Phòng Kế hoạch kinh doanh

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 28)

Có 10 ngƣời. Gồm 01 trƣởng phòng, 01 phó phòng và các nhân viên, là phòng quan trọng chuyên sâu về nghiệp vụ tín dụng và cũng là phòng quyết định kết quả kinh doanh của NH. Trực tiếp chỉ đạo, quản lý toàn bộ hoạt động của nghiệp vụ tín dụng, sản phẩm dịch vụ của hội sở và 02 phòng giao dịch. Thƣờng xuyên kiểm tra công tác tín dụng, kịp thời phát hiện sai sót trong việc sử dụng vốn của khách hàng. Mỗi cán bộ tín dụng đƣợc phân công phụ trách khu vực trong thành phố, có thể một hoặc hai phƣờng xã, mỗi nhân viên phải đảm trách quản lý đƣợc cơ cấu tiền vay mà NH đã quy định với từng loại khách hàng thông qua Ban Giám Đốc. Trong từng địa bàn quản lý, mỗi nhân viên sẽ thực hiện nghiệp vụ giải quyết cho vay đối với các thành phần kinh tế, thực hiện thẩm định các dự án kinh doanh và nghiên cứu các đơn xin vay để thông qua đó làm có sở cho NH thực hiện nghiệp vụ của mình nhằm tích lũy vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, thực hiện nghiệp vụ giải ngân, thu nợ, thu lãi trong phạm vi định mức tồn quỹ cho phép đối với mỗi cán bộ tín dụng. Mỗi nhân viên tín dụng phụ trách địa bàn phối hợp cho vay với việc giới thiệu, quảng bá các sản phẩm dịch vụ khác cho khách hàng trên địa bàn của mình.Chi nhánh có 02 phòng giao dịch trực thuộc: Phòng Giao Dịch Số 1 và Phòng Giao Dịch Mỹ Thuận.

19

3.1.4 Các sản phẩm, dịch vụ của NH cung cấp

- Tài khoản - Tiền gửi - Tín dụng

- Thanh toán trong nƣớc - Thanh toán quốc tế - Kinh doanh ngoại tệ - Dịch vụ thẻ

- Dịch vụ kiều hối

- Các sản phẩm, dịch vụ khác: Ngoài các sản phẩm truyền thống, Agribank thành phố Vĩnh Long còn cung cấp cho quý khách hàng các sản phẩm dịch vụ khác nhƣ: thanh toán tiền lƣơng qua tài khoản Ngân hàng nông nghiệp; thu hộ tiền điện, nƣớc, điện thoại; mua bán ngoại tệ; bảo lãnh (bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng...); bao thanh toán; chiết khấu bộ chứng từ; chiết khấu GTCG...

3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2011 - 2013 của NH

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh

ĐVT:triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Thu nhập 82.298 100 95.329 100 76.739 100 Tín dụng 76.107 92,48 81.760 85,77 70.164 91,43 Ngoài tín dụng 6.191 7,52 13.569 14,23 6.575 8,57 Chi phí 76.385 100 71.918 100 69.473 100 Trả lãi 55.544 72,72 56.656 78,78 47.639 68,57 Chi phí khác 20.841 27,28 15.262 21,22 21.834 31,43 Lợi nhuận 5.913 23.412 7.266

Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013

3.2.1 Thu nhập

Thu nhập của NH bao gồm thu từ hoạt động tín dụng, thu từ phí dịch vụ, thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, thu từ hoạt động kinh doanh khác và thu khác. Trong đó thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng rất cao trên 85% trong tổng cơ cấu nguồn thu, thu nhập ngoài tín dụng chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng dƣới 14%, điều này cho thấy

