Đối với ngành dịch vụ

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỮU CƠ Ở CÁCTRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN (Trang 76 - 77)

II. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở THANH HÓA TRONG NHỮNG NĂM TỚ

2.3. Đối với ngành dịch vụ

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển các khu du lịch trọng điểm như: Sầm sơn, Lam kinh, Thành Nhà Hồ, suối cá Cẩm Lương, Hải tiến, Hải Hoà, Hàm rồng, Bến En …; đầu tư xây dựng được các tour du lịch để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước;

Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng vận tải hành khách bằng xe buýt; chú trọng xây dựng hệ thống kho bãi, dịch vụ công nghiệp, phát triển vận tải biển; tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích phát triển các dịch vụ có giá trị gia tăng cao như: Tài chính, Ngân hàng, bảo hiểm, Bưu chính, Viễn thông, khoa học-công nghệ.

Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu tiểu ngạch những mặt hàng truyền thống, những đặc sản của Thanh Hoá như: chiếu cói, mây tre đan, mắm tôm, rượi, nem chua…

Đối với ngành dịch vụ, ngoài những giải pháp trên, dưới sự hỗ trợ của Nhà nước về cơ sở hạ tầng cần thiết mở rộng và thành lập thêm các trung tâm thương mại lớn tại khu kinh tế Nghi Sơn và khu trung tâm miền núi Ngọc Lặc làm đầu mối cho tập trung và phân phối hàng hoá thuận lợi, hiệu quả.

Ngoài những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm tới cho các ngành nêu trên, có một số giải pháp chung cho tất cả các ngành dưới đây:

Giải pháp hàng đầu để thúc đẩy phát triển kinh tế của Thanh Hoá là cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, tạo sức hấp dẫn các nhà doanh nghiệp, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển.

Thúc đẩy nhanh chóng việc xây dụng cơ sở hạ tầng trên địa bàn, đặc biệt xây dựng đường giao thông. Đối với tất cả các ngành kinh tế, tất cả các lĩnh vực, các vùng, miền trong tỉnh Thanh Hoá cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quyết định để phát triển. Đặc biệt hạ tầng cơ sở khu công nghiệp trọng điểm Nghi Sơn. Giao thông Thanh Hoá yếu kém đã làm hạn chế đến phát triển kinh tế nói chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói riêng. Chính vì vậy cần khẩn trương hoàn thành nâng cấp các “mạch máu” giao thông trong tỉnh như các tuyến đường 10, 45, 47; khẩn trương xây dựng các tuyến đường nối đường QL 1A với đường Hồ Chí Minh để tạo điều kiện phát triển kinh tế các huyện miền núi và vận chuyển hàng hoá xuống cảng biển Nghi Sơn; đồng thời thúc đẩy xây dựng các

tuyến đường liên huyện, liên vùng, kẻ cả với các tỉnh lân cận như Hoà Bình, Ninh Bình để khai thác tiềm năng lớn của Thanh Hoá.

Tăng cường phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao là giải pháp rất quan trọng để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói riêng, phát triển kinh tế của Thanh Hóa nói chung. Tạo môi trường tốt để phát triển đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, nhất là đội ngũ doanh nhân; đồng thời đa dạng hoá các hình thức để đào tạo được nguồn lao động kỹ thuật phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ cần thiết của Thanh Hóa .

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Thanh Hoá, Báo Nhân dân, ngày 21/2/2007.

[2] Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2001- 2010, Thanh Hóa, tháng 7/2001

[3] Quy hoach phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2001- 2010 và dự báo năm 2020, Thanh Hoá năm 2000.

[4] Niên giám thống kê năm 2008, NXB Thống kê, Hà nội năm 2009 [5] Cục Thống kê Thanh Hóa, Báo cáo thống kê năm 2009.

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỮU CƠ Ở CÁCTRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w