6. Kết cấu của luận văn
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của BHXH tỉnh Hà Nam:
2.1.1 Các giai đoạn phát triển:
- Giai đoạn 1997-2002:
Sau khi Nghị định số 12/NĐ- CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ ra đời kèm theo Điều lệ BHXH, ngày 16/2/1995 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/NĐ-CP thành lập BHXH Việt Nam với cơ cấu ba cấp: cấp Trung ương (BHXH Việt Nam); cấp tỉnh, thành phố (BHXH tỉnh, TP) và quận, huyện, thị xã (BHXH quận, huyện).
Ngày 16 tháng 9 năm 1997 BHXH tỉnh Hà Nam được thành lập theo quyết định số 1060/QĐ-BHXH của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động ngày T4/1998, có chức năng tổ chức thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Giai đoạn từ năm 2003 đến nay:
Thực hiện tiến trình cải cách bộ máy của Chính phủ, ngày 24/01/2002 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 20/2002/QĐ- TTg về việc chuyển BHYT sang BHXH Việt Nam. Ngày 06/12/2002 Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức BHXH Việt Nam.
Thực hiện các văn bản này, kể từ ngày 01/01/2003 BHXH tỉnh Hà Nam tiếp nhận toàn bộ chức năng nhiệm vụ, bộ máy tổ chức của BHYT Hà Nam và BHYT các ngành Giao Thông Vận Tải, Dầu khí, ngành Than chuyển sang... Mọi hoạt động về BHXH đã hoàn toàn tập trung thống nhất vào một đầu mối là BHXH tỉnh Hà Nam với nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện toàn diện chính sách BHXH và BHYT bắt buộc, tự nguyện trên địa bàn tỉnh.
Những năm qua, cán bộ, công chức, viên chức Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam luôn nỗ lực hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao và đã có những đóng góp tích cực, xứng đáng trở thành chỗ dựa vững chắc, tin cậy của người lao động và các đối tượng.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH tỉnh Hà Nam
2.1.2.1. Chức năng của Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam
Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam là cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh Hà Nam, trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có chức năng giúp Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là bảo hiểm xã hội), bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện (sau đây gọi chung là bảo hiểm y tế); quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quy định của pháp luật.
Bảo hiểm xã hội tỉnh chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng giám đốc và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố của Uỷ ban nhân dân thành phố.
Bảo hiểm xã hội tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
2.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam
- Xây dựng, trình Tổng giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chúc khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định.
- Tổ chức cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Tổ chức thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của các tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm.
- Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không đúng quy định.
- Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí và tài sản theo quy định.
- Tổ chức ký hợp đồng, giám sát thực hiện hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật và giám sát việc cung cáp dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi người có thẻ bảo hiểm y tế và chống lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Bảo hiểm xã hội quận, huyện ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý do ủy ban nhân dân xã, phường giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở xã, phường.
- Tổ chức kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội thành phố và tổ chúc, cá nhân tham gia bảo hiểm, cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.
- Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; thực hiện cơ chế một cửa liên thông giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại cơ quan Bảo hiểm xã hộitỉnh, thành phố và Bảo hiểm xã hội huyện.
- Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động Bảo hiểm xã hội tỉnh.
- Tổ chúc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội thành phố và các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
- Đề xuất với Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiến nghị việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; kiến nghị với các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ bảo hiểm, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế khi tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu. Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Quản lý và sử dụng công chức, viên chức, tài chính, tài sản của Bảo hiểm xã hội thành phố.
- Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức BHXH tỉnh Hà Nam
Sơ đồ 7: Tổ chức bộ máy hoạt động BHXH tỉnh Hà Nam
Giám đốc
Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc
BHXH Huyện Phòng Cấp sổ thẻ Phòng Chế độ BHXH Phòng CNTT Phòng Giám định BHYT Phòng Kế hoạch – Tài chính Phòng Kiểm tra Phòng Thu Phòng Tiếp nhận – Quản lý HS Phòng Tổ chức hành chính BHXH thành phố Phủ Lý BHXH huyện Duy Tiên BHXH huyện Kim Bảng BHXH huyện Lý Nhân
BHXH huyện Thanh Liêm BHXH huyện Bình Lục Các phòng nghiệp vụ
Bộ máy hoạt động của BHXH tỉnh Hà Nam được tổ chức theo mô hình: Văn phòng BHXH gồm 9 phòng nghiệp vụ và 6 BHXH huyện, thành phố. BHXH tỉnh Hà Nam có tổng số cán bộ công chức, lao động hợp đồng là 149 người, trong đó cán bộ là đảng viên 91 người. Trình độ trên đại học 3 người chiếm tỷ lệ 2%; đại học 91 người chiếm tỷ lệ 61%; cao đẳng 11 người chiếm tỷ lệ 7,4%; trung cấp, sơ cấp 44 người chiếm tỷ lệ 29,6%. Thực hiện thu BHXH bắt buộc, trong đó 20% BHXH và 3% BHYT; thu BHXH tự nguyện và BHYT tự nguyện. Chi trả các chế độ BHXH và khám chữa bệnh các đối tượng trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
2.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
2.2.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại BHXH tỉnh Hà Nam:
Bộ máy kế toán tại BHXH tỉnh Hà Nam được tổ chức theo mô hình vừa tập trung vừa phân tán. Mô hình tập trung thể hiện ở chỗ, tất cả các công tác tài chính, kế toán phát sinh đều do Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính quản lý, quyết định; đồng thời mô hình phân tán thể hiện ở chỗ, từng mảng nghiệp vụ kế toán thu – chi được phân đều cho từng kế toán viên chuyên quản, xử lý và tổng hợp báo cáo Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính. Cụ thể như sau:
Phòng Kế hoạch - Tài chính BHXH tỉnh Hà Nam, gồm 08 người, trong đó: 01 Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính kiêm Kế toán trưởng, 02 Phó phòng kế toán phụ trách, 05 cán bộ kế toán phần hành ( 01 kế toán chi quản lý bộ máy; 01 kế toán các khoản chi BHXH, BHYT; 01 kế toán Giám định BHYT; 01 kế toán thu BHXH, BHYT; 01 thủ quỹ), mỗi kế toán phần hành chịu trách nhiệm theo dõi các phần hành kế toán tương ứng của BHXH các huyện, đồng thời đảm nhiệm chức năng kiểm tra, thẩm định tổng hợp dự toán chi NSNN của các đơn vị được phân công, tổng hợp các báo cáo của BHXH các huyện gửi về.
Sơ đồ 8: Tổ chức kế toán tại BHXH tỉnh Hà Nam được thể hiện như sau:
Trưởng phòng Kế hoạch tài chính (Kế toán trưởng): Là kế toán trưởng do
Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam bổ nhiệm theo luật kế toán, chịu trách nhiệm quản lý tất cả các mảng nghiệp vụ kế toán tài chính của phòng, kiểm soát việc nhập, xuất, tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi của Thủ quỹ.
Phó phòng: Thực hiện và chịu trách nhiệm về những công việc do Trưởng
phòng trực tiếp giao. Gồm: 01 Phó phòng phụ trách mảng kế toán thu BHXH, BHYT; kế toán chi quản lý bộ máy và 01 Phó phòng phụ trách mảng kế toán chi BHXH, kế toán giám định BHYT.
Kế toán thu BHXH, BHYT: Thực hiện thu tiền đóng BHXH, BHYT của các
đối tượng do thành phố trực tiếp quản lý; theo dõi số tiền thu của BHXH quận, huyện gửi về tài khoản chuyên thu của thành phố, chuyển kịp thời các khoản thu BHXH, BHYT về BHXH Việt Nam và các khoản phải nộp Ngân sách theo đúng quy định; định kỳ căn cứ các báo quyết toán thu của bộ phận kế toán quận, huyện chuyển lên, lập các báo cáo quyết toán thu chuyển phó phòng phụ trách và kế toán trưởng xem xét, ký duyệt, nộp về BHXH Việt Nam.
Kế toán chi tiết, kinh phí xây dựng cơ bản (XDCB): Lập dự toán chi toàn thành phố chuyển về BHXH Việt Nam, thực hiện thanh quyết toán tình hình chi quản lý bộ máy, chi XDCB, chi các chế độ BHXH cho các đối tượng trực tiếp quản lý; thực hiện cấp kinh phí chi cho các quận, huyện; định kỳ căn cứ các báo cáo quyết toán chi của quận, huyện gửi lên và số quyết toán các khoản chi phát sinh tại đơn vị, kế toán lập các
Trưởng phòng KHTC (kế toán trưởng)
Thủ quỹ
Kế toán chi tiết chi,
kinh phí XDCB BHXH, BHYTKế toán thu chi BHXHKế toán Kế toán Giám định BHYT Phó Phòng Kế toán Phó Phòng Kế toán
báo cáo quyết toán chi trình phó phòng phụ trách và kế toán trưởng xem xét, ký duyệt, chuyển về BHXH Việt Nam.
