Nhân tố vĩ mô

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (VIB) (Trang 73 - 75)

- Tổng dư nợ/Tổng nguồn vốn

3.3.1. Nhân tố vĩ mô

a. Môi trường chính trị pháp luật

Nhân tố môi trường chính trị pháp luật có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của Ngân hàng, nó tác động trực tiếp và chi phối các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Bất cứ một sự thay đổi nào liên quan đến chính trị hoặc các chính sách pháp luật đều ảnh hưởng đến sự vận hành của nền kinh tế nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng. Không chỉ những Luật liên quan ngành tài chính ngân hàng mà bất cứ một sự thay đổi nào về luật pháp đều có tác động nhất định đến sự thăng trầm của lĩnh vực nhạy cảm này. Một môi trường pháp luật ổn định sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển thuận lợi trong đó có hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng được ổn định.

Trong những năm gần đây, hệ thống chính trị và luật pháp của Việt Nam cũng đã được xây dựng tương đối đầy đủ và ổn định. Tuy nhiên do thực trạng kinh tế có nhiều biến động nên các cơ quan ban ngành đã bổ sung thêm những Thông tư, Nghị định dưới Luật để điều hành nền kinh tế đi đúng hướng. Đồng thời, để điều tiết nền kinh tế đi đúng hướng, Ngân hàng Nhà nước cũng ban hành những chủ trương, chính sách như quy định về áp dụng lãi suất trần trong hệ thống đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động huy động vốn của các Ngân hàng.

Những thay đổi trong hệ thống chính sách pháp luật mang lại những ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực đến hoạt động của hệ thống ngân hàng

nói chung và của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam nói riêng, trong đó có hoạt động huy động vốn.

b. Môi trường kinh tế

Một nền kinh tế phát triển một cách lành mạnh sẽ tạo ra một hệ thống tài chính ngân hàng vận hành ổn định. Khi nền kinh tế gặp khủng hoảng và suy thoái, hoạt động của ngành ngân hàng cũng không tránh khỏi khó khăn.

Những năm gần đây, kinh tế thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế trong nước nói chung, hoạt động của ngành tài chính - ngân hàng nói riêng. Từ năm 2008, kinh tế toàn cầu khởi đầu suy thoái bằng cuộc khủng hoảng tài chính, bất động sản tại Mỹ thì đến thời điểm này khủng hoảng nợ công châu Âu đang diễn biến phức tạp đẩy kinh tế thế giới vào những khó khăn mới.

Trong 5 năm qua nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại, Chính phủ đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo anh sinh xã hội. Do đó hoạt động đầu tư, nhu cầu xã hội cũng suy giảm rõ rệt. Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều khó khăn, ngành ngân hàng phải đối mặt với những thách thức to lớn: cạnh tranh diễn ra gay gắt trong huy động vốn, nợ xấu tăng cao, thanh khoản căng thẳng ở một số ngân hàng, lãi suất, tỷ giá và giá vàng biến động phức tạp vv… Để ổn định thị trường tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, có các chính sách phù hợp tăng tính thanh khoản cho các ngân hàng và hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn và lãi suất; đồng thời tăng cường các biện pháp thanh tra, giám sát để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.

c. Môi trường xã hội

Những yếu tố đa dạng trong môi trường xã hội như dân số, trình độ học vấn, thu nhập bình quân, thói quen và thị hiếu tiêu dùng…có những tác động nhất định đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng.

Mức thu nhập của người dân là một trong những yếu tố trực tiếp quyết định đến lượng tiền gửi vào Ngân hàng. Nhìn chung, thu nhập của người dân

càng cao, nhu cầu đầu tư và giao dịch của họ tăng lên tương đối so với nhu cầu tiêu dùng và lúc này nhu cầu gửi tiền vào Ngân hàng sẽ ngày một tăng lên. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng khi đó sẽ tương đối thuận lợi do nguồn cung vốn dồi dào.

Tập quán tiêu dùng cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển tài khoản tiền gửi của Ngân hàng. Nếu ở những vùng mà người dân quen sử dụng tiền nhàn rỗi dưới hình thức cất trữ thì việc Ngân hàng muốn mở rộng việc mở tài khoản trong khu vực dân cư và khuyến khích họ thanh toán qua ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn. Ở những nước phát triển, nhu cầu giao dịch thanh toán qua Ngân hàng rất phát triển. Hầu hết những người có thu nhập đều mở tài khoản thanh toán qua Ngân hàng. Tuy nhiên ở những nước kém phát triển thì việc giao dịch qua Ngân hàng là rất hạn chế, họ chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng. Điều này sẽ hạn chế khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại, không phát huy được tính hiệu quả của tài khoản giao dịch. Có thể nói đây không phải là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng.

d. Môi trường công nghệ

Công nghệ thông tin chưa phát triển như mong muốn, đặc biệt là đường truyền dữ liệu của các TCTD phụ thuộc vào chất lượng đường truyền của ngành bưu chính viễn thông. Ngân hàng không chủ động được khi có sự cố về đường truyền. Sự nghẽn mạch hoặc tốc độ truyền chậm thường xuyên xảy ra vì vậy đã tác động gây hạn chế hiệu quả của hoạt động dịch vụ Ngân hàng nhất là dịch vụ thanh toán dịch vụ chuyển tiền điện tử và các quan hệ giao dịch khác trên mạng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (VIB) (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w