6. Kết cấu của luận văn
3.3.1 Về hoàn thiện kế toán thu BHXH:
a. Thứ nhất, trong vận dụng tài khoản kế toán thu BHXH. Để phản ánh đúng bản chất của tài khoản loại 3 và loại 5 theo Chế độ kế toán BHXH và có cái nhìn rõ ràng về tài khoản thu BHXH tự nguyện, BHTN trên Bảng cân đối tài khoản đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạch toán, quản lý quỹ BHXH theo quỹ thành phần như quy định, BHXH tỉnh Hà Nam nên đề xuất với BHXH Việt Nam chuyển các tài khoản loại 3( TK 3312 - Phải trả số tạm thu BHXH tự nguyện, TK 3313 – Tạm thu BHTN) sang tài khoản loại 5( TK572-Thu BHXH tự nguyện , TK573-Thu BHTN).
Nội dung ghi chép và hạch toán trên Tài khoản 572, 573 như sau:
* TK 572 – Thu BHXH tự nguyện, để phản ánh và tổng hợp số thu BHXH tự
nguyện đã thực hiện trên địa bàn huyện và thành phố.
Bên Nợ: Số thực thu BHXH tự nguyện thực hiện trên địa bàn phải nộp lên
cấp trên (đối với BHXH tỉnh, huyện) hoặc được kết chuyển sang ghi tăng quỹ BHXH tự nguyện (đối với BHXH Việt Nam).
Bên Có: Số thực thu BHXH tự nguyện đã thực hiện trên địa bàn.
Biểu 3.1: Sơ đồ kế toán thu BHXH tự nguyện tại BHXH tỉnh:
Tài khoản 573 - Thu BHTN: Phương pháp hạch toán và nội dung ghi chép
thực hiện tương tự như tài khoản đang tạm sử dụng là Tài khoản 3313-Phải trả số tạm thu BHTN.
b. Thứ 2, Để đảm bảo có thể ghi nhận chính xác và chi tiết trong quá trình thu BHXH, BHYT, BHTN tại thời điểm các nghiệp vụ này phát sinh nhằm đưa ra các thông tin kế toán chính xác và thời cho Giám đốc và các đơn vị liên quan khi cần thiết, hạn chế các bút toán sửa sai về ghi thu; để giải quyết vấn đề này thì việc đầu tiên cần làm là đảm bảo cho các chứng từ thu có thể phản ánh đầyđủ cácthông tin chi tiết về nội dụng nộp các khoản BHXH, BHYT, BHTN, lãi nợ đọng. Để làm được điều này, BHXH tỉnh cần làm công văn đề xuất với BHXH Việt Nam để thông qua và đề nghị tổ chức một buổi tập huấn diện rộng cho cácđơn vị sử dụng lao động để cung cấp các thông tin về mức đóng BHXH, BHYT, BHTN và hướng dẫn chi tiết các khoản nộp BHXH, BHYT, BHTN, lãi BHXH, BHYT, BHTN để lập chứng từ nộp tiền đúng theo mẫu. Làm như vậy sẽ giúp cho việc ghi chép kế toán các chứng từ thu được thực hiện chính xác, đúng quy trình. Ngoài ra, còn công khai cho
người lao động, người sử dụng lao động thông suốt về quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia BHXH.
Khi có chứng từ thu BHXH, BHYT, BHTN đã hoàn thiện của cácđơn vị sử dụng lao động khác chuyển về, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 5711: Thu BHXH bắt buộc Có TK 5712: Thu BHYT bắt buộc
Có TK 3114: Thu BHTN
Kế toán theo dõi riêng rẽ từng khoản nợ đọng theo chi tiết đến TK chi tiết khoản nợ:
+ TK 51131 – Lãi chậmđóng BHXH + TK 51132 – Lãi chậmđóng BHYT +TK51134 – Lãi chậmđóng BHTN
Khi BHXH tỉnh nhận được tiền lãi phạt chậm đóng BHXH của các đơn vị sử dụng lao động nộp, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112
Biểu 3.2 Mẫu chứng từ thu đúng tiêu chuẩn
GIẤY NỘP TIỀN VÀO TÀI KHOẢN Mẫu số C4-09/KB Lập ngày 20 tháng 12 năm 2012 Số : ……
Người nộp tiền : Nguyễn Thị Vân
Địa chỉ: Bệnh viện thành phố Phủ Lý – Tỉnh Hà Nam Nộp vào tài khoản số 943100000001 tại KBNN Hà Nam Của BHXH tỉnh Hà Nam. Mã ĐVQHNS : ………… Nộp tiền 17 % BHXH Nộp 3 % BHYT Nộp 1 % BHTN Lãi nợ đọng BHXH Lãi nợ đọng BHYT Lãi nợ đọng BHTN 34.000.000 6.000.000 2.000.000 170.000 90.000 23.000 Cộng 42.283.000
Tổng số tiền ghi bằng chữ: Bốn hai triệu hai trăm tám ba nghìn đồng chẵn
Ngày 20 tháng 12 năm 2012
Người nộp Thủ quỹ Kế toán Kế toán trưởng 3.3.2 Về hoàn thiện kế toán chi BHXH:
- Trong vận dụng tài khoản kế toán chi BHXH. Để có thể nhận biết rõ ràng về số chi BHXH tự nguyện và BHTN trên Bảng cân đối tài khoản, đồng thời để thể
Không ghi vào khu vực này PHẦN DO KBNN GHI Mã quỹ : ……….. Mã KBNN : ……….
hiện đúng bản chất quy định tại Chế độ kế toán BHXH. BHXH tỉnh cần đề xuất với BHXH Việt Nam chuyển Tài khoản tạm sử dụng 3112, 3113 sang tài khoản chi loại 6, cụ thể là: Tài khoản 672- Chi BHXH tự nguyện, Tài khoản 675- Chi BHTN.
