- Khai thác khoáng sản, Chế biến lâm sản,
c) Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo vùng kinh tế
1.4. Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thanh Hóa
Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVI và Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ trước đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh đã đạt được những thành tựu nhất định. Có thể nhận định khái quát những thành tựu như sau:
- Trong gần 10 năm vừa qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trên địa bàn Thanh Hóa có bước phát triển tương đối phù hợp với điều kiện của địa phương.Tỷ trọng GDP trong chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế theo hướng tích cực, phù hợp với xu thế chung của thời đại: Công nghiệp, dịch vụ tăng dần và chiếm tỷ trọng ngày một lớn; nông nghiệp tỷ trọng giảm dần.
- Đã hình thành và phát triển các cụm công nghiệp mang tính động lực phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh như: Cụm Nghi Sơn, cụm Lam Sơn-Mục Sơn, cụm Thạch Thành-Bỉm Sơn-Hà Trung, các cụm Đông bắc, Tây bắc ga và khu công nghiệp Lễ Môn. - Đã hình thành và phát triển tương đối rõ nét các vùng tập trung, chuyên canh sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.
- Đã định hướng được việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của địa phương trong sản xuất sản phẩm hàng hoá như sản xuất mía đường, xi măng, may mặc, thuỷ sản, đá xây dựng để tạo thế tăng trưởng kinh tế.
- Định hướng khuyến kích phát triển nhanh và đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, đặc biệt với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Xem sự đóng góp của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước này sẽ thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập đảm bảo đời sống cho dân cư trong tỉnh
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn Thanh Hóa còn hạn chế, khuyết điểm. Dưới đây là những hạn chế chủ yếu:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thanh Hóa diễn ra còn chậm so với bình quân chung của cả nước và tiềm năng vốn có của tỉnh.
- Chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp đã có những định hướng nhưng diễn ra quá chậm, ngay với cây trồng truyền thống như cây lúa đến nay vẫn chưa có vùng chuyên canh mà vẫn còn manh mún, phân tán và chưa xác định được những loại cây trồng cơ bản mang lại hiệu quả cao ở khu vực trung du, miền núi rộng lớn.Thanh hoá có tiềm năng lớn trong ngành thuỷ sản, nhưng vẫn khai thác chưa hiệu quả.
- Trong chuyển dịch cơ cấu của các ngành kinh tế, sự gắn bó giữa sản xuất với thị trường, thương mại, dịch vụ chưa chặt chẽ, nhất là thiếu sự gắn bó để tạo sự hỗ trợ phát triển giữa sản xuất sản phẩm hàng hoá nông nghiệp với công nghiệp chế biến.
- Đã hình thành các cụm công nghiệp và khu công nghiệp tập trung, song ngoài khu Nghi Sơn đã có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư, còn lại các khu công nghiệp và các cụm công nghiệp khác sức thu hút chưa cao.
- Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến qúa trình đô thị hoá chưa cao, chưa tạo được đà cho thực hiện nhanh và hiệu quả CNH, HĐH nhất là công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn.
Nguyên nhân của những yếu kém trên đây có nhiều, song có thể điểm lại những nguyên nhân khách quan và chủ quan chính đã được xác định như sau:
Về khách quan:
- Điểm xuất phát của nền kinh tế Thanh Hoá thấp. Chủ yếu là sản xuất nhỏ, manh mún; nền kinh tế tự túc, tự cấp, bao cấp còn tác động nặng nề đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Thanh Hoá là tỉnh đất rộng, người đông; nhưng diện tích và dân số trung du, miền núi chiếm tỷ lệ khá lớn đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Do phương thức hỗ trợ mang tính bình quân theo đầu tỉnh của Trung ương nhiều năm, đã hạn chế rất nhiều đến sự đầu tư cho tỉnh Thanh Hoá so với các tỉnh khác.
Về chủ quan:
- Công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thanh Hoá chủ yếu đang dừng lại ở bước tổng thể, triển khai thực hiện chưa đồng bộ.Công tác tổ chức và quản lý nhà nước trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn hạn chế.
- Ảnh hưởng của tư tưởng sản xuất nhỏ, của cơ chế bao cấp và kế hoạch hoá tập trung rất lớn đến tư duy đổi mới của đội ngũ cán bộ quản lý cũng như các nhà kinh doanh trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Môi trường kinh doanh theo định hướng XHCN đã được hình thành, nhưng chưa thu hút được mọi người dân, mọi thành phần kinh tế vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chưa có nhiều biện pháp tích cực huy động nguồn vốn đầu tư phát triển nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và miền núi .