Thực trạng kế toán hoạtđộng thu –chi BHXH tại BHXH tỉnh:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Kế toán hoạt động thu – chi BHXH tại cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh hà nam (Trang 62)

6. Kết cấu của luận văn

2.3 Thực trạng kế toán hoạtđộng thu –chi BHXH tại BHXH tỉnh:

a) Đặc điểm nội dung và quy trình thu:

Thu BHXH là nhiệm vụ trọng tâm của ngành BHXH. Về mặt lý luận đã được xác định, đó là sự đóng góp của NSDLĐ, NLĐ và sự hỗ trợ của Nhà nước. Đây là cơ sở để hình thành quỹ BHXH, là cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH cho NLĐ. Việc quản lý đối tượng tham gia BHXH và quỹ tiền lương trích nộp BHXH được thông qua danh sách đăng ký đóng BHXH của các ĐVSDLĐ, được cơ quan BHXH quản lý, lưu trữ bằng cơ sở dữ liệu trên máy tính và ghi nhận vào sổ BHXH khi người lao động tham gia BHXH.

Thu BHXH gắn liền với thu BHYT đối với các đơn vị sử dụng lao động tham gia theo diện bắt buộc. Điều này có nhiều thuận lợi cho ĐVSDLĐ giảm được các phí tổn giao dịch, cơ quan BHXH cũng có điều kiện kiểm soát đối tượng tốt hơn. Tuy nhiên, công tác theo dõi thu cũng gặp khó khăn, do đối tượng thu và mức thu BHXH và BHYT chưa hoàn toàn đồng nhất. Nguyên nhân do Luật BHXH đã được thi hành từ tháng 1 năm 2007, tuy nhiên Luật BHYT mới chỉ có hiệu lực từ tháng 7/2009.

Quy trình thực hiện thu BHXH tại BHXH tỉnh, huyện trực thuộc thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1111/QĐ-BHXH, nhìn chung có thể khái quát như sau:

Sơ đồ 10: Quy trình thu BHXH

Công tác thu BHXH ở tỉnh Hà Nam trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể, cả về số đơn vị và lao động tham gia, cả về số tiền BHXH thu được gia tăng mạnh qua các năm.

Hàng tháng, sau khi trả tiền lương cho người lao động, các đơn vị SDLĐ trên địa bàn huyện có trách nhiệm chuyển tiền đóng BHXH, BHYT bắt buộc, BHTN cho người lao động vào tài khoản “tiền gửi thu BHXH” theo số tài khoản BHXH huyện mở tại ngân hàng, kho bạc cùng cấp chậm nhất vào ngày cuối tháng. Nếu đơn vị SDLĐ nộp chậm từ 30 ngày trở lên so với kỳ hạn phải nộp thì ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật xử phạt hành chính về BHXH, đơn vị phải nộp tiền lãi theo mức lãi suất vay quá hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định thời điểm truy nộp.

BHXH huyện chuyển tiền thu BHXH về tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh vào ngày 10 và ngày 25 hàng tháng. BHXH tỉnh chuyển tiền thu BHXH, BHYT về tài khoản chuyên thu của BHXH Việt Nam vào các ngày 10, 20 và ngày

Đơn vị SDLĐ

BHXH huyện Đại lý thu

BHXH thànhphố

Đối tượng tham gia (BHXH tự nguyện) Đối tượng

cuối tháng. Trường hợp số dư tài khoản tiền gửi thu BHXH cuối ngày đạt mức từ 1.000 triệu đồng trở nên thì chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kho bạc Nhà nước tự động chuyển về tài khoản tiền gửi thanh toán của BHXH Việt Nam. Kết thúc thời gian làm việc trong ngày cuối cùng của năm phải chuyển hết toàn bộ số tiền thu BHXH của thành phố về BHXH Việt Nam.

b) Nội dung và quy trình chi BHXH

Bảo hiểm xã hội Tỉnh Hà Nam thực hiện các nhiệm vụ chi trả như sau:

- Chi trợ cấp BHXH gồm chi lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng; chi các chế độ trợ cấp ngắn hạn ốm đau, thai sản, dưỡng sức.

