6. Kết cấu của luận văn
1.4.3 Tổ chức và quản lý hoạtđộng chi BHXH
Đối với cơ quan BHXH, công tác tổ chức và quản lý chi BHXH cũng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Thu và chi BHXH tạo nên những khác biệt, những đặc thù riêng của ngành BHXH, một ngành dịch vụ công ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng trong xã hội. Chi BHXH là chi trợ cấp BHXH theo chế độ chính sách đã được Nhà nước quy định.
1.4.3.1 Vai trò công tác chi BHXH
Chi BHXH là công tác trọng tâm, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện và đảm bảo tốt chính sách an sinh xã hội của quốc gia nói chung và chính sách BHXH nói riêng, góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, thể hiện các mặt sau:
- Đối với đối tượng hưởng BHXH:
Thực hiện tốt công tác quản lý chi BHXH là trực tiếp bảo đảm quyền lợi của người thụ hưởng các chế độ BHXH. Đây là vai trò nét nhất của công tác chi BHXH. Theo quy định hiện hành, chủ sử dụng lao động và người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc phải đóng BHXH thì người lao động mới được hưởng trợ
cấp các chế độ BHXH. Tiền đóng BHXH được phân phối vào các quỹ thành phần tương ứng với các chế độ BHXH thuộc quỹ đó. Trong đó, quỹ ốm đau và thai sản là 3%, quỹ TNLĐ và BNN là 1%, quỹ hưu trí và tử tuất là 16-22%. Sau khi đóng BHXH, người lao động đủ các điều kiện theo quy định sẽ được hưởng tiền trợ cấp của các quỹ đó. Nhưng để người lao động nhận được tiền trợ cấp từ quỹ BHXH, các cơ quan chức năng và người lao động phải thực hiện hàng loạt các hoạt động thuộc nghiệp vụ quản lý chi. Tương ứng với các chế độ BHXH có các hoạt động chi khác nhau. Ví dụ như chi trả lương hưu: phải tính toán chính xác mức lương hưu cho từng người, nhận tiền từ ngân hàng về cơ quan BHXH các cấp, đem tiền đến địa điểm quy định để cấp phát cho từng người… Đối với các đối tượng có tài khoản cá nhân phải có các động tác chuyển tiền vào tài khoản của từng người và người hưởng hưu trí phải đến những nơi quy định để rút tiền từ tài khoản cá nhân của mình. Không có các hoạt động này thì người tham gia BHXH không nhận được các khoản trợ cấp BHXH và do đó quyền lợi của họ không được đảm bảo. Các hoạt động này chính là những nội dung của công tác chi BHXH. Vì vậy, quản lý chi có vai trò rất rõ trong việc bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHXH. Hơn thế nữa các hoạt động chi trả phải đảm bảo chi đúng đối tượng được hưởng, chi đủ số tiền họ được hưởng và đảm bảo thời gian quy định. Đây chính là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công tác quản lý chi.
- Đối với hệ thống BHXH:
Thực hiện tốt công tác quản lý chi sẽ góp phần quan trọng trong việc:
+ Quản lý quỹ BHXH được an toàn, không bị thất thoát, đặc biệt là quỹ tiền mặt + Tiết kiệm chi phí quản lý hành chính, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, góp phần cân đối quỹ BHXH
- Đối với hệ thống an sinh xã hội:
Thực hiện tốt công tác quản lý chi BHXH là góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội cơ bản nhất của quốc gia hướng vào phát triển con người, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững đất nước.
Quản lý chi BHXH tốt góp phần đảm bảo an ninh chính trị, an toàn và phát triển xã hội, thể hiện trên các khía cạnh sau:
+ Thực hiện tốt công tác chi BHXH góp phần trực tiếp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết thân nhất của người lao động
+ Góp phần quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ công( dịch vụ xã hội cơ bản) cho con người, cho người lao động trong một xã hội phát triển.
+ Góp phần vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
1.4.3.2 Quy trình chi BHXH:
Quy trình chi trả BHXH, BHYT được thực hiện theo quyết định 488/QĐ- BHXH ngày 23/05/2012
Lập dự toán chi BHXH, chi quản lý bộ máy:
Hàng năm, BHXH tỉnh lập dự toán chi BHXH do ngân sách nhà nước và do quỹ BHXH đảm bảo của năm sau, dự toán chi quản lý bộ máy gửi BHXH Việt Nam chậm nhất là ngày 25 tháng 10. Sau khi được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam xem xét, phê duyệt, BHXH tỉnh thực hiện phân bổ dự toán cho các đơn vị trực thuộc đảm bảo với nhu cầu chi trả của từng đơn vị, tổ chức chi trả theo đúng quy định. Trong tháng, nếu có phát sinh chi chế độ BHXH cao hơn số kinh phí được cấp, BHXH các tỉnh phải báo cáo, thuyết minh cụ thể số đối tượng, số tiền chi trả của từng loại chế độ để BHXH Việt Nam xem xét, cấp bổ sung kinh phí đảm bảo chi trả kịp thời cho người hưởng.
