Phân tích tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 34)

Với chiến lƣợc “vay để cho vay”, NHNo & PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long đã không ngừng mở rộng hoạt động huy động vốn, coi huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để có thể đứng vững, tồn tại và phát triển trong điều kiện có tính cạnh tranh cao giữa các tổ chức tín dụng trên cùng địa bàn. Với việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, lãi suất đòn bẩy phù hợp, làm tốt việc quảng bá, tiếp thị kết hợp với việc nâng cao chất lƣợng phục vụ. Đặc biệt, còn áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào giao dịch, đổi mới và nâng cao chất lƣợng phục vụ, phong cách giao dịch của nhân viên.

4.1.2.1 Huy động vốn theo đối tượng

Trong cơ cấu huy động vốn theo đối tƣợng khách hàng chuyển hƣớng tích cực, tỷ trọng tiền gửi của nhóm khách hàng cá nhân tăng qua 3 năm và vƣơn lên dẫn đầu, thay thế vị trí trƣớc đây của nhóm khách hàng là các TCKT. Qua 3 năm tỷ trọng tiền gửi của cá nhân đạt trên 95% và tiền gửi của các TCTD chiếm tỷ trọng nhỏ nhất chƣa đến 1%. Điều này cho thấy cấu trúc huy động còn chƣa cân đối. Tiền gửi của khách hàng cá nhân gồm: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn nhất trên 44%. Qua bảng số liệu ta thấy tiền gửi của khách hàng cá nhân không ngừng tăng lên qua ba năm và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động của NH. Năm 2012 đạt 605.437 triệu đồng tăng trƣởng 16,08%. Nguyên nhân tăng là do NH tìm kiếm đƣợc nhiều khách hàng mới, đồng thời dựa vào sự đa dạng hóa các hình thức gửi tiền, kỳ hạn gửi. Và đặc biệt, NH cũng có các chƣơng trình khuyến mãi, tri ân khách hàng nên luôn giữ đƣợc chân khách hàng cũ và ngày càng thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Trong điều kiện nền kinh tế đang tăng trƣởng. Theo đó, tiền gửi của TCKT cũng tăng lên qua 3 năm và đạt mức 31.021 triệu đồng năm 2013. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong năm 2013 tiền nhàn rỗi cuối năm của các tổ chức tăng nên họ tranh thủ gửi vào NH để hƣởng chênh lệch phần lãi suất trƣớc khi tái đầu tƣ, chính vì vậy làm cho lƣợng tiền huy động tăng nhanh trong năm 2013. Tiền gửi của các TCTD giảm nhẹ trong năm 2012, cụ thể giảm 168 triệu đồng so với năm 2011. Tóm lại, cơ cấu huy động theo hình thức đối tƣợng khách hàng có bƣớc tiến nhanh. Agribank chi nhánh TP Vĩnh Long đã kiểm soát tốt huy động vốn từ khách hàng cá nhân và khách hàng TCKT. Điều này sẽ tốt hơn khi NH tập trung vào chất lƣợng dịch vụ đáp ứng nhu cầu cho TCKT nhƣ: dịch vụ thanh toán nội địa, thanh toán quốc tế, dịch vụ chi hộ lƣơng,...

25 Bảng 4.2 Tình hình huy động vốn theo đối tƣợng

ĐVT: triệu đồng 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) TG của TCTD 492 0,09 324 0,05 446 0,06 -168 -34,15 122 37,65 TG của cá nhân 521.588 95,88 605.437 95,62 672.888 95,53 83.849 16,08 67.451 11,14 TG của các TCKT 21.920 4,03 27.390 4,33 31.021 4,41 5.470 24,95 3.631 13,26 Tổng 544.000 100 633.151 100 704.355 100 89.151 16,39 71.205 11,25

