- Tổng dư nợ/Tổng nguồn vốn
4.3.2. Nhóm giải pháp liên quan đến quy trình và hệ thống sản phẩm
4.3.2.1. Xây dựng chiến lược sản phẩm trong cơ cấu huy động vốn từ khách hàng cá nhân
Hiện nay, cơ cấu huy động vốn từ khách hàng cá nhân chủ yếu bao gồm hai hình thức chính là: tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn. Trong đó VIB xây dựng cho mình một hệ thống các sản phẩm tiết kiệm và tiền gửi linh hoạt đa dạng về kỳ hạn và lãi suất. Kỳ hạn tối đa của các khoản tiền gửi hiện này là một năm với mức lãi suất cao nhất. Cùng với đó là những kỳ hạn tiền gửi tính theo ngày, theo tuần, theo tháng với các mức lãi suất thấp hơn. Gốc, lãi của khoản tiền gửi cũng được linh hoạt chi trả theo nhu cầu của khách hàng. Với sự đa dạng hóa về kỳ hạn và lãi suất như vậy thì hiện nay, VIB đã tự xây dựng được cho mình một danh mục gồm hơn mười sản phẩm tiền gửi linh hoạt khác nhau, phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Tuy nhiên, để thực sự thu hút khách hàng trước sự cạnh tranh gay gắt từ rất nhiều NHTM khác thì VIB cần phát triển một vài sản phẩm chiến lược với những ưu điểm vượt trội về kỳ hạn, lãi suất, độ linh hoạt…Để làm được như vậy, bộ phận Phát triển sản phẩm của Ngân hàng cần tích cực và chủ động đưa ra những sáng kiến, cải tiến mới xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, sức ép cạnh tranh từ thị trường và năng lực kinh doanh từ chính bản thân Ngân hàng để có được danh mục sản phẩm ưu việt.
Theo một cách hiểu khác thì lĩnh vực kinh doanh của các Ngân hàng chính là kinh doanh rủi ro. Theo phân tích tại Chương 1 thì hoạt động huy động vốn tại các NHTM luôn tiềm ẩn những rủi ro trong nó mà có thể ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Rủi ro trên danh mục huy động vốn càng lớn thì lợi nhuận tiềm năng thu được càng cao. Tuy nhiên, để có được mức lợi nhuận cao đó thì công tác kiểm tra, kiểm soát tại Ngân hàng cần được đảm bảo chặt chẽ.
Thực tế cho thấy tại rất nhiều chi nhánh của các NHTM xảy ra những tổn thất không đáng có xuất phát từ việc nhân viên ngân hàng làm việc thiếu trách nhiệm, nghiệp vụ kém, vi phạm đạo đức nghề nghiệp…thể hiện ở việc vô tình hay cố ý hạch toán sai giao dịch gửi tiền - rút tiền của khách hàng, cấu kết với khách hàng và các bộ phận liên quan phát hành chứng từ giả,… Những sai phạm này gây ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng và niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay trong lĩnh vực ngân hàng thì việc để mất niềm tin nơi khách hàng chính là để mất cơ hội phát triển trong tương lai, nếu không muốn nói tới việc Ngân hàng phá sản do gặp phải rủi ro thanh khoản.
Vì vậy để tránh được những rủi ro tiềm ẩn đó, VIB duy trì hoạt động của Bộ phận kiểm tra, giám sát, quản lý rủi ro hoạt động của mình - thường xuyên theo dõi việc tuân thủ quy trình, quy định của Ngân hàng tại tất cả các bộ phận nghiệp vụ; đồng thời định kỳ kiểm tra - đánh giá tình hình thực hiện quy trình và có chế tài thưởng phạt mang tính động viên và kỷ luật rõ ràng.