- Chi quản lý bộ máy: gồm các khoản chi lương cho CBCCCV, chi cho vật tư máy móc thiết bị, các khoản chi để duy trì hoạt động của cơ quan BHXH.

- Chi khám chữa bệnh BHYT: Thanh quyết toán các khoản chi tại các cơ sở KCB đối với bệnh nhân được cấp thẻ BHYT.

Quy trình thực hiện chi BHXH tại BHXH tỉnh Hà Nam thực hiện theo quy định tại Quyết định số 488/QĐ-BHXH ngày 23/05/2012 về ban hành quy định quản lý chi trả các chế độ BHXH, mỗi chế độ BHXH có một quy trình chi trả riêng nhưng nhìn chung có thể khái quát như sau:

Sơ đồ 11: Quy trình chi BHXH

Đối tượng hưởng BHXH Việt Nam

BHXH tỉnh

Đại diện chi trả Đơn vị SDLĐ BHXH huyện Ngân hàng (thẻ ATM)

Hàng năm, BHXH Việt Nam cấp kinh phí cho BHXH tỉnh Hà Nam để thực hiện chi trả các chế độ BHXH trên toàn địa, theo đó BHXH tỉnh Hà Nam mở tài khoản “chi BHXH” tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn để tiếp nhận kinh phí do BHXH Việt Nam chuyển về, nguồn kinh phí này dùng để chi trả các đối tượng hưởng chế độ do Văn phòng BHXH tỉnh trực tiếp quản lý và cấp cho BHXH các huyện để chi trả cho các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn.

Tại BHXH quận, huyện sau khi nhận được kinh phí chi trả sẽ tiến hành chi trả các chế độ BHXH cho các đối tượng hưởng trên địa bàn. Tùy thuộc điều kiện, khả năng cụ thể của từng huyện mà BHXH tỉnh cho phép áp dụng các phương thức chi trả phù hợp, cụ thể:

Phương thức chi trả trực tiếp: Là hình thức BHXH huyện chi trả trực tiếp cho đối tượng bằng tiền mặt, không qua khâu trung gian nào. Trường hợp này dùng để chi trả cho những đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp TNLĐ-BNN, tuất một lần.

Phương thức chi trả gián tiếp: Là hình thức BHXH các huyện, thành phố thực hiện chi trả các chế độ BHXH thông qua ủy quyền cho Đại diện chi trả ở xã, phường, thị trấn; đơn vị SDLĐ hoặc thông qua ngân hàng cung ứng dịch vụ chi trả qua tài khoản thẻ ATM. Đối với hình thức chi trả qua Đại diện chi trả áp dụng cho các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; hình thức chi trả qua ngân hàng cung ứng dịch vụ hay qua thẻ ATM áp dụng cho tất cả những đối tượng có nhu cầu nhận tiền qua thẻ ATM. Đối với hình thức chi trả thông qua đơn vị SDLĐ áp dụng đối với những đối tượng hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản. Theo hình thức này, căn cứ chứng từ thanh toán hưởng do đơn vị SDLĐ đề nghị, BHXH huyện, thành phố sẽ chuyển tiền về tài khoản của các đơn vị SDLĐ, sau đó các đơn SDLĐ trực tiếp thanh toán cho các đối tượng hưởng. Ngoài các hình thức trên, bắt đầu từ năm 2013, BHXH Việt Nam đã triển khai thực hiện hình thức chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua hệ thống Bưu điện trên phạm vi toàn quốc.