Kế toán giám định BHYT: Phản ánh tình hình chi KCB tự nguyện, KCB bắt
buộc và việc thanh quyết toán KCB với các cơ sở KCB; kiểm tra việc thực hiện thanh quyết toán chi KCB tại BHXH huyện.
Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý, bảo quản két bạc, tiền mặt của cơ quan
theo chế độ quy định; thực hiện kiểm kê quỹ tiền mặt, đối chiếu số dư tiền mặt với Kế toán trưởng vào cuối giờ tất cả các ngày làm việc; thực hiện các giao dịch rút, chuyển tiền với ngân hàng, kho bạc.
2.2.2 Chính sách kế toán áp dụng:
BHXH tỉnh Hà Nam áp dụng các chế độ, chính sách kế toán theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BTC về ban hành Chế độ Kế toán BHXH và theo một số văn bản hướng dẫn bổ sung của BHXH Việt Nam.
Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức kế toán áp dụng tại BHXH tỉnh Hà Nam là hình thức Nhật ký - Sổ cái.
- Hệ thống chứng từ: Cơ quan đã thực hiện tổ chức hệ thống chứng từ của mình theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của luật kế toán ngày 17/06/2013 và nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của Chính phủ.
Tất cả các loại chứng từ cơ quan sử dụng đều đúng với mẫu của bộ tài chính quy định. Đặc biệt đã đưa vào phần mềm kế toán và được in trên máy vi tính để sử dụng.
Mặt khác để đáp ứng cho nhu cầu quản lý các thông tin kế toán đầu vào được chặt chẽ hơn, cơ quan đã tự thiết kế một số chứng từ như: giấy đề nghị thanh toán tiền mặt, giấy đề nghị, bảng phân bổ vật tư, văn phòng phẩm…
- Hệ thống tài khoản: Tài khoản kế toán dụng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế tài chính theo nội dung kinh tế. Hệ thống tài khoản của cơ quan được xây dựng theo đúng chế độ kế toán Bảo hiểm xã hội ban hành theo quyết định số 51/2007/QĐ – BTC ngày 22/06/2007 và đính chính theo quyết định 2580/QĐ- BTC ngày 31/07/2007 của bộ trưởng bộ tài chính. Gồm các tài khoản cấp 1, cấp 2, tài khoản trong bảng cân đối kế toán và tài khoản ngoài bảng cân đối kế
toán. Căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán đã quy định, cơ quan đã tiến hành nghiên cứu, vận dụng và chi tiết hóa hệ thống để phù hợp với đặc điểm hoạt động cũng như yêu cầu quản lý cơ quan nhưng vẫn đảm bảo đúng nội dung kết cấu phương pháp hạch toán của tài khoản.
Hiện nay cơ quan sử dụng 30 tài khoản trong bảng và 3 tài khoản ngoài bảng là tài khoản 005- dụng cụ lâu bền đang sử dụng, 006- phôi sổ BHXH, thẻ BHYT, 010- kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu.
- Hệ thống sổ sách và lưu chuyển chứng từ kế toán: Theo quy định của chế độ kế toán BHXH Việt Nam ban hành theo quyết định số 51/2007/QĐ –BTC ngày 22/06/2007 của bộ trưởng BTC, cơ quan BHXH nói chung và cơ quan BHXH tỉnh nói riêng ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật kí - sổ cái.
Sơ đồ 9: Hình thức kế toán của BHXH tỉnh Hà Nam:
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu, kiểm tra
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN SỔ, THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ GỐC CÙNG LOẠI SỔ QUỸ NHẬT KÝ - SỔ CÁI
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
BẢNG TỔNG HỢP
2.2.3 Kết quả thực hiện công tác thu - chi BHXH giai đoạn năm 2010 – 2012:* Công tác thu BHXH: * Công tác thu BHXH:
Bảng số 1: Tổng hợp số liệu thu BHXH qua các năm 2010, 2011, 2012.
Đơn vị tính : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số đơn vị