Bối cảnh trong nước và quốc tế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (VIB) (Trang 83 - 86)

- Tổng dư nợ/Tổng nguồn vốn

4.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế

a. Bối cảnh kinh tế trong nước

Nền kinh tế Việt Nam với nhiều ghi nhận tích cực về các chỉ số kinh tế vĩ mô, nhưng cũng đồng thời, còn nhiều yếu tố mang tính nền tảng khác vẫn chưa được giải quyết triệt để, đặc biệt là đề án tái cơ cấu nền kinh tế vẫn còn đang dang dở.

Theo các chuyên gia kinh tế trong nước nhận định, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2013 từ 5,3-5,4% và dự đoán khoảng 5,7-5,8% cho năm tiếp theo, đồng thời Việt Nam 2013 được xem là chạm “đáy” sau một giai đoạn “đổ đèo” của 3 năm vừa qua.

Mặc dù, trong quý III/2013, những tín hiệu khả quan bắt đầu xuất hiện, nhưng sự hồi phục này vẫn được xem là rất chậm. Một loạt những khó khăn “kế thừa” từ năm ngoái vẫn tiếp tục là các trở ngại trong năm nay, đánh giá một cách tổng quan về kinh tế năm 2013, PGS.TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế tại Hà Nội cho biết:

“Đánh giá chung qua một loạt hệ thống chỉ tiêu, nhận định chung là kinh tế bắt đầu khôi phục, nhưng sự khôi phục vẫn rất chậm. Những thách thức lớn vẫn còn đặt ra phía trước, thí dụ vấn đề nợ xấu, tuy thành lập công ty VAMC nhưng nói chung mới chỉ là mặt chuyển đổi hay nói một cách khác là mới giải phóng được bút toán của một số tổ chức tín dụng. Nhìn vào bảng cân đối, tạm thời không còn xấu như trước, nhưng thực chất giải quyết nợ xấu cũng là bài toán nan giải vì thực ra đó chỉ là từ tổ chức tín dụng chuyển lên ngân hàng Nhà nước, chuyển từ túi này bỏ sang túi khác. Còn việc giải quyết

mua bán nợ xấu như thế nào thì thực sự chưa giải quyết và chưa có lối thoát. Hay thị trường bất động sản, hiện nay cũng chưa có lối thoát. Chỉ số giá tiêu dùng, theo nhận định có khả năng sẽ thấp hơn năm ngoái sẽ ở mức 6,2-6,3%. Về tốc độ tăng trưởng có thể là 5,4%, tất nhiên, về cơ bản đã thoát đáy chưa thì còn nhiều quan điểm khác nhau, thực trạng của nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức đặt ra phía trước. Thực trạng của nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức đặt ra phía trước”.

Nền kinh tế Việt Nam đang rơi vào tình trạng thừa tiền, thiếu vốn. Năm 2013 chứng kiến sự “ra đi” của gần 60.000 doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động, cao hơn cả con số của 2 năm 2011 và 2012. Cũng bởi tình hình nợ xấu chưa được cải thiện, nên dòng tín dụng vẫn bị nghẽn mạch và dòng vốn không được hấp thụ một cách hiệu quả. Tình trạng “thừa tiền, thiếu vốn” vẫn tiếp tục tái diễn, đặc biệt là tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì lý do đó, tổng vốn đầu tư phát triển xã hội thấp hơn mục tiêu đề ra ở mức 30% và mức tăng tín dụng cả năm cũng khó đạt được con số 12% như Chính phủ từng đề xuất hồi đầu năm.

Vấn đề nền kinh tế nghẽn mạch tín dụng, trong khi đầu tư của mọi thành phần kinh tế lại chủ yếu dựa vào tín dụng, vì thế, đây được xem là một trong những thách thức lớn nhất của kinh tế Việt Nam.

Những khó khăn trên cùng cộng hưởng tạo nên một nguy cơ mới gây bất ổn vĩ mô của năm 2013 là sự thâm hụt ngân sách do nguồn thu không đạt kế hoạch. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, sự thâm hụt ngân sách diễn ra trong bối cảnh kinh tế trì trệ, doanh nghiệp thua lỗ nhưng chi tiêu công lại không hề thuyên giảm vì thế đây sẽ trở thành bài toán ngân sách nan giải cho các năm tiếp sau.

Bên cạnh những khó khăn thách thức vừa chỉ ra, kinh tế năm 2013 sau khi được cho là “chạm đáy” đã bắt đầu có những chỉ dấu phục hồi. Cụ thể nhất là “con ngựa bất kham” lạm phát đã được kiểm soát. Số liệu cho

thấy, tốc độ CPI của năm 2013 đạt 7% thấp hơn cả chỉ tiêu Quốc hội đề ra là 8%, đây được đánh giá là sự phối hợp tích cực của 3 nhóm chính sách: tiền tệ, chi tiêu công và điều chỉnh giá những hàng hóa dịch vụ công. Bức tranh chung về kinh tế Việt Nam năm hiện nay được đánh giá là vẫn còn những mảng sáng tối đan xen lẫn lộn, mặc dù kinh tế được xem là “chạm đáy” nhưng rõ ràng những dấu hiệu tích cực cũng đã bắt đầu xuất hiện, hẳn đó sẽ là những tiền đề để năm 2014, kinh tế Việt Nam sẽ có sự phục hồi và tăng trưởng.

b. Bối cảnh kinh tế toàn cầu

Kinh tế thế giới năm 2013 vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Tăng trưởng kinh tế của các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, đặc biệt là một số nước thành viên đang chịu ảnh hưởng của nợ công vẫn còn rất mờ nhạt. Khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chưa hoàn toàn chấm dứt. Mặc dù có một vài dấu hiệu tích cực cho thấy các hoạt động kinh tế đang phục hồi trở lại sau suy thoái nhưng triển vọng kinh tế toàn cầu nhìn chung chưa vững chắc, nhất là đối với các nền kinh tế phát triển. Việc tạo công ăn việc làm được xem là một thách thức lớn của các nước phát triển. Những yếu tố không thuận lợi đó từ thị trường thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội nước ta. Ở trong nước, các khó khăn, bất cập chưa được giải quyết gây áp lực lớn cho sản xuất kinh doanh: Hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể

Kinh tế toàn cầu dự tính sẽ mạnh lên trong năm nay-2014, trong đó tăng trưởng tại các nước đang phát triển sẽ đạt mức cao hơn còn các nền kinh tế có thu nhập cao sẽ thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ 5 năm trước, theo Báo cáo Viễn cảnh Kinh tế Toàn cầu (Global Economic Prospects - GEP) mới công bố của Ngân Hàng Thế Giới.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (VIB) (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w