20

nếu tình hình thị trƣờng tín dụng không tốt sẽ gây ra ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của NH. Năm 2012, tổng thu nhập 95.329 triệu đồng, tăng so với năm 2011 là 13.031 triệu đồng, tƣơng đƣơng 15,83%, trong giai đoạn này nền kinh tế đã thật sự đi vào ổn định, năm 2012 là năm có nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động của NH, chính sách tiền tệ đƣợc nới lỏng, lãi suất cho vay tƣơng đối ổn định, nhu cầu vốn đầu tƣ sản xuất của cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng rất nhanh làm cho hoạt động tín dụng của NH phát triển mạnh, lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động tín dụng tăng cao. Các hoạt động dịch vụ của NH phát triển mạnh, lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ ngày càng nhiều. Bên cạnh đó các hoạt động đầu tƣ, kinh doanh của NH có nhiều thuận lợi, thu nhập khá nhiều. Trong năm 2013, tổng thu nhập 76.739 triệu đồng giảm so với năm 2012 18.590 triệu đồng, tƣơng đƣơng 19,50%. Nguyên nhân của sự biến động này là do tình hình biến động của giá cả thị trƣờng, giá cả hàng hóa tăng liên tục, dịch bệnh thƣờng hay xảy ra nhƣ dịch tai xanh ở heo, dịch cúm gia cầm, bệnh rầy nâu, vàng lùn ở cây lúa, làm ảnh hƣởng trực tiếp đến mùa màn của ngƣời dân từ đó dẫn đến thu nhập của ngƣời dân giảm, ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ cho NH đây cũng là những nguyên nhân làm cho thu nhập của NH giảm.

Trong bối cảnh kinh tế chịu ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế trong nƣớc khó khăn thì thu nhập của NH đạt đƣợc rất đáng ghi nhận.

3.2.2 Chi phí

Chi phí là khoản tiền NH phải bỏ ra để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình nhƣ: chi phí trả lãi, dịch vụ, chi cho hoạt động kinh doanh ngoại hối, chi nộp thuế, chi cho bộ máy, chi dự phòng,… Trong đó chi phí trả lãi là chủ yếu chiếm tỷ trọng trên 68% tổng chi phí của NH. Thu nhập biến động dẫn đến chi phí của NH qua 3 năm cũng có sự biến động. Tổng chi phí năm 2011 là 76.385 triệu đồng đạt mức cao nhất qua 3 năm. Trong đó, chi phí trả lãi là 55.544 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến chi phí năm 2011 cao là do nhu cầu tín dụng trong năm nhiều nên NH phải huy động nguồn vốn nhiều hơn để cho vay, từ đó trả lãi nhiều hơn. Bên cạnh đó NH bắt đầu mở rộng nghiệp vụ huy động vốn bằng ngoại tệ, nên phải tốn kém chi phí tuyên truyền, quảng bá,… làm cho chi phí khác cũng tăng lên.

3.2.3 Lợi nhuận

Lợi nhuận là phần thu nhập sau khi đã trừ hết các khoản chi phí, nó đƣợc xem nhƣ một đòn bẩy kích thích quá trình hoạt động kinh doanh và tái sản xuất của mọi thành phần kinh tế cũng nhƣ các tổ chức kinh tế nhằm đem lại hiệu quả cao cho mình. Sự thay đổi của lợi nhuận chủ yếu dựa vào yếu tố doanh thu và chi phí. Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH ta thấy trong giai đoạn 2011- 2013, lợi nhuận của NH có nhiều chuyển biến phức tạp. Thấy rõ trong năm 2011, do huy động lãi cao bậc thang từ năm 2009, và đến 2011, theo chỉ đạo Chính Phủ, NHNo & PTNT Việt Nam, cho vay ra với lãi suất hỗ trợ, nên lợi nhuận 2011 chỉ là 5.913 triệu đồng. Năm 2012,

21

thu nhập tăng chi phí giảm nên làm cho lợi nhuận trong năm này cũng tăng mạnh đạt 23.412 triệu đồng tăng 17.499 triệu đồng so với năm 2011. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh của NH khá hiệu quả và thuận lợi bất chấp nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn cộng thêm sự cạnh tranh gay gắt giữ các NH và nhiều thay đổi trong quản lý của NHNN. Thị trƣờng đã ổn định trở lại, lãi suất giảm xuống thấp, đồng thời có nhiều chƣơng trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ, nên nhiều doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh trở lại. Đây là thành tích đáng khen ngợi Agribank chi nhánh TP Vĩnh Long vì trong năm 2012 đa số lợi nhuận của các NH đều giảm mạnh. Đến năm 2013 thì lợi nhuận của NH giảm xuống so với năm 2012. Năm 2013 mặc dù NH đối mặt với nhiều khó khăn nhƣng do rút đƣơc kinh nghiệm từ năm 2011, nên kết quả kinh doanh của NH tuy giảm nhƣng vẫn còn khả quan. Nhìn chung hoạt động của NH trong thời gian qua đếu đạt kết quả khá tốt, dịch vụ đƣợc mở rộng đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn ngày càng tăng của khách hàng. Đạt đƣợc kết quả này là nhờ sự quản lý năng động sáng tạo của ban lãnh đạo cùng với sự nhiệt tình làm việc của toàn bộ cán bộ nhân viên Agribank chi nhánh TP Vĩnh Long.

