- Tổng dư nợ/Tổng nguồn vốn
4.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Với một môi trường pháp lý đồng bộ và ổn định, một môi trường kinh tế vĩ mô lành mạnh và môi trường xã hội biến đổi theo chiều hướng tích cực thì để gia tăng nguồn vốn huy động là việc còn lại của hệ thống ngân hàng.
NHNN với chức năng hoạch định, tổ chức thực hiện và kiển soát, điều tiết việc thực hiện các chính sách tiền tệ quốc gia phải đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống ngân hang phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Muốn vậy, NHNN cần phải thực hiện các biện pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục có biện pháp chủ động kiềm chế và đẩy lùi nguy cơ lạm phát nhằm ổn định giá trị của đồng nội tệ vì ổn định giá trị là mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ bởi nếu lạm phát cao, đồng tiền bị mất giá sẽ khiến người dân chuyển qua giữ tài sản dưới dạng tích lũy vàng, ngoại tệ… hơn nữa, khi đồng tiền bị mất giá để huy động được đồng vốn, ngân hang phải tăng lãi suất huy động để bù đắp phần trượt giá. Lãi suất huy động cao dẫn tới lãi suất cho vay cao gây khó khăn cho việc mở rộng tính dụng, kết quả làm cho các NH bị ứ đọng vốn. Để kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền, NHNN cần tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp với biến động của thị trường thong qua việc sử dụng hiệu quả công cụ chính sách tiền tệ.
Thứ hai, NHNN nên có chính sách mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, một mặt giảm lượng tiền cung ứng trong lưu thông thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, mặt khác làm tăng khả năng tạo tiền của toàn hệ thống các NH thương mại. Đồng thời, đối với khách hang họ cũng nhận được nhiều tiện lợi thong qua hoạt động này so với thanh toán bằng tiền mặt,
nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm chi phí bảo hiểm, kiểm đếm và vận chuyển. Về mặt quản lý Nhà nước: khi quản lý tốt thanh toán không dùng tiền mặt có thể hạn chế nạn rửa tiền, làm tiền giả đang có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên, hiện nay nền kinh tế nước ta hiện việc mua bán hàng hóa, chi trả dịch vụ thong qua hình thức tiền mặt vẫn phổ biến. Nguyên nhân chính của hiện tượng này một phần do hệ thống, một phần do công nghệ thông tin của các ngân hàng thương mại chưa phát triển tốt, thói quen sử dụng thương mại từ lâu đời của người dân Việt Nam, phần khác theo quy định thể lệ thanh toán của NHNN các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt còn nghèo nàn, thủ tục rườm rà, việc tuyên truyền, hướng dẫn và quản lý chặt chẽ. Với sự phát triển chung của tình hình kinh tế xã hội, dân trí ngày càng được nâng lên, việc lựa chọn phương tiện thanh toán sẽ sớm thay đổi bên cạnh đó hạn chế về công nghệ thanh toán của các NH thương mại đang được khắc phục có hiệu quả. Tuy nhiên, sự cả thiện đó chưa đủ để làm chuyển biến tích cực hơn tình hình thanh toán như hiện nay.
Thứ ba, xây dựng và thực hiện mối quan hệ mở rộng, đa phương, đa dạng giữa hệ thống ngân hàng trong nước với nước ngoài. Trong hoạt động ngân hang, việc hướng ra thị trường nước ngoài cũng như mở rộng đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ với nước ngoài, quốc tế có tầm quan trọng đặc biệt. NHNN với vai trò trung tâm toàn hệ thống bên cạnh việc quy định các chính sách cho sự phát triển quan hệ đối ngoại của hệ thống ngân hàng còn tổ chức và thực hiện các mối quan hệ đối ngoại cho toàn bộ hệ thống NH.
Thứ tư, hoàn thiện hệ thống pháp lý về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng. NHNN nên xem xét việc ban hành quy chế về cạnh trong lĩnh vực NH bao gồm hai vấn đề chính, một là bảo vệ cạnh tranh lành mạnh, hai là ngăn chặn các hành vi không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng. Việc xây dựng quy chế cạnh tranh như trên sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống pháp lý về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, từ đó tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các NHTM, thúc đẩy các NHTM cạnh tranh lành mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.