2.3.2 Kế toán hoạt động thu BHXH:a, Tài khoản sử dụng chủ yếu: a, Tài khoản sử dụng chủ yếu:

TK 571 – thu BHYT, BHXH

Chi tiết TK 5711 – Thu BHXH bắt buộc TK 5712 – Thu BHYT bắt buộc

TK 574 – Thu BHYT tự nguyện

TK 3312- Phải trả số tạm thu BHXH tự nguyện TK 3313 - Tạm thu BH thất nghiệp

TK 3315 - Phải trả số tạm thu trước cho năm sau TK 512 – Thu sinh lời từ hoạt động đầu tư tài chính TK 511 – Các khoản thu chi tiết

+ TK 5111 – Thu phí, lệ phí

+ TK 5113 – Thu lãi do chậm đóng

b, Phương pháp hạch toán cơ bản:

Hiện tại BHXH không thu trực tiếp các khoản thu mà thu gián tiếp thông qua ngân hàng, kho bạc để tránh tình trạng chiếm dụng và tiêu cực của chuyên viên bộ phận.

Hàng ngày, kế toán giao dịch ra ngân hàng, kho bạc nơi cơ quan BHXH đăng kí mở tài khoản ở đó lấy chứng từ giao dịch trong ngày về hạch toán.

* Thu BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện :

BHXH bắt buộc là các khoản đóng của các đơn vị HCSN, các doanh nghiệp kinh doanh cho người lao động đóng vào quỹ BHXH thuộc phạm vi cơ quan BHXH quản lí.

Mức đóng năm 2012: 24% trên tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH Trong đó: + 17% thu từ người sử dụng lao động

+ 7% thu từ người lao động

BHXH tự nguyện là khoản đóng của các đối tượng không thuộc các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tự nguyện đóng vào quỹ BHXH để hưởng các chế độ của BHXH.

Mức đóng BHXH tự nguyện được xác định theo công thức: Mức thu nhập tháng người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn = Lmin + m * 50.000 đồng/tháng

Trong đó: - Lmin: Là mức lương tối thiểu chung

- m: Là mức người tham gia BHXH tự nguyện được lựa chọn để đăng ký đóng BHXH, là số nguyên lớn hơn hoặc bằng 0 ( ví dụ: 0, 1, 2, 3, 4).

Mức thu nhập tháng của người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn: thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung, cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung ( 21.000.000 đồng).

Người tham gia đóng hằng tháng, quý hoặc 06 tháng một lần trên cơ sở đăng ký với cơ quan BHXH. Thời điểm đóng là : trong vòng 15 ngày đầu tháng đối với phương thức đóng hằng tháng, trong vòng 45 ngày đầu quý đối với phương thức đóng hằng quý, trong vòng 03 tháng đối với phương thức đóng 06 tháng một lần.

Khi lấy chứng từ thu về, kế toán ghi: Nợ TK 1121( chi tiết tài khoản thu)

Có TK 571 – Thu BHXH , BHYT bắt buộc Có TK 3312 - Số tạm thu BHXH tự nguyện

Cuối tháng, khi nhận được báo cáo thu BHXH, BHYT bắt buộc của BHXH huyện gửi lên (có xác nhận của Kho bạc, ngân hàng), kế toán phản ánh số thu BHXH, BHYT phải nộp cấp trên, ghi:

Nợ TK 353 – Thanh toán về thu BHXH giữa tỉnh với huyện Có TK571 – Thu BHXH, BHYT bắt buộc

BHXH tỉnh tổng hợp số thu BHXH bắt buộc thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh ( có xác nhận của Kho bạc, ngân hàng) báo cáo về BHXH Việt Nam, kế toán phản ánh số thu BHXH, BHYT phải nộp cấp trên ghi:

Nợ TK 571 – Thu BHXH, BHYT bắt buộc

Kế toán vào Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại - Ủy nhiệm thu (phụ lục – Biểu 2.13,2.14), sổ chi tiết tài khoản 571(Biểu 2.1), 3312 (Biểu 2.2), 353 (Biểu 2.3), 351, từ bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại vào Nhật ký - Sổ cái.

