100% Tổng mức cho vay vào tài sản sinh lợi khác

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (VIB) (Trang 34 - 35)

Tổng mức cho vay vào tài sản sinh lợi khác

Ngoài ra còn một nguồn vốn khác mà các NHTM không phải trả lãi suất trực tiếp như huy động tiền gửi nhưng có vai trò quan trọng trong cơ cấu vốn của ngân hàng, là vốn chủ sở hữu. Thực chất đây là chi phí cơ hội thể hiện lợi nhuận kỳ vọng của những người góp vốn để hình thành nên ngân hàng. Nếu ngân hàng không tạo ra được tỷ suất sinh lợi thỏa đáng trên vốn chủ sở hữu thì các cổ đông góp vốn sẽ bắt đầu rút vốn ra và tìm nơi đầu tư hấp dẫn hơn. Để tính chi phí vốn chủ sở hữu, có thể sử dụng chỉ số tỷ suất sinh lợi tối thiểu cần thiết phát sinh từ toàn bộ các nguồn vốn huy động và vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Công thức là:

Tỷ suất sinh lời tối thiểu cần thiết trên vốn vay và

vốn chủ sở hữu

=

Lợi nhuận cần thiết trên vay vốn và vốn chủ sở hữu + Lợi nhuận tối thiểu

đối với vốn chủ sở hữu

Phương pháp này nhằm hạn chế nhược điểm của phương pháp chi phí bình quân, đó là xem xét chi phí và tỷ suất sinh lợi tối thiểu đã thực hiện trước đó, trong khi phần lớn các quyết định kinh doanh của ngân hàng xảy ra ở hiện tại và tương lai.

Khi thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh vốn (tín dụng, đầu tư…), thì các NHTM cần phải cân nhắc xem tỷ lệ thu nhập tạo ra trong tương lai tối thiểu phải bằng bao nhiêu để có thể bù đắp chi phí huy động những nguồn vốn mới. Vì thế, phương pháp này giả định rằng toàn bộ nguồn vốn để đáp ứng các hoạt động trên đều bắt đầu từ việc vay trên thị trường tiền tệ và chi phí huy động vốn như sau:

Chi phí huy động vốn để tài

trợ khoản vay =

Chi phí trả lãi theo lãi suất bình quân trên thị trường tiền tệ + Chi phi lãi để huy động vốn

Nếu lãi suất có xu hướng giảm trong tương lai thì chi phí cận biên của vốn huy động sẽ có thể thấp hơn nhiều so với các nguồn vốn còn lại của ngân hàng. Một số khoản cho vay và đầu tư không có lãi khi so sánh với chi phí trung bình, nhưng có thể sinh lời khi so với mức chi phí cận biên thấp hơn vào thời điểm hiện tại để đầu tư vào những khoản đầu tư mới. Khi đó, hiệu quả huy động vốn dựa trên chi phí được tính như sau:

Chi phí cận biên = (Lãi suất mới x Tổng vốn huy động theo lãi suất mới) - (Lãi suất cũ x Tổng vốn huy động theo lãi suất cũ)

Và:

Tỷ lệ chi phí cận

biên =

Thay đổi trong chi phí

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (VIB) (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w