=> Tóm lại, lợi nhuận của NH không ổn định qua 3 năm tuy tốc độ tăng trƣởng năm 2013 không cao nhƣng NH vẫn đạt đƣợc mức lợi nhuận đáng kể. Lợi nhuận của NH tăng chủ yếu từ hoạt động tín dụng ( thu lãi từ cho vay….. ), thu nợ từ tài khoản ngoại bảng,…. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn và sự cạnh tranh gay gắt của các NH trên cùng địa bàn nhƣng NHNO & PTNT chi nhánh Thành phố Vĩnh Long vẫn hoạt động kinh doanh có hiệu quả, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế của Thành phố và tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống kinh tế cho ngƣời dân. Để đạt đƣợc lợi nhuận nhƣ vậy cho thấy NH luôn đƣợc sự chỉ đạo đúng đắn từ cấp trên và sự nổ lực của các nhân viên trong NH, bên cạnh đó NH cũng đƣợc hỗ trợ từ chính quyền địa phƣơng.

22

CHƢƠNG 4

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VĨNH LONG 4.1 Phân tích thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Thành phố Vĩnh Long

4.1.1 Phân tích tình hình nguồn vốn

Trong hoạt động kinh doanh của NHTM thì nguồn vốn luôn đóng vai trò quan trọng, mang tính quyết định đến khả năng hoạt động cũng nhƣ hiệu quả kinh doanh của bất kỳ một NH nào. Do đó việc duy trì và tăng trƣởng nguồn vốn của NH có ý nghĩa rất quan trọng. Tại NHNO & PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long nguồn vốn hoạt động chủ yếu từ hai nguồn: vốn huy động và vốn khác. Trong đó, nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao trong tổng nguồn vốn của NH trên 85%. Với những bất ổn kinh tế đặc biệt diễn ra trong năm 2013 hoạt động huy động vốn của NH cũng nằm trong tình trạng chung của ngành NH phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, bằng việc áp dụng đồng bộ chính sách hợp lý trên cơ sở vẫn đảm bảo đúng quy định của NHNN, xây dựng, triển khai các cơ chế động lực trong huy động vốn đến cuối năm 2013, tổng huy động vốn của NH đạt 704.355 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 89,15% cao nhất qua 3 năm cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của NH ngày càng ổn định và phát triển hơn, vai trò của NH ngày càng đƣợc biết đến nhiều hơn, NH ngày càng chủ động hơn trong việc huy động vốn, nhƣng việc huy động vốn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn nhàn rỗi của các thành phần kinh tế trong xã hội.

Bên cạnh nguồn vốn huy động tại chỗ còn có vốn khác bao gồm: vốn tài trợ và ủy thác đầu tƣ là nguồn vốn để đảm bảo khả năng chi trả của NH luôn đƣợc đảm bảo trong những trƣờng hợp cần thiết. Nhìn vào bảng số liệu nguồn vốn khác cũng không ổn định mà thay đổi theo năm chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn khoảng trên 10%. Trong đó, nguồn vốn ủy thác đầu tƣ chiếm tỷ trọng cao trên 66% trên tổng vốn khác. Qua đó cho thấy nguồn vốn còn phụ thuộc vào tình hình huy động vốn tại chỗ của NH.

Nhìn chung tình hình nguồn vốn của NH đều tăng qua 3 năm 2011 - 2013. Chủ yếu là do sự tăng nhanh của nguồn vốn huy động. Điều đó nói lên công tác tạo lập và duy trì nguồn vốn của NH ngày càng phát triển, làm tăng khả năng cạnh tranh với các NH khác.