* Thu BHTN :

BHTN là khoản đóng của các đơn vị HCSN, các doanh nghiệp người trở lên đóng cho người lai động vào quỹ BHTN. Các đối tượng không phải đóng BHTN: Công chức nhà nước, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp, lao động trong đơn vị kinh doanh có số lao động thấp hơn 10 người.

Mức đóng năm 2012: 3% trên tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN. Trong đó: + 1% thu từ người sử dụng lao động.

+ 1% thu từ người lao động ( người sử dụng lao động tự trích trong lương hàng tháng của người lao động đến thời hạn mang nộp BHXH).

+ 1% nhà nước hỗ trợ từ nguồn ngân sách.

Do đơn vị không thể tách chứng từ nộp riêng từng loại bảo hiểm mà nộp chung tất cả các khoản Bảo hiểm vào một chứng từ nộp tiền nên:

Cuối quý, căn cứ vào báo cáo thu bộ phận thu chuyển sang kế toán tiến hành tách chứng từ:

Ghi đỏ: Nợ TK 1121 – ( Chi tiết tài khoản thu) Có TK 571 – ( Tổng số tiền nộp bảo hiểm) Ghi đen: Nợ TK 1121 – ( Chi tiết tài khoản thu) Có TK 3313 - Tạm thu BH thất nghiệp

Kế toán vào bảng tổng chứng từ gốc cùng loại - Ủy nhiệm thu (Biểu 2.8), sổ chi tiết tài khoản 3313, từ bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại vào Nhật ký - Sổ Cái.

* Thu BHYT tự nguyện :

BHYT bắt buộc là các khoản đóng của các đơn vị HCSN, các doanh nghiệp kinh doanh cho người lao động đóng vào quỹ BHYT thuộc phạm vi cơ quan BHXH quản lý, BHYT cho đối tượng Học sinh, sinh viên, BHYT cho đối tượng người Nghèo và đối tượng vùng 135, Người cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi.

Mức đóng năm 2012: 4,5% trên tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH. Trong đó:

+3% thu từ người sử dụng lao động

+ 1,5% thu từ người lao động ( người sử dụng lao động tự trích trong lương hàng tháng của người lao động đến thời hạn mang nộp BHXH)

- BHYT đối tượng cận nghèo:

Mức đóng năm 2012: 4,5% trên lương tối thiểu chung tại thời điểm nộp tiền/tháng ( thẻ có thời hạn 1 năm).

Trong đó:

Người cận nghèo mua BHYT trong hộ gia đình không đủ 100% thành viên tham gia:

+ NSNN hỗ trợ : 70%

+ Dự án Bắc miền trung hỗ trợ: 10% + Đối tượng cận nghèo phải đóng: 20%

Người cận nghèo mua BHYT trong hộ gia đình có đủ 100% thành viên tham gia: Nhà nước hỗ trợ 70%, dự án Bắc miền trung hỗ trợ 20%, người cận nghèo phải đóng 10% trên mệnh giá thẻ BHYT sau giảm trừ theo quy định tại Nghị định số 62/2009/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư 09/2009/TTLT-BYT-BTC, cho mỗi thành viên trong gia đình ( Khi cả gia đình tham gia BHYT thì mệnh giá thẻ của Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 90%, 80%, 70% mức đóng của người thứ nhất, từ người thứ năm trở đi đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất)

Ví dụ: từ tháng 8/2012 mệnh giá thẻ BHYT của một đối tượng cận nghèo là: 1.050.000 x 4,5% x 12 = 567.000 VND

Nếu hộ gia đình cận nghèo tham gia đủ 100% thì việc hỗ trợ được minh họa cụ thể ở bảng dưới đây: (ĐVT: đồng)

Người Mệnh giá Nhà nước hỗ trợ (70%) Dự án hỗ trợ( 20%) Cá nhân phải đóng ( 10%) Người thứ 1 567.000 396.900 113.400 56.700 Người thứ 2 567.000x90%= 510.300 357.210 102.060 51.030 Người thứ 3 567.000x80%= 453.600 317.520 90.720 45.360 Người thứ 4 567.000x70%= 396.900 277.830 79.380 39.690 Người thứ 5 trở đi 567.000x60%= 340.200 238.140 68.040 34.020

