Thực trạng về phương pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên trường trung học phổ thông hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 53 - 55)

năm học.

Về cơ bản nội dung chương trình bồi dưỡng đã bám sát mục tiêu đặt ra, hướng theo các tiêu chí của năng lực dạy học mà Bộ quy định, chỉ ra được các nội dung thực hiện và dự kiến mốc thời gian thực hiện các nội dung đó. Chương trình bồi dưỡng khi được triển khai trong thực tế cho thấy phần lớn nội dung chương trình cũng đã phù hợp và mang lại kết quả có ý nghĩa để đạt mục tiêu đề ra. Đã đưa ra một số nội dung bồi dưỡng và cách tổ chức triển khai bồi dưỡng mới.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện, một số nội dung mà chương trình bồi dưỡng thiết kế còn chưa phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường như khi tổ chức còn thiếu các điều kiện CSVC, trang thiết bị, thời gian tổ chức, kinh phí, nhân lực… nên nhiều nội dung bồi dưỡng chưa được triển khai theo đúng chương trình xây dựng hoặc khi triển khi thì chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Việc phân bố giữa tỉ lệ kiến thức lý thuyết và thực hành trong nội dung bồi dưỡng còn chưa cân đối, vẫn nặng về kiến thức lý thuyết

2.2.3. Thực trạng về phương pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn của giáo viên giáo viên

Kết quả xin ý kiến về phương pháp bồi dưỡng NLCM cho GV; đánh giá kết quả bồi dưỡng NLCM cho GV theo chuẩn nghề nghiệp được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.10: Thống kê ý kiến đánh giá về phƣơng pháp bồi dƣỡng NLCM của GV; Đánh giá kết quả bồi dƣỡng NLCM của GV

T

T Nội dung quản lý

Mức độ Tốt Tỷ lệ (%) Khá Tỷ lệ (%) Trung bình Tỷ lệ (%) Yếu Tỷ lệ (%) 1

Phương pháp bồi dưỡng phù hợp với nội dung chương trình và mục tiêu bồi dưỡng.

13 21,3 37 60,7 11 18,0 0 0

2

Kết hợp sử dụng các phương pháp: truyền thống và hiện đại trong bồi dưỡng.

15 24,6 34 55,7 12 19,7 0 0 3 Chất lượng, hiệu quả của các

phương pháp bồi dưỡng.

11 18,0 33 54,1 17 27,9 0 0

4

Tổng kết, đánh giá kết quả bồi dưỡng sau mỗi hoạt động bồi dưỡng. 8 13,1 30 49,2 23 37,7 0 0 5 Sử dụng hợp lý GV sau khi họ kết thúc các khoá bồi dưỡng. 9 14,8 33 54,1 19 31,1 0 0

Qua kết quả trên cho thấy:

Thực trạng về phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV

Trong những năm vừa qua nhà trường vẫn thường xuyên tổ chức việc bồi dưỡng NLCM cho GV, phương pháp bồi dưỡng ở đây chủ yếu vẫn là phương pháp truyền thống: Báo cáo viên truyền đạt kiến thức, kỹ năng còn người học tiếp thu một cánh thụ động, giảng viên làm mẫu còn người học làm theo. Hoạt động bồi dưỡng thường diễn ra theo đợt, có thể là các lớp tập huấn của Sở, Bộ trong hè hoặc những buổi tập huấn đầu năm tại trường do trường tổ chức. Thời gian diễn ra các đợt bồi dưỡng thường diễn ra trong

một ngày hoặc tối đa 3 - 4 ngày do đó việc áp dụng các phương pháp hiện đại còn hạn chế. Giảng viên và giáo viển tham gia bồi dưỡng không có nhiều thời gian để cho người học được tự tìm kiếm tri thức, tự hoạt động theo cách riêng, độc lập và sáng tạo mà phương pháp ở đây vẫn mang tính thụ động: người dạy (giảng viên, GV cốt cán) truyền đạt kiến thức, độc thoại, chất vấn hay đặt câu hỏi, áp đặt kiến thức có sẵn còn người học (GV được bồi dưỡng) học thuộc và ghi nhớ các kiến thức. Với phương pháp bồi dưỡng như trên chất lượng của công tác bồi dưỡng NLCM cho giáo viên hiện nay chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn.

Về đánh giá kết quả bồi dưỡng NLCM

Hiện nay việc tổ chức bồi dưỡng NLCM cho GV vẫn được Sở, Bộ và nhà trường tổ chức hàng năm tuy nhiên việc đánh giá kết quả bồi dưỡng thì chưa thực sự được quan tâm. Sau khi tổ chức bồi dưỡng xong, việc tổng kết đánh giá kết quả đạt được còn rất hạn chế hầu như không có việc thu nhập thông tin phản hồi về chất lượng hiệu quả của việc bồi dưỡng từ các GV được tham gia bồi dưỡng, nếu có thì cũng chỉ là việc lấy thông tin để báo cáo. Sau khi tham gia bồi dưỡng xong, GV tự bồi dưỡng về vận động và thực hiện nhiệm vụ của mình, việc đánh giá kết quả hoạt động của GV có được nâng lên hay không sau khi được tham gia bồi dưỡng vẫn chưa thực sự được quan tâm nhiều, chưa có lực lượng theo dõi, kiểm tra và đánh giá.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên trường trung học phổ thông hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)