Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả huy động vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (VIB) (Trang 38 - 41)

x 100% Tổng chi phí

1.3.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả huy động vốn

1.3.3.1. Nhân tố vĩ mô a. Nhân tố kinh tế

Trong các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả huy động vốn của ngân hàng, nhân tố kinh tế là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng mạnh mẽ và thường xuyên. Sự ảnh hưởng này thông qua sự thay đổi của các yếu tố:

+ Sự biến động mang tính chu kỳ của nền kinh tế: Khi nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao thì thu nhập của cá nhân và các tổ chức kinh tế cũng tăng lên, do đó các NHTM có điều kiện gia tăng nguồn vốn huy động của mình. Kinh tế tăng trưởng cũng làm nhu cầu vốn trong nền kinh tế tăng mạnh, lãi suất cho vay tăng làm lãi suất huy động tăng, ngân hàng có thêm động lực để huy động vốn. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái hoặc rơi vào khủng hoảng sẽ kéo theo sự sụt giảm thu nhập của các tổ chức kinh tế và người dân, làm sụt giảm lượng tiền gửi vào ngân hàng và giảm khả năng huy động vốn.

+ Lạm phát: nếu lạm phát tăng cao, lãi suất thực giảm, giá trị đồng tiền sụt giảm làm mất lòng tin của người gửi tiền kéo theo hiện tượng rút tiền ồ ạt làm hoạt động huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

+ Tỷ giá: Đây là nhân tố tác động gián tiếp tới cơ cấu nguồn vốn huy động. Nếu tỷ giá giảm người dân sẽ có xu hướng tiết kiệm bằng nội tệ nhiều hơn. Đồng thời làm ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu giảm thu nhập làm giảm tiền gửi vào ngân hàng, nhất là các ngân hàng chuyên phục vụ các doanh nghiệp này. Khi đó ngân hàng thuận lợi trong việc huy động nội tệ nhưng việc huy động ngoại tệ lại gặp khó khăn làm cho cơ cấu nguồn vốn bất hợp lý.

b. Yếu tố an ninh chính trị, pháp luật và chính sách của Chính phủ

+ Chính sách của Chính phủ: Ngân hàng là một trung gian tài chính, hoạt động của nó có ảnh hưởng lớn tới hệ thống tài chính quốc gia. Do đó nó chịu sự điều chỉnh của rất nhiều quy định, chính sách của Nhà nước.

Công tác huy động vốn của ngân hàng sẽ phát huy hiệu quả khi Chính phủ ban hành các quyết định, chỉ thị, văn bản…tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các NHTM hoạt động. Với các quy định, văn bản ban hành đồng bộ, kịp thời tới toàn hệ thống ngân hàng sẽ góp phần nâng cao khả năng tăng nguồn vốn huy động.

+ An ninh chính trị: Đất nước có hệ thống luật pháp nghiêm minh, giữ vũng được an ninh chính trị thì người dân sẽ có lòng tin vào Chính phủ và hệ thống ngân hàng, từ đó sẽ an tâm khi gửi tiền và ngược lại.

c. Môi trường xã hội

+ Môi trường xã hội: bao gồm các yếu tố như phân bổ dân cư, tập quán, tâm lý, trình độ văn hóa, thói quen sử dụng tiền mặt…đều ảnh hưởng tới quyết định có sử dụng các NHTM như một kênh đầu tư hiệu quả cho các khoản tiền nhãn rỗi hay không.

1.3.3.2. Nhân tố ngành ngân hàng

a. Các chính sách đối với ngành ngân hàng

Bao gồm: các chính sách, điều luật, quy định…tác động, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của ngành ngân hàng nói chung. Những chính sách, điều luật này có thể liên quan đến lãi suất, hoạt động tín dụng và phi tín dụng…

Thông thường nhân tố này ảnh hưởng rất nhiều tới niềm tin của cả một ngành.

d. Môi trường cạnh tranh ngành

NHTM có mạng lưới huy động vốn càng rộng rãi thì càng có khả năng thu hút được nhiều vốn. Các ngân hàng ở gần trung tâm tài chính, thành thị, khu đông dân cư…thường có khả năng huy động vốn cao. Đồng thời các ngân hàng cũng không ngừng mở rộng mạng lưới ra các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa, tạo ra một mạng lưới huy động rộng rãi, tạo điều kiện thuận lợi cho người gửi tiền.

1.3.3.3. Nhân tố thuộc ngân hàng a. Lãi suất

Lãi suất huy động vốn là một công cụ để gia tăng hiệu quả huy động vốn tại các NHTM. Tuy nhiên, mức lãi suất công bố và áp dụng còn phải tuân theo những quy định về trần lãi suất của NHNN trong từng thời kỳ. Vì vậy, các NHTM luôn phải tính toán và duy trì lãi suất tiền gửi cạnh tranh để thu hút các khoản tiền gửi mới và duy trì tiền gửi hiện có. Ngoài việc cạnh tranh với nhau, các NHTM còn chịu sức ép cạnh tranh với các tổ chức tiết kiệm, với các công cụ của thị trường vốn (cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu…). Việc xây dựng mức lãi suất cạnh tranh nhằm đảm bảo mỗi dịch vụ liên quan đến tiền gửi được định giá sao cho khoản thu đủ bù đắp tất cả các chi phí cho việc cung cấp dịch vụ đó.

b. Chất lượng dịch vụ

Khi đánh giá chất lượng dịch vụ của các ngân hàng, khách hàng sẽ căn cứ trên một số yếu tố như:

+ Sự đa dạng của các sản phẩm và dịch vụ: Các ngân hàng có hệ thống sản phẩm huy động phong phú và linh hoạt; dịch vụ tốt và đa dạng như dịch vụ ngân hàng điện tử (Internet Banking, Home Banking, Mobile Banking Phone Banking…), các dịch vụ chi trả tự động…sẽ có lợi thế hơn các ngân hàng có số lượng dịch vụ giới hạn.

+ Cơ sở vật chất: thể hiện ở một trụ sở kiên cố, bề thế và các phòng gửi tiền an toàn, tiện nghi cũng tạo nên ưu thế cho ngân hàng. Hơn nữa, nếu yếu tố thời gian được loại bỏ trong mọi giao dịch của ngân hàng thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn.

+ Nhân sự: Đội ngũ nhân sự có tầm quan trọng rất lớn trong việc phát triển quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng. Với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, các khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi được tư vấn và có ấn tượng lâu dài hơn về ngân hàng.

c. Các chính sách của ngân hàng

Bao gồm: chính sách lãi suất và phí dịch vụ, chính sách tín dụng, chính sách đầu tư, chính sách ngân quỹ…là một tiêu chuẩn đo lường quan trọng để đánh giá năng lực và trình độ nhà quản lý ngân hàng. Những chính sách đúng đắn sẽ tạo được niềm tin nơi khách hàng về một ngân hàng hoạt động uy tín và lành mạnh.

d. Mạng lưới hoạt động

NHTM có mạng lưới huy động vốn càng rộng rãi thì càng có khả năng thu hút được nhiều vốn. Các ngân hàng ở gần trung tâm tài chính, thành thị, khu đông dân cư…thường có khả năng huy động vốn cao. Đồng thời các ngân hàng cũng không ngừng mở rộng mạng lưới ra các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa, tạo ra một mạng lưới huy động rộng rãi, tạo điều kiện thuận lợi cho người gửi tiền.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (VIB) (Trang 38 - 41)