PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHÊ PHÁN CHO SINH VIÊN QUA HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH VÀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỮU CƠ Ở CÁCTRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN (Trang 25)

ĐỘNG NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH VÀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC

Hoàng Thị Mai1

Hoàng Thị Mai1

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Năm 2004, Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng và các nhà lãnh đạo đại học Mỹ đã đi đến thống nhất về một số chuẩn đầu ra chung cho sinh viên (SV) tất cả các ngành học. Trong các chuẩn đầu ra đó, tư duy phê phán được xem là một trong sáu kĩ năng cơ bản, bắt buộc mà mỗi SV tốt nghiệp đại học phải thành thạo [8, tr1]. Coi trọng việc phát triển tư duy phê phán cho SV cũng là quan điểm chung của các trường đại học tiên tiến trên thế giới.

Thuộc khối ngành Khoa học xã hội và nhân văn, chương trình đào tạo các ngành Ngữ văn, Sư phạm Ngữ văn, Việt Nam học ở các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam bao gồm một khối lượng lớn các học phần về Lịch sử văn học (Văn học dân gian, Văn học Việt Nam, Văn học phương Tây...). Đó là lịch sử của các tư tưởng, các trường phái, các giai đoạn, các cá tính, phong cách nghệ thuật phong phú thuộc nhiều nền văn hoá. Việc học Văn của SV ở đại học, do vậy, vừa là hoạt động nghiên cứu, phê bình về lịch sử văn học; thẩm định thành tựu, hạn chế của các trường phái, giai đoạn, nền văn học vừa là hoạt động cảm thụ, tiếp nhận các tác phẩm, phong cách nghệ thuật tiêu biểu. Để thẩm thấu và đánh giá được các kho tàng phong phú, đồ sộ đó, người học cần phải có khả năng tư duy phê phán tốt. Tuy nhiên, kĩ năng tư duy phê phán hầu như chưa được nhấn mạnh trong bảng kết quả đầu ra cần đạt của SV cũng như trong tuyên bố chuẩn đầu ra và mục tiêu đào tạo của các ngành này.

Trên cơ sở những nghiên cứu lí thuyết về tư duy phê phán của các nhà Giáo dục học hiện đại; qua khảo sát, nghiên cứu thực tế, bài viết đi sâu làm sáng tỏ ý nghĩa của khái niệm tư duy phê phán trong nhà trường Việt Nam và khả năng rèn luyện tư duy phê phán cho SV qua hoạt động nghiên cứu, phê bình, tiếp nhận văn học.

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỮU CƠ Ở CÁCTRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN (Trang 25)