Thứ năm, hỗ trợ các NHTM trong công việc đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng cán bộ. Đổi mới công nghệ là một việc làm cần thiết đối với các NHTM, do vậy NHNN cần hỗ trợ về mặt tài chính thong qua các gói cho vay ưu đãi hoặc các khóa đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ ngân hàng.
Trên đây là một số kiến nghị với Chính phủ và NHNN nhằm thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của các NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP VIB nói riêng. Các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP VIB chỉ thực sự được thực hiện thành công khi Chính phủ và NHNN quan tâm và giải quyết tốt các kiến nghị trên.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trong giai đoạn hiện nay, VIB đang từng bước tái cơ cấu lại toàn ngân hàng cả về tổ chức lẫn hoạt động. Quy mô nguồn vốn và tài sản của Ngân hàng đã mở rộng hơn rất nhiều. Định hướng phát triển được Ban lãnh đạo VIB xác định trong thời gian tới là dần ổn định hoạt động ngân hàng thành một thể thống nhất, tiếp tục phát huy hiệu quả từ quy mô vốn hiện tại, đồng thời tăng cường thu hút thêm các nguồn tiền gửi từ dân cư và các tổ chức, với mục đích đảm bảo thanh khoản, duy trì hoạt động ổn định, tăng cường mở rộng quy mô vốn…để đảm bảo nghiệp vụ sử dụng vốn của mình. Để làm được việc này, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) cần tích cực thực hiện một số giải pháp tổng thể như đã đề cập ở trên nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn . Đây chính là nghiệp vụ quan trọng tạo nên sự phát triển bền vững, ổn định cho Ngân hàng. Đồng thời, trong chương này, tác giả cũng đã đưa ra một số kiến nghị với chính Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) và các cơ quan, bộ ngành có liên quan để Ngân hàng có được môi trường kinh doanh thuận lợi nhất và phát huy được nội lực cao nhất nhằm đạt các mục tiêu tăng trưởng và lợi nhuận đã đề ra.
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, hệ thống NHTM đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân - là công cụ thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô của NHNN, đồng thời là kênh chu chuyển, điều hòa vốn hiệu quả cho các chủ thể kinh tế khác nhau. Sự hoàn thiện và phát triển của hệ thống NHTM là nhân tố thúc đẩy hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh phát triển, thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc gia với nền kinh tế toàn cầu.
Trong các nghiệp vụ của NHTM thì nghiệp vụ huy động vốn là một trong những nghiệp vụ căn bản nhất để hình thành nên cơ cấu vốn của Ngân hàng, góp phần tạo nên tính ổn định trong sự phát triển của Ngân hàng.
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) là một trong những NHTM cổ phần hàng đầu tại Việt Nam. Định hướng phát triển của Ngân hàng trong thời gian tới được Ban lãnh đạo xác định là tiếp tục duy trì sự ổn định của toàn hệ thống và nỗ lực hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng tài chính đã đặt ra. Đối với hoạt động huy động vốn, Ngân hàng có định hướng tiếp tục gia tăng năng lực huy động vốn bằng các giải pháp toàn diện từ xây dựng thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm tới tạo dựng niềm tin nơi khách hàng…Trước sự cạnh tranh gay gắt từ rất nhiều các Tổ chức tín dụng khác (cả trong và ngoài nước), những tác động từ nền kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh, thì việc đạt được các mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn huy động cá nhân của Ngân hàng cũng chịu những ảnh hưởng nhất định.
Trong khóa luận này, từ việc nghiên cứu những vấn đề chung nhất về NHTM và hiệu quả huy động vốn tại NHTM nói chung, thực trạng huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) nói
riêng, và những định hướng phát triển hoạt động này của Ngân hàng trong thời gian tới, thì tác giả đã đưa ra một số giải pháp mang tính chi tiết và toàn diện nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả huy động tại đây. Cuối khóa luận là một số kiến nghị tới Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) và một số cơ quan nhà nước có liên quan để định hướng phát triển hoạt động huy động vốn tại VIB có thể đạt được kết quả tốt nhất.