26

4.1.2.2 Huy động vốn theo hình thức huy động

Huy động vốn từ tiền gửi khách hàng và phát hành GTCG của NH đều tăng lên qua ba năm. Năm 2013 tổng nguồn vốn huy động có sự tăng trƣởng mạnh mẽ, đạt 704.355 triệu đồng, tăng 71.205 triệu đồng, tƣơng đƣơng 11,25% so với năm 2012. Trong đó, huy động bằng tiền gửi chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao trên 95%/tổng vốn huy động và có mức tăng trƣởng lớn nhất góp phần chuyển dịch cơ cấu huy động vốn, tăng tính ổn định của vốn huy. Để đạt đƣợc những kết quả trên, ngay từ đầu năm 2013 toàn hệ thống đã tập trung nguồn lực để đẩy mạnh huy động vốn với các biện pháp cụ thể: Ban hành cơ chế động lực khuyến khích phù hợp với tính chất đặc thù của từng đối tƣợng khách hàng, đổi mới cơ chế điều hành vốn nội bộ phù hợp với điều kiện kinh doanh, thiết kế và triển khai các sản phẩm mới tƣơng đối đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các chƣơng trình tiết kiệm dự thƣởng đều có đổi mới về hình thức, cơ cấu giải thƣởng.

Trong điền kiện nền kinh tế phát triển nhu cầu về vốn, đầu tƣ mở rộng sản xuất đối với công nghệ, hiện đại hóa sản xuất... ngày càng nhiều. Để đáp ứng nhu cầu vốn các NH cũng cần có hình thức huy động tƣng ứng để có đủ vốn đáp ứng nhu cầu đó. Do vậy, NH huy động vốn bằng hình thức phát hành GTCG. Đây là hình thức huy động khối lƣợng vốn, lãi suất và thời hạn. Tuy nhiên việc phát hành GTCG nhƣ kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi,... thƣờng có chi phí cao hơn các nguồn vốn huy động khác. Vì vậy, khi thực hiện huy động vốn từ nguồn này NH rất thận trọng và cân nhắc. Thông thƣờng NH phát hành loại giấy tờ này trong những thời điểm nhất định khi NH cần vốn trƣớc những cơ hội kinh doanh đầy hấp dẫn. Tình hình huy động vốn bằng phát hành GTCG của NH tăng rõ rệt qua 3 năm. Năm 2012 đạt 27.669 triệu đồng, tăng 23,32% so với năm 2011. Đặc biệt năm 2013 song song với việc số lƣợng phát hành tăng đạt 31.347 triệu đồng tốc độ tăng 13,29% so với năm 2012 tuy nhiên tốc độ tăng không cao so với năm 2012. NH phát hành GTCG gồm: kỳ phiếu ngắn hạn và trái phiếu ngắn hạn. Trong đó kỳ phiếu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất. Nguyên nhân của sự tăng trƣởng này là do tình hình tài chính của khách hàng trên địa bàn khá dần lên và NH có quan hệ tốt với họ. Bên cạnh đó do NH áp dụng các biện pháp hiệu quả trong công tác huy động vốn. NH luôn hoàn thiện phong cách phục vụ nhằm giữ lại khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. Ngoài ra, uy tín của NH luôn đƣợc giữ vững và ngày càng nâng cao, cùng với tâm lý an tâm của khách hàng đối với NH ngày càng cao, lãi suất huy động hấp dẫn khách hàng càng nhiều chƣơng trình dự thƣởng có giá trị tạo sự thu hút quan tâm của khách hàng.

27 Bảng 4.3 Tình hình huy động vốn theo hình thức huy động

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Tuyệt đối Tƣơng đối (%)

Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Huy động từ tiền gửi 521.563 95,88 605.481 95,63 673.008 95,55 83.918 16,09 67.527 11,15 Huy động từ phát hành GTCG 22.437 4,12 27.669 4,37 31.347 4,45 5.232 23,32 3.678 13,29 Tổng 544.000 100 633.150 100 704.355 100 89.151 16,39 71.205 11,25