Đối với chi quản lý bộ máy, căn cứ dự toán chi quản lý bộ máy BHXH Việt Nam giao hàng năm, BHXH các tỉnh thực hiện chi theo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ của Nhà nước và hướng dẫn của BHXH Việt Nam, quyết toán vào số chi các Mục, Tiểu mục tương ứng của Mục lục ngân sách NSNN. Đồng thời, chủ động sắp xếp các khoản chi trong dự toán được giao để đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ. Kết thúc năm tài chính, tại các đơn vị dự toán cấp II, III sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao, số kinh phí tiết kiệm được là khoản chênh lệch giữa dự toán kinh phí chi quản lý bộ máy được giao (bao gồm cả số dư năm trước chuyển sang) với số thực chi quyết toán trong năm và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ trong
năm nhưng chưa thực hiện chuyển sang năm sau thực hiện tiếp. Tại BHXH Việt Nam sẽ xác định kinh phí tiết kiệm của toàn Ngành để cân đối, sử dụng theo quy định và lập báo cáo quyết toán năm.
Tại BHXH cấp huyện, trong nguồn dự toán BHXH tỉnh phân bổ, phải có trách nhiệm quản lý chi các chế độ BHXH cho đối tượng hưởng an toàn, đầy đủ, kịp thời và hoạt động chi quản lý bộ máy đảm bảo cho việc thực hiện chi trả các chế độ BHXH.
1.4.3.3 Quản lý chi BHXH:
Việc quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội là một khâu rất quan trọng trong quy trình quản ly quỹ BHXH, là công việc mang ý nghĩa kinh tế, chính trị và xã hội to lớn, cụ thể là :
- Thực hiện chính sách BHXH của Đảng và nhà nước đối với người lao động - Đảm bảo được công sống hàng ngày cho cá nhân và gia đình họ khi gặp rủi ro, tạm thời hoặc vĩnh viễn mất đi khả năng lao động, góp phần tích cực vào việc đảm bảo an toàn trật tự xã hội.
- Tạo được lòng tin cho người lao dộng tham gia BHXH, từ đó tạo điều kiện để họ an tâm sản xuất và lôi cuốn mở rộng thêm các đối tượng tham gia BHXH.
Muốn quản lý tốt việc chi trả các chế độ BHXH cần phải thực hiện một số nguyên tắc :
- Việc chi trả trợ cấp BHXH chỉ thực hiện với các đối tượng tham gia và đã đóng BHXH theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện chi BHXH trên cơ sỏ nộp BHXH và căn cứ vào các chế độ chính sách, chế độ tài chính hiện hành.
- Chi trả các chế độ BHXH cho các đối tượng hưởng BHXH, chỉ thực hiện trên địa bàn tỉnh thành phố, quận huyện theo quy định của BHXH Việt Nam.
- BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gọi chung là BHXH tỉnh chi BHXH cho các đối tượng hưởng chế độ ốm đau, thai sản thuộc các đơn vị sử dụng lao động do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý thu chi và trợ cấp 1 lần và lần đầu cho đối tượng đang làm việc và đủ điều kiện hưởng hưu trên 30 năm. Hưu 1 lần, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
- BHXH quận huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh gọi chung là BHXH huyện, chi trả gồm :
+ ốm đau , thai sản thuộc các đơn vị do BHXH huy ện trực tiếp quản lý. + Chi trả lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, tai nạn lao động, trợ cấp tử cho các đối tượng hưởng BHXH trên địa bàn quản lý.
- BHXH các cấp có trách nhiệm quản lý đối tượng hưởng BHXH theo các chế độ quy định, theo dõi đối tượng tăng giảm , đảm bảo chi trả đúng kì, đủ số lượng, thuận tiện.
- Cơ quan BHXH có quyền từ chối chi trả BHXH cho các đối tượng đang hưởng, kho kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vè hồ sơ man trá, làm giả hồ sơ, tài liệu.