Nội dung ghi chép và hạch toán trên Tài khoản 672, 675:
* Tài khoản 672 - Chi BHXH tự nguyện, để phản ánh số thực chi lương hưu
và trợ cấp BHXH cho các đối tượng do quỹ BHXH tự nguyện đảm bảo trên địa bàn quận, huyện, thị xã, tỉnh, thành phố và trong cả nước.
Bên Nợ: + Phản ánh số chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH cho các đối
tượng do quỹ BHXH tự nguyện đảm bảo thực tế phát sinh tại tỉnh, thành phố; và số tổng hợp chi lương hưu và trợ cấp BHXH tự nguyện theo số được duyệt y quyết toán của các đơn vị cấp dưới.
+ Số chi lương hưu và trợ cấp BHXH cho các đối tượng do quỹ BHXH tự nguyện đảm bảo chưa được duyệt y quyết toán.
Bên Có: Thực hiện kết chuyển số chi lương hưu và trợ cấp BHXH tự nguyện
trên địa bàn tỉnh thanh toán với số kinh phí chi BHXH tự nguyện đã nhận của BHXH Việt Nam khi quyết toán được duyệt; và số chi sai bị xuất toán phải thu hồi.
* TK 675 – Chi BHTN: Phương pháp hạch toán và nội dung ghi chép tương tự như kết cấu các tài khoản đang sử dụng tạm thời là Tài khoản 3114 – Phải trả số tạm chi BHTN.
3.3.3 Về hệ thống phần mềm kế toán:
Tăng cường kiểm tra, rà soát phầm mềm kế toán, phầm mềm chi trả lương hưu, trợ cấp, thai sản, kịp thời phát hiện các lỗi phần mềm và các rủi ro khác có thể xảy ra. Từ đó BHXH tỉnh làm công văn đề xuất gửi lên BHXH Việt Nam để sửa lỗi phần mềm.
3.3.4 Về sổ kế toán và báo cáo kế toán:
- Để theo dõi kịp thời tình hình thu, nộp BHXH, BHTN và lãi phạt do chậm đóng của các đơn vị, cá nhân tham gia BHXH, BHYT, BHTN do BHXH quận,
huyện quản lý; tình hình thu, nộp BHXH, BHTN, lãi chậm đóng của toàn tỉnh, BHXH Hà Nam cần đề nghị BHXH Việt Nam hướng dẫn, mở thêm mẫu báo cáo kế toán theo dõi nội dung này, cụ thể là “Báo cáo tổng hợp số phải thu BHXH, BHYT, BHTN và lãi phạt do chậm đóng”.
Biểu 3.5: Báo cáo tổng hợp số phải thu BHXH, BHYT, BHTN và lãi phạt do chậm đóng.
- Xây dựng sổ kế toán chi tiết: Để theo dõi chi tiết các khoản chi trợ cấp BHTN phát sinh tại đơn vị nhằm quản lý, kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí và là cơ sở để lập Báo cáo kế toán chi BHXH của tỉnh, đề nghị BHXH Việt Nam hướng dẫn mở Sổ kế toán chi tiết chi BHTN.
3.3.5 Về quá trình giao dịch với ngân hàng và kho bạc:
Về việc mở tài khoản ngân hàng tại các ngân hàng sẽ thuận lợi hơn cho việc giao dịch ở cơ quan, do việc cơ quan chỉ mở tài khoản tại các Ngân hàng, Kho bạc mà BHXH Việt Nam ký hợp đồng, nên cơ quan chỉ có thể gửi văn bản đề xuất gửi lên BHXH Việt Nam.
3.4 Điều kiện thực hiện các giải pháp.
* Về phía BHXH Việt Nam:
- Hoàn chỉnh kịp thời các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHXH, Nghị định của Chính phủ, nhất là những chế độ chính sách mới như BH thất nghiệp.
- Đề nghị BHXH Việt Nam, nghiên cứu chỉnh sửa phần mềm kế toán phù hợp hơn cho cả hệ thống khi có sự thay đổi các chính sách kế toán, bổ sung các tài khoản mới, và tiếp tục triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách và hiện đại hoá ngành BHXH. Đồng thời đề nghị BHXH Việt Nam kịp thời nâng cấp các cơ sở kỹ thuật thông tin hạ tầng (cụ thể là chức năng hoạt động của hệ thống máy tính) để phục vụ cho công tác hạch toán kế toán tốt hơn.
