Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xe chuyên dùng phục vụ vệ sinh môi trường của công ty trách nhiệm hữu hạn ô tô chuyên dùng hiệp hòa (Trang 34 - 38)

1.4.2.1 Môi trường vĩ mô * Kinh tế

Đó là sự tác động của các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế, sức mua, sự ổn định giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hối đoái, thuế, chính sách tài khoá và tiền tệ, nạn thất nghiệp, thu nhập quốc dân. Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua đó cũng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Những diễn biến của môi trường kinh tế bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và nguy cơ khác nhau đối với từng doanh nghiệp trong các ngành khác nhau và có ảnh hưởng tiềm tàng đến chiến lược chung của ngành và doanh nghiệp.

* Chính trị và pháp luật

Chính trị và pháp luật là tiền đề quan trọng cho các hoạt động của doanh nghiệp. Nội dung của chính sách và pháp luật bao gồm các quy định pháp luật, các biện pháp hạn chế hay khuyến khích đầu tư kinh doanh đối với hàng hoá, dịch vụ, ngành nghề, địa bàn. Thể chế, chính sách bao gồm pháp luật, chính sách về đầu tư, tài chính, tiền tệ, đất đai, công nghệ, thị trường, nghĩa là các biện pháp điều tiết các đầu vào và đầu ra cũng như toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, đây là nhóm yếu tố rất quan trọng và bao quát rất nhiều vấn đề liên quan tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm nói riêng.

* Văn hoá - xã hội

Văn hoá - xã hội bao gồm những chuẩn mực, giá trị và những chuẩn mực và giá trị này được chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể. Văn hoá có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cũng như kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm. Doanh nghiệp muốn thâm nhập vào thị trường nào đó thì phải am hiểu văn hoá, tập tục cũng như tìm hiểu kỹ về tình hình xã hội để thiết kế sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Văn hoá - xã hội cũng ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hoá, xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra.

* Tự nhiên

Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sông biển, các tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tài nguyên rừng, biển, sự trong sạch của môi trường nước và không khí. Tự nhiên có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về cơ bản tự nhiên thường tác động bất lợi đối với các hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có liên quan đến tự nhiên như : sản xuất nông phẩm, thực phẩm theo mùa, kinh doanh khách sạn, du lịch.

* Công nghệ

Đây là một nhân tố có vai trò quan trọng trong việc tạo ra những sản phẩm có chất lượng. Sự tiến bộ kỹ thuật có thể tác động sâu sắc lên những sản phẩm, dịch vụ, thị trường, nhà cung cấp, nhà phân phối, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, quá trình sản xuất và vị thế cạnh tranh của những doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cùng loại trên thị trường.

1.4.2.2 Môi trường ngành

Môi trường ngành là môi trường kinh doanh của ngành, một lĩnh vực cụ thể. Các nhân tố cạnh tranh diễn ra trong môi trường tác nghiệp của Công ty, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và sức cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp trong ngành. Theo mô hình sức mạnh của M.Porter, ông cho rằng môi trường ngành có 5 áp lực cạnh tranh.

* Khách hàng

Khách hàng là yếu tố giải quyết đầu ra, người trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Các hoạt động của doanh nghiệp suy cho cùng là để phục vụ khách hàng

Sản phẩm muốn có khả năng cạnh tranh cao trong kinh doanh thì phải tìm cách lôi kéo khách hàng, không những khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng mà còn cả khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Có thể nói khách hàng là ân nhân của doanh nghiệp nhưng đôi khi khách hàng có thể trở thành đối thủ cạnht tranh tiềm ẩn của doanh nghiệp trong tương lai khi họ nắm được công nghệ, phương thức sản xuất kinh donh của doanh nghiệp.

* Đối thủ cạnh tranh

Doanh nghiệp luôn phải đối phó với hàng loạt các đối thủ cạnh tranh. Vấn đề quan trọng ở đây là không được coi thường bất kỳ đối thủ nào nhưng cũng không nên coi đối thủ là kẻ địch. Cách cư xử không ngoan nhất không phải là hướng mũi nhọn vào đối thủ của mình mà ngược lại phải vừa xác định, điều khiển và hoà giải, lại vừa phải hướng suy nghĩ và sự quan tâm của mình vào khách hàng có nghĩa là mình đã thành công một phần trong cạnh tranh. Mặt khác cũng nên quan tâm tới việcdự đoán trong tương lai và định hướng tới khách hàng. Có thể nói rằng khi doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác mới bắt đầu bước chân vào thị trường thì họ là những đồng nghiệp, những đối tác để gây dựng thị trường, để hình thành nên một khu vực cung cấp hàng hóa/dịch vụ cho khách hàng. Nhưng khi có người đầu tiên bước vào khu vực thị trường này, thì họ sẽ trở thành đối thủ của nhau, họ tìm mọi cách để lôi kéo khách hàng về phía mình.

Trong những thời điểm và những giai đoạn khác nhau thường có những đối thủ cạnh tranh mới gia nhập thị trường và những đối thủ yếu hơn rút ra khỏi thị trường. Để chống lại các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, các doanh nghiệp thường thực hiện các chiến lược như phân biệt sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, bổ sung những đặc điểm mới của sản phẩm, không ngừng cải tiến, hoàn thiện sản phẩm của mình có những đặc điểm khác biệt nổi trội hơn trên thị trường, doanh

nghiệp nên đề phòng và lường trước các đối tác làm ăn, các bạn hàng bởi họ có thể trở thành đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.

Nếu ở trong một môi trường kinh doanh nhất định, doanh nghiệp vượt trội lên đối thủ về chất lượng sản phẩm, về giá cả và chất lượng phục vụ thì doanh nghiệp đó có khả năng cạnh tranh và sẽ có điều kiện tiến xa hơn so với các đối thủ.

* Nhà cung cấp

Nhà cung cấp là cá nhân hoặc tổ chức cung cấp các nguồn lực cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp. Một trong những nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp đó là không phụ thuộc hoàn toàn vào một nhà cung cấp. Để đảm bảo an toàn trong kinh doanh, doanh nghiệp nên có nhiều nhà cung ứng, phân loại nhà cung cấp chính-phụ. Khi đó sẽ có sự lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp. Từ sự tối ưu đó doanh nghiệp có thể giảm được chi phí liên quan giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm trên thị trường

Trong nền sản xuất hiện đại cùng với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì sự liên kết, hợp tác cũng phát triển mạnh mẽ. Thực tế chỉ ra rằng, khi trình độ sản xuất càng hiện đại thì sự phụ thuộc lẫn nhau càng lớn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xe chuyên dùng phục vụ vệ sinh môi trường của công ty trách nhiệm hữu hạn ô tô chuyên dùng hiệp hòa (Trang 34 - 38)