Kết luận chương 3:

Một phần của tài liệu Kiểm soát hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 69)

Chương này đã đưa ra các biện pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá của các DN FDI tại Việt Nam, các giải pháp được thực hiện tốt sẽ phần nào góp phần khắc phục tình trạng chuyển giá của các DN FDI, tăng thu cho tài chính quốc gia. Tuy nhiên, chuyển giá là một vấn đề phức tạp, nhiều nước trên thế giới cũng có phát sinh hiện tượng này, và sẽ còn diễn biến dưới nhiều hình thức và hành vi chuyển giá của các MNC ngày càng tinh vi. Do đó, thành công của hoạt động chống chuyển giá chỉ được đảm bảo khi có sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ của các Bộ ban ngành TW và các cấp chính quyền địa phương có liên quan đến FDI ngay từ khâu kêu gọi thu hút, thẩm định cấp phép đến quản lý, kiểm tra, giám sát, kiểm toán thực hiện dự án FDI với hệ thống công cụ cả ở cấp vĩ mô và vi mô đặc biệt là sự chỉ đạo kịp thời và chặt chẽ của Chính phủ, cũng như sự thực thi tốt các biện pháp đã đặt ra trong công tác kiểm soát chuyển giá.

KẾT LUẬN

Từ khi mở cửa nền kinh tế, nguồn vốn FDI đã có vai trò rất lớn đối với việc thúc đẩy nền kinh tế và xã hội phát triển. Thông qua nguồn vốn FDI, Việt Nam được tiếp nhận công nghệ mới, học hỏi trình độ quản lý kinh tế, nền kinh tế đất nước phát triển vượt bậc.

Không ai có thể phủ nhận vai trò to lớn của FDI, song các nhà quản lý kinh tế phải nhìn nhận và tìm ra các biện pháp thực sự hiệu quả để kiểm soát hoạt động chuyển giá đã và đang có những tác động tai hại đến nền kinh tế, gây thất thu nguồn ngân sách, tạo ra sự mất công bằng trong cạnh tranh, hơn nữa là gây sai lệch trong định hướng phát triển kinh tế của quốc gia.

Tuy nhiên, hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI ngày càng tinh vi và phức tạp. Do đó, để các giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá mang lại hiệu quả, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, các ban ngành cụ thể nhất là cơ quan thuế và hải quan. Đặc biệt, Việt Nam phải luôn cập nhật tình hình chuyển giá của các nước trên thế giới và khu vực cũng như học hỏi kinh nghiệm chống chuyển giá của các nước đi trước có kinh nghiệm. Việc thực hiện xây dựng các chính sách kinh tế phải dựa trên những kinh nghiệm quý báu của các quốc gia đi trước và đồng thời phải đón đầu được xu hướng tương lai. Có như vậy, chúng ta mới có thể phát triển kinh tế đi đúng hướng của nó, góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước ngày một đi lên, phấn đấu đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Huỳnh Thiên Phú (2009), Chuyển giá của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, luận văn thạc sỹ kinh tế,

Trường Đại Học Kinh Tế.

2. GS.TS Võ Thanh Thu, TS. Ngô Thị Ngọc Huyền (2008), Kỹ thuật đầu tư trực tiếp nước ngoài, Nhà xuất bản Thống kê.

3. Viện nghiên cứu tài chính (2001), Định giá chuyển giao và chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở TP HCM, Nhà xuất bản tài

chính.

4. Sơn Hà (2011), FDI “biến lãi thành lỗ”, Báo tamnhin.net.

5. TS. Lê Xuân Trường - Học viện Tài chính (2011), Chống chuyển giá ở Việt

Nam: Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và các điều kiện thực hiện, Tạp chí

Tài chính số 5 - 2011).

6. Minh Anh (2012), Chống chuyển giá bằng cơ chế APA, Báo Hải quan online - Cơ quan của Tổng cục hải quan.

7. Thông tư 66/2010/TT-BTC, “Hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết” của Bộ

Tài Chính ban hành ngày 22 tháng 4 năm 2010. 8. Các trang web: - http://www.scribd.com/bigbangcntt/d/59859541/53-Cong-ty-%C4%91a- qu%E1%BB%91c-gia - http://www.scribd.com/hoang_lam_3/d/37290851-mnc- chuy%E1%BB%83n-gia - http://www.scribd.com/doc/53541784/23/Cac-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng- h%E1%BB%A3p-chuy%E1%BB%83n-gia-%E1%BB%9F- Vi%E1%BB%87t-Nam

- http://www.scribd.com/doc/53541784/24/H%E1%BA%ADu- qu%E1%BA%A3-c%E1%BB%A7a-tinh-tr%E1%BA%A1ng- chuy%E1%BB%83n-gia

- http://tuoitre.vn/Kinh-te/445296/Hon-55-doanh-nghiep-FDI-da-co-lai.html

Tiếng Anh:

1. KPMG (2011), Corporate and Indirect Tax Survey 2011.

2. Peter Guang Cheng (2011), Recent transfer pricing developments in China. 3. PriceWaterhouse Coopers (2011), Transfer pricing (TP) and developing

countries, the study that PwC have been asked to conduct research on TP and

developing countries on the project was commissioned by the European Commission (EC) within the framework of its Tax and Development policy agenda with support of the European Parliament.

4. Michael D. Fisher, Transfer pricing and international taxation.

5. Robert A. Davis, Agnes W.Mak, Craig Reeder, and Brian Trauman (2010);

Comparing the Canadian and US transfer pricing regimes - A Canadian perspective.

Một phần của tài liệu Kiểm soát hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 69)