28

4.1.2.3 Huy động vốn theo kỳ hạn

Về cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn: Qua 3 năm tiền gửi có kỳ hạn ngắn dƣới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao nhất trên 69%. Huy động với kỳ hạn ngắn để đảm bảo khả năng thanh khoản của NH cùng với tâm lý kỳ vọng lãi suất tiếp tục tăng của khách hàng, với chính sách lãi suất cạnh tranh khách hàng có quyền chủ động để phù hợp với kế hoạch kinh doanh và có thể linh hoạt rút vốn khi có nhu cầu đột xuất. Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dƣới 24 tháng chiếm tỷ trọng dƣới 30%, trong khi đó tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ dƣới 0,1%. Điều này cho thấy công tác huy động vốn trung dài hạn của NH gặp rất nhiều khó khăn do chịu ảnh hƣởng của thị trƣờng tiền tệ - lãi suất biến động liên tục, lạm phát cao ngƣời gửi tiền có xu hƣớng chỉ gửi kỳ hạn ngắn. Năm 2013 tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng là 73,19%, tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng là 0,1%. Nguyên nhân là do lãi suất huy động trong năm 2013 có nhiều biến động, khách hàng chuyển qua gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng để linh hoạt trong việc lựa chọn mức lãi suất, khi mức lãi suất thay đổi khá nhiều trong năm. Tuy nhiên, dƣới áp lực cạnh tranh, NH đã tăng lãi suất huy động dài hạn với nhiều hình thức gửi kỳ hạn cũng nhƣ kèm các hình thức khuyến mãi, tặng thƣởng sau khi NHNN chính thức chính thức bỏ trần lãi suất kỳ hạn dài nhằm giữ chân khách hàng để tránh khách hàng chuyển sang kênh đầu tƣ khác cũng nhƣ thu hút khách hàng từ những NH khác có lãi suất thấp hơn. Việc đƣa lãi suất huy động cao nhằm giúp NH huy động đƣợc nguồn vốn tốt hơn, đồng thời giúp NH chủ động hơn về nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Về tiền gửi không kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn huy động năm 2013 chiếm 12,47% trên tổng vốn huy động. Nguyên nhân là do tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu phục vụ cho nhu cầu thanh toán trong hoạt động kinh doanh sản xuất của các doanh nghiệp chứ không phải vì mục đích hƣởng lãi, mặt khác do NH chƣa có nhiều hệ thống máy ATM trên địa bàn nên việc thực hiện các dịch vụ thanh toán bằng tài khoản tiền gửi không kỳ hạn còn hạn chế và chƣa phổ biến trong dân cƣ. Tuy nhiên, trong tất cả các loại nguồn vốn mà NH có khả năng huy động thì đây là nguồn có chi phí huy động thấp nhất vì NH luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh toán thƣờng xuyên của khách hàng. Đây là loại hình phục vụ cho đối tƣợng khách hàng là các đơn vị quốc doanh, kinh tế tập thể, các công ty hợp danh, liên doanh và các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn TP Vĩnh Long.

29 Bảng 4.4 Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn ĐVT:triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt

đối Tƣơng đối (%)

Tuyệt

đối Tƣơng đối (%) - TG không kỳ hạn 122.978 22,61 102.008 16,11 87.832 12,47 -20.970 -17,05 -14.176 -13,90 - TG có kỳ hạn 421.022 77,39 531.142 83,89 616.523 87,53 110.120 26,15 85.381 16,07 + TG CKH < 12 tháng 341.405 81,09 369.452 69,56 451.261 73,19 28.047 8,23 81.809 22,14 + TG CKH từ 12 tháng đến < 24 tháng 78.656 18,68 161.348 30,38 164.701 26,71 82.692 105,13 3.353 2,08 + TG CKH từ 24 tháng trở lên 961 0,23 342 0,06 561 0,1 -619 -64,41 219 64,04 Tổng 544.000 100 633.150 100 704.355 100 89.151 16,39 71.205 11,25

30

4.1.2.4 Huy động vốn theo loại tiền huy động

Nguồn vốn huy động phân theo loại tiền huy động tăng qua các năm, tăng nhanh chủ yếu ở nội tệ, lƣợng vốn huy động này ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, chiếm khoảng trên 90% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2013 tiền gửi nội tệ là 673.678 triệu đồng chiếm tỷ trọng 95,64% tổng nguồn vốn huy động tăng 98.775 triệu đồng, tƣơng đƣơng 17,18% so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do đồng Việt Nam luôn là đồng tiền giao dịch chính trong nƣớc và lãi suất tiền gửi VNĐ luôn cao hơn rất nhiều so với lãi suất các loại ngoại tệ, do đó đã luôn thu hút chủ yếu khách hàng gửi tiền VNĐ. Tuy nhiên, năm 2011 do bất ổn kinh tế vĩ mô ngƣời dân có xu hƣớng chuyển sang ngoại tệ tuy nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng không cao nhƣng cũng có sự tăng trƣởng, năm 2012 tiền gửi ngoại tệ là 58.247 triệu đồng tăng 20.387 triệu đồng, tƣơng đƣơng 53,85% so với năm 2011, năm 2013 do chính sách vĩ mô cùng với sự biến động về tỷ giá nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ có sự biến động theo chiều hƣớng giảm tỷ trọng của nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn huy động.