23 Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Vốn huy động 544.000 85,64 633.151 85,93 704.355 89,15 89.151 16,39 71.204 11,25 Vốn khác 91.248 14,36 103.648 14,07 85.745 10,85 12.400 13,59 -17.903 -17,27 + Vốn tài trợ 16.958 18,58 34.224 33,02 26.769 31,22 17.266 1,02 -7.455 -0,22 + Ủy thác đầu tƣ 74.290 81,42 69.424 66,98 58.976 68,78 -4.866 -0,07 -10.448 -0,15 Tổng 635.248 100 736.799 100 790.100 100 101.551 15,99 53.301 7,23

24

4.1.2 Phân tích tình hình huy động vốn

Với chiến lƣợc “vay để cho vay”, NHNo & PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long đã không ngừng mở rộng hoạt động huy động vốn, coi huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để có thể đứng vững, tồn tại và phát triển trong điều kiện có tính cạnh tranh cao giữa các tổ chức tín dụng trên cùng địa bàn. Với việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, lãi suất đòn bẩy phù hợp, làm tốt việc quảng bá, tiếp thị kết hợp với việc nâng cao chất lƣợng phục vụ. Đặc biệt, còn áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào giao dịch, đổi mới và nâng cao chất lƣợng phục vụ, phong cách giao dịch của nhân viên.

4.1.2.1 Huy động vốn theo đối tượng

Trong cơ cấu huy động vốn theo đối tƣợng khách hàng chuyển hƣớng tích cực, tỷ trọng tiền gửi của nhóm khách hàng cá nhân tăng qua 3 năm và vƣơn lên dẫn đầu, thay thế vị trí trƣớc đây của nhóm khách hàng là các TCKT. Qua 3 năm tỷ trọng tiền gửi của cá nhân đạt trên 95% và tiền gửi của các TCTD chiếm tỷ trọng nhỏ nhất chƣa đến 1%. Điều này cho thấy cấu trúc huy động còn chƣa cân đối. Tiền gửi của khách hàng cá nhân gồm: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn nhất trên 44%. Qua bảng số liệu ta thấy tiền gửi của khách hàng cá nhân không ngừng tăng lên qua ba năm và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động của NH. Năm 2012 đạt 605.437 triệu đồng tăng trƣởng 16,08%. Nguyên nhân tăng là do NH tìm kiếm đƣợc nhiều khách hàng mới, đồng thời dựa vào sự đa dạng hóa các hình thức gửi tiền, kỳ hạn gửi. Và đặc biệt, NH cũng có các chƣơng trình khuyến mãi, tri ân khách hàng nên luôn giữ đƣợc chân khách hàng cũ và ngày càng thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Trong điều kiện nền kinh tế đang tăng trƣởng. Theo đó, tiền gửi của TCKT cũng tăng lên qua 3 năm và đạt mức 31.021 triệu đồng năm 2013. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong năm 2013 tiền nhàn rỗi cuối năm của các tổ chức tăng nên họ tranh thủ gửi vào NH để hƣởng chênh lệch phần lãi suất trƣớc khi tái đầu tƣ, chính vì vậy làm cho lƣợng tiền huy động tăng nhanh trong năm 2013. Tiền gửi của các TCTD giảm nhẹ trong năm 2012, cụ thể giảm 168 triệu đồng so với năm 2011. Tóm lại, cơ cấu huy động theo hình thức đối tƣợng khách hàng có bƣớc tiến nhanh. Agribank chi nhánh TP Vĩnh Long đã kiểm soát tốt huy động vốn từ khách hàng cá nhân và khách hàng TCKT. Điều này sẽ tốt hơn khi NH tập trung vào chất lƣợng dịch vụ đáp ứng nhu cầu cho TCKT nhƣ: dịch vụ thanh toán nội địa, thanh toán quốc tế, dịch vụ chi hộ lƣơng,...

25 Bảng 4.2 Tình hình huy động vốn theo đối tƣợng

ĐVT: triệu đồng 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) TG của TCTD 492 0,09 324 0,05 446 0,06 -168 -34,15 122 37,65 TG của cá nhân 521.588 95,88 605.437 95,62 672.888 95,53 83.849 16,08 67.451 11,14 TG của các TCKT 21.920 4,03 27.390 4,33 31.021 4,41 5.470 24,95 3.631 13,26 Tổng 544.000 100 633.151 100 704.355 100 89.151 16,39 71.205 11,25

26

4.1.2.2 Huy động vốn theo hình thức huy động

Huy động vốn từ tiền gửi khách hàng và phát hành GTCG của NH đều tăng lên qua ba năm. Năm 2013 tổng nguồn vốn huy động có sự tăng trƣởng mạnh mẽ, đạt 704.355 triệu đồng, tăng 71.205 triệu đồng, tƣơng đƣơng 11,25% so với năm

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)