mình. Ban lãnh đạo phân công những GV có uy tín có kinh nghiệm trong nhà trường, gặp trực tiếp, nói chuyện và phân tích tình huống, đưa ra những góp ý, định hướng cho họ, giúp họ nhận thức được vấn đề, thấy được đúng sai. Với cách làm này nhà trường đã giúp được nhiều thầy cô giáo trẻ có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, trong số đó, có những người đã được kết nạp Đảng, trở thành những GV giỏi, được đồng nghiệp, HS, phụ huynh quý mến, tin yêu.
Công tác kiểm điểm, đánh giá thi đua phải được thực hiện thường xuyên. Qua công tác kiểm điểm ở chi bộ, tổ chuyên môn, họp xét thi đua cuối tháng, cuối kì, cuối năm học, những vấn đề lệch chuẩn về đạo đức, lối sống, chuẩn nghề nghiệp cần phải được góp ý thẳng thắn, trên tinh thần xây dựng giúp đỡ đồng nghiệp sao cho họ nhận thức được vấn đề và có nhu cầu được sửa chữa.
3.2.1.2. Bồi dưỡng nhận thức về những năng lực chuyên môn cần có để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục trong giai đoạn hiện nay
a) Mục tiêu
Nhận thức về vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng chuyên môn, thấy được vai trò và trách nhiệm của đội ngũ GV là vô cùng quan trọng, đây là vấn đề đã được đề cập nhiều. Tuy nhiên, chất lượng GD toàn diện của nhà trường phụ thuộc phần lớn vào năng lực cần có để làm tốt công tác chuyên môn trong giai đoạn hiện nay. Nếu GV không hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng NLCM thì họ sẽ không coi trọng và đầu tư, dễ làm thiếu, làm sai hoặc làm kém hiệu quả công tác bồi dưỡng NLCM.
b) Nội dung thực hiện
Để triển khai hoạt động bồi dưỡng NLCM cho GV và quản lý hoạt động bồi dưỡng NLCM cho GV có hiệu quả, lãnh đạo nhà trường cần quan tâm đến việc nâng cao nhận thức của GV trong việc hình thành và phát triển các NLCM sau:
Trước hết là năng lực dạy học, đây là năng lực chuyên môn chủ yếu của GV trong nhà trường, bao gồm các năng lực: Xây dựng kế hoạch dạy học; đảm bảo kiến thức môn học; đảm bảo chương trình môn học; vận dụng các PPDH, sử dụng các phương tiện dạy học, xây dựng môi trường học tập, quản lý hồ sơ dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.
Cùng với năng lực dạy học là năng lực GD, bao gồm: Xây dựng kế hoạch các hoạt động GD; GD qua môn học; GD qua các hoạt động GD; GD qua các hoạt động trong cộng đồng; vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức GD; đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của HS.
Năng lực phát triển nghề nghiệp cho GV cũng hết sức cần thiết, bao gồm: Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện; phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn GD.
c) Phương pháp thực hiện
thức về công tác bồi dưỡng NLCM, xác định được vai trò, vị trí, tầm quan của đội ngũ GV đối với sự phát triển GD toàn diện của nhà trường.
Trong các cuộc họp hội đồng GD, họp giao ban, họp định kì cần phổ biến cho đội ngũ GV nhất là các GV trẻ về những nhiệm vụ, nội dung hoạt động chuyên môn, thấy rõ được quyền hạn và trách nhiệm, quyền lợi của mình. Hình thức phổ biến: tuyên truyền miệng hoặc phát các tài liệu có nội dung về các qui định của cơ quan quản lý GD về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người GV, kết hợp với các hội nghị, hội thảo, tập huấn chuyên đề về chuyên môn. Thông tin cần được công khai ở các bảng tin, website, thư viện của trường giúp họ cập nhật thông tin một cách thuận lợi, nhanh và chính xác nhất. Cử các GV cốt cán đi tập huấn các lớp do Bộ, Sở tổ chức về công tác đổimới PPDH, kiểm tra đánh giá... Có thể là các GV cốt cán của Sở, của Bộ tham gia dự các lớp tập huấn và về phổ biến lại cho các GV trong trường hoặc cụm trường.
Đầu năm học sau khi phân công chuyên môn xong, Phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn cùng với ban lãnh đạo, tổ trưởng, nhóm trưởng tổ chức học tập nghiệp vụ về công tác chuyên môn. Giải đáp các thắc mắc khó khăn của các GV nhất là GV trẻ, tiếp thu các ý kiến đóng góp về công tác chuyên môn, thi đua nền nếp, sinh hoạt tập thể,….
Mời các chuyên về nói chuyện với Hội đồng GD nhà trường về khoa học quản lý GD thông qua đó giúp GV có những biện pháp GD đạt hiệu quả và vận dụng những kiến thức về khoa học quản lý GD vào trong công tác chuyên môn.