- BHYT cho đối tượng HS, SV:

Mức đóng năm 2012: 3% trên lương tối thiểu chung tại thời điểm nộp tiền/tháng ( thẻ có thời hạn 1 năm)

Đối với học sinh thường: + NSNN hỗ trợ: 30% + Đối tượng tự đóng: 70% Đối với học sinh cận nghèo:

Trường hợp không đủ 100% thành viên tham gia BHYT + NSNN hỗ trợ 30%

+ Dự án bắc miền Trung hỗ trợ 10% + Đối tượng tự đóng 20%

Trường hợp có đủ 100% thành viên tham gia BHYT + NSNN hỗ trợ 30%

+ Dự án bắc miền Trung hỗ trợ 20% + Đối tượng tự đóng 10%

- BHYT cho đối tượng người nghèo và đối tượng thuộc vùng 135:

Mức đóng năm 2012: 4,5% trên lương tối thiểu chung. Đối với BHYT dành cho đối tượng nghèo và đối tượng thuộc vùng 135 NSNN hỗ trợ 100% số tiền trên mệnh giá thẻ. Hằng tháng phòng LĐTB&XH căn cứ vào danh sách của các xã đưa lên sẽ lập danh sách chuyển sang cho cơ quan BHXH

- BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi:

Mức đóng năm 2012: 4,5% trên lương tối thiểu chung, Đối với BHYT dành cho đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi NSNN hỗ trợ 100% số tiền trên mệnh giá thẻ. Hằng tháng phòng LĐTB&XH căn cứ vào danh sách của các xã đưa lên sẽ lập danh sách chuyển sang cho cơ quan BHXH.

BHYT tự nguyện là khoản đóng của các đối tượng không thuộc các đối tượng tham gia BHYT bắt buộc đóng vào quỹ BHYT để hưởng các chế độ BHYT.

Mức đóng năm 2012: 4,5% trên tiền lương tối thiểu chung tại thời điểm nộp tiền. (Khi cả gia đình tham gia BHYT thì mệnh giá thẻ của Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 90%, 80%,70% mức đóng của người thứ nhất, từ người thứ năm trở đi đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất)

Khi lấy chứng từ thu về, kế toán ghi: Nợ TK 1121(chi tiết tài khoản thu)

Có TK 571- Thu BHYT, BHXH bắt buộc Có TK 574- Thu BHYT tự nguyện

Đối với BHYT cận nghèo, BHYT hộ nghèo, BHYT trẻ em dưới 6 tuổi, BHYT học sinh phần tiền NSNN và dự án Bắc miền trung hỗ trợ, sau khi BHXH huyện ký Thanh lý hợp đồng với phòng LĐ - TBXH sẽ chuyển sang phòng Tài chính, Phòng tài chính đối chiếu ký Biên bản xác nhận số đối tượng chuyển lên sở tài chính để chuyển phần tiền hỗ trợ còn lại trực tiếp lên tỉnh. Khi nhận được báo cáo thu BHYT tự nguyện của BHXH huyện gửi lên (có xác nhận của Kho bạc, Ngân hàng), kế toán BHXH tỉnh ghi:

Nợ TK 353 – Thanh toán về thu BHXH giữa tỉnh với huyện Có TK 3118 - Phải thu khác

Đồng thời ghi:

Nợ TK 3118 - Phải thu khác

Có TK 574 – Thu BHYT tự nguyện

BHXH tỉnh tổng hợp số thu BHYT tự nguyện đã thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh báo cáo về BHXH Việt Nam, khi gửi báo cáo( có xác nhận của Kho bạc, Ngân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Kế toán hoạt động thu – chi BHXH tại cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh hà nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w