31 Bảng 4.5 Tình hình huy động vốn theo loại tiền huy động

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Tuyệt đối Tƣơng đối (%)

Tuyệt đối Tƣơng đối (%) TG bằng VNĐ 506.140 93,04 574.903 90,80 673.678 95,64 68.763 13,59 98.775 17,18 Ngoại tệ quy đổi 37.860 6,96 58.247 9,2 30.677 4,36 20.387 53,85 -27.570 -47,33

32

4.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn

4.1.3.1 Vốn huy động/Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả huy động vốn của NH một cách rõ rệt. Ta nhận thấy tỷ lệ Vốn huy động/Tổng nguồn vốn khá ổn định qua các năm, dao động từ mức 85,64% đến 89,15%, trong đó năm 2013 đạt tỷ lệ Vốn huy động/Tổng nguồn vốn cao nhất trong vòng 3 năm qua. Nguyên nhân là do vốn huy động tăng cao trong năm 2012 và 2013 về giá trị tuyệt đối.

4.1.3.2 Chi phí lãi trên vốn huy động

Chi phí lãi trên vốn huy động thể hiện mặt bằng lãi suất. Chỉ tiêu này giảm dần từ năm 2011, thể hiện đúng thực trạng lãi suất trong nền kinh tế. Trong đó, năm 2011, chi phí lãi trên vốn huy động là 10,21%, năm 2012 giảm xuống còn 8,95% và năm 2013 chỉ tiêu này là 6,76%.

4.1.3.3 Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động

Tổng dƣ nợ trên tổng vốn huy động có xu hƣớng tăng trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013. Cụ thể, tỷ lệ tổng dƣ nợ trên tổng vốn huy động tăng từ 69,21% trong năm 2011 lên 71,71% trong năm 2012 và 74,13% trong năm 2013. Trong bối cảnh tăng trƣởng tín dụng thƣờng xuyên âm thì việc tỷ lệ dƣ nợ trên tổng vốn huy động tăng liên tục trong những năm vừa qua là một tín hiệu khá lạc quan.

4.1.3.4 Tổng chi phí huy động trên tổng vốn huy động

Tổng chi phí huy động trên tổng vốn huy động giảm khá mạnh trong những năm vừa qua. Trong khi năm 2011, chỉ tiêu này là 10,26% và giảm nhẹ xuống còn 8,96% vào năm 2012 thì đến năm 2013, chỉ tiêu này giảm mạnh xuống mức 6,69%. Nguyên nhân là do vốn huy động tăng cao trong khi tổng chi phí huy động lại giảm xuống. Điều này thể hiện sự cải thiện về mặt chi phí trong hoạt động huy động vốn.

33 Bảng 4.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn

Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng nguồn vốn Triệu đồng 635.248 736.799 790.100

Vốn huy động Triệu đồng 544.000 633.150 704.355

Tổng chi phí huy động Triệu đồng 55.799 56.732 47.146

Chi phí lãi Triệu đồng 55.544 56.656 47.639

Tổng dƣ nợ Triệu đồng 376.518 454.048 522.147

Vốn huy động/Tổng nguồn vốn % 85,64 85,93 89,15

Chi phí lãi/Tổng vốn huy động % 10,21 8,95 6,76

Dƣ nợ/Tổng vốn huy động % 69,21 71,71 74,13

34

4.2 Đánh giá công tác huy động vốn của NH

Qua phân tích thực trạng hoạt động huy động tại NHNo & PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long trong giai đoạn 2011– 2013, có thể rút ra những nhận xét nhƣ sau:

4.2.1 Những kết quả đạt đƣợc

- Ngân hàng tập trung vào việc đem lại một dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng, thành lập một bộ phận chuyên quản lý dịch vụ khách hàng, thu thập phản hồi và giải quyết khiếu nại từ khách hàng ngay lập tức.

- Ngân hàng có hệ thống kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, áp dụng hệ thống lõi ngân hàng, hệ thống thông tin giao tiếp tiên tiến: sử dụng email, internet, để

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)