0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Biểu hiện của hoạt động chuyển giá ở TPHCM trong những năm gần

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 34 -37 )

Tuy chuyển giá là hiện tượng mang tính chất phổ biến trong các doanh nghiệp FDI trong cả nước nhưng lại được thể hiện rõ ở các doanh nghiệp FDI ở TP HCM, bởi vì Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn của cả nước đồng thời cũng là trung tâm phát triển về nhiều mặt của đất nước. Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 7,5% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài. Thành phố cũng đứng đầu Việt Nam tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 2.530 dự án FDI, tổng vốn 16,6 tỷ USD vào cuối năm 2007. Riêng trong năm 2007, thành phố thu hút hơn 400 dự án với gần 3 tỷ USD.

Trong năm qua tổng thu ngân sách trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt hơn 128.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 1/3 tổng thu ngân sách của cả nước. Nguồn vốn FDI khổng lồ đổ vào TP trong các năm qua là động lực mạnh mẽ thúc đầy kinh tế

TP phát triển,tuy nhiên nó vẫn tiềm ần nhiều thách thức trong đó nổi trội lên là tình trạng chuyển giá đang khá phổ biến ở các doanh nghiệp FDI cụ thể là số doanh nghiệp khai lỗ ngày một tăng.

Theo thống kê của Phòng quản lý đầu tư nước ngoài (Cục Thuế TPHCM) công bố tính đến tháng 6 năm 2005 có đến 1450 doanh nghiệp có vốn FDI tại Việt Nam, chỉ có hơn 190 DN (tương đương 13%) báo cáo làm ăn có lãi, 1260 DN còn lại (87%) hạch toán thua lỗ hoặc đang trong giai đoạn triển khai dự án chưa sinh lời.

Bảng 2.2: Số liệu khảo sát các doanh nghiệp FDI qua các năm trên địa bàn TP HCM 2003 525 135 390 100% 25.7% 74.3% 2004 654 173 481 100% 26.4% 73.6% 2005 1450 190 1260 100% 13% 87%

Nguồn: Tổng kết thực hiện FDI từ 2003-2005, Bộ kế hoạch đầu tư (2005)

Năm 2009 tỷ lệ doanh nghiệp FDI ở TP HCM thua lỗ chiếm trên 50% số DN báo cáo thua lỗ. Năm 2008, tỷ lệ này cũng chiếm tới 51% và trước đó, năm 2007, năm hưng thịnh của kinh tế Việt Nam, vẫn có gần 45% doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế này lỗ. Kết quả trên đồng nghĩa với TP HCM không thu được một khoản thuế thu nhập doanh nghiệp từ những công ty này.

Năm 2010, có 1.342 DN FDI trên địa bàn TP.HCM khai có lãi, chiếm 55,14% số doanh nghiệp phải nộp báo cáo quyết toán. 44,86% DN FDI còn lại có số thu nhập chịu thuế âm và chưa phát sinh doanh thu. So với năm 2009, số DN FDI kê khai có lãi tăng hơn 8%, chủ yếu rơi vào những DN kê khai lỗ nhiều năm và đã được Cục Thuế TPHCM mời lên làm việc. Trong đó, có doanh nghiệp FDI phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

Biểu đồ 2.3: Số lượng các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ và lãi trên địa bàn TP.HCM qua các năm 2007-2010

Nguồn: Cục Thuế TPHCM

Có thể nói, thua lỗ đã trở thành xu hướng chung của doanh nghiệp FDI, không chỉ ở TPHCM, mà trên cả nước. Nó được phản ánh qua tỷ lệ đóng góp cho ngân sách quốc gia của khối này (không kể dầu thô) khá thấp. Trong các năm 2005-2008 chỉ dao động quanh 9-10% tổng thu ngân sách của quốc gia.

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, các DN phải đương đầu với khó khăn về tài chính là điều dễ hiểu, nhưng việc các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại VN liên tục báo lỗ trong nhiều năm qua lại là điều không bình thường. Một nghịch lý là phần lớn các doanh nghiệp trong khi báo cáo làm ăn thua lỗ tới cả chục năm qua, cũng là quãng thời gian họ liên tục phát triển cả về doanh thu lẫn quy mô hoạt động. Thực trạng trên đã minh chứng rõ hơn về tình trạng lỗ giả, lời thật của các doanh nghiệp FDI trong thời gian qua, các doanh nghiệp này dần loại các doanh nghiệp trong nước và nhanh chống chiếm lĩnh thị phần trong các lĩnh vực khác nhau.

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 34 -37 )

×