- Tổ chức nghiên cứu, học tập kinh nghiệm các nước phát triển xây dựng một số mô hình kế toán có tính chất hướng dẫn để lựa chọn một mô hình kế toán hợp lý, áp dụng cho các cơ quan trong hệ thống cơ quan của mình.
- Tổ chức nhiều hơn nữa các buổi tập huấn, và các lớp đào tạo nghiệp vụ nâng cao trình độ cho các cán bộ trong ngành.
- Bổ sung nguồn nhân lực cũng như tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc để bộ máy của các cơ quan trực thuộc nói chung và bộ phận kế toán trong cơ quan nói riêng hoạt động được hiệu quả hơn.
* Về phía cơ quan BHXH tỉnh Hà Nam:
BHXH các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh Hà Nam cần tổ chức tốt công tác kế toán, từ việc lập hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán đến việc vận dụng hệ thống tài khoản, hệ thống báo cáo, đây là cơ sở cho việc thu thập thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời.
Chủ động tích cực phối hợp với các bộ phận khác trong cơ quan để cập nhập và theo dõi các quá trình thu – chi kịp thời đưa ra các thông tin kế toán - tài chính cần thiết khi giám đốc và cơ quan cấp trên yêu cầu để theo dõi quản lý hoạt động của cơ quan.
Tiếp tục thực hiện, đẩy mạnh cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” tại BHXH các quận, huyện trong việc xét hưởng, chi trả các chế độ BHXH theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, đảm bảo lợi ích cho đối tượng tham gia BHXH.
Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về BHXH cho người lao động và mọi đối tượng tham gia BHXH. Thông qua tuyên truyền để giới thiệu các chế độ BHXH mà người tham gia được hưởng để họ thấy rằng tham gia BHXH vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của người lao động.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng kế toán hoạt động thu – chi BHXH tại BHXH tỉnh Hà Nam, chương 3 luận văn đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về kế toán, chế độ kế toán BHXH và gắn liền với đặc điểm hoạt động đơn vị đồng thời cũng đưa ra định hướng phát triển BHXH và hoàn thiện kế toán hoạt động thu – chi tại BHXH tỉnh Hà Nam.
Hoàn thiện kế toán hoạt động thu – chi BHXH trong các doanh nghiệp, đơn vị HCSN, đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, BHXH tỉnh nói riêng luôn là yêu cầu cấp thiết trong quản lý điều hành của các đơn vị và cơ quan Nhà nước, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Trong khuôn khổ nghiên cứu luận văn đã giải quyết được một số vấn đề sau: - Luận văn đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản trong kế toán hoạt động thu – chi BHXH tại các đơn vị BHXH.
- Luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng kế toán hoạt động thu – chi BHXH tại BHXH tỉnh Hà Nam.
- Trên cơ sở lý luận và thực trạng kế toán thu – chi tại BHXH tỉnh Hà Nam, luận văn đã đưa ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán hoạt động thu – chi tại BHXH tỉnh Hà Nam.
Qua quá trình học tậpvà nghiên cứu tại cơ quan BHXH tỉnh Hà Nam cùng sự hướng dẫn của PGS.TS PHẠM ĐỨC HIẾU và các cô, chú trong cơ quan để em có điều kiện nghiên cứu đề tài này. Trong luận văn này em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến với mục đích hoàn thiện thêm về kế toán hoạt động thu – chi tại cơ quan. Mặc dù có nhiều cố gắng xong do hạn chế về thời gian và nhận thức nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những nhận xét và ý kiến đóng góp để đề tài có giá trị thực tiễn cao hơn.
Trân trọng cảm ơn!
3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2012), Quyết định 488/QĐ-BHXH ngày 23/5/2012 ban hành quy định về quản lý chi trả các chế độ BHXH.
4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 về quy định quản lý thu BHXH, BHYT, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.
5. Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 về việc ban hành Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.
6. Bộ Tài chính, Quyết định số 51/2007/QĐ-BTC ngày 22/6/2007 về việc ban hành Chế độ kế toán BHXH Việt Nam.
7. GS.TS Ngô Thế Chi, T.S Trương Thị Thủy, Giáo trình môn Kế toán tài chính, Hà Nội.
8. Trần Đình Hải(2012), Hoàn thiện công tác kế toán tài chính tại BHXH thành phố Đà Nẵng, Đà Nẵng.
9. PGS.TS Đặng Thị Loan ( 2006), Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân.
10. Luật BHXH, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam(2006) 11. Tạp chí BHXH.
Biểu 2.1: Sổ chi tiết TK 571 Biểu 2.2: Sổ chi tiết TK 3312 Biểu 2.3: Sổ chi tiết TK 353 Biểu 2.4: Sổ chi tiết TK 5113 Biểu 2.5: Sổ chi tiết TK 671 Biểu 2.6: Sổ chi tiết TK 664 Biểu 2.7: Sổ chi tiết TK 3114
Biểu 2.8: Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại - Ủy nhiệm thu Biểu 2.9: Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại - Phiếu chi tiền mặt Biểu 2.10: Ủy nhiệm chi