Hoàn thiện các quy định luật pháp về thuế và khuôn khổ pháp lý cho

Một phần của tài liệu Kiểm soát hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 60 - 62)

hoạt động chống chuyển giá:

Những nội dung cụ thể cho việc hoàn thiện các quy định luật pháp về thuế và khuôn khổ pháp lý cho hoạt động chống chuyển giá:

 Thông tư 117 và 66 do Bộ Tài chính ban hành là những hướng dẫn cho việc thực hiện các quy định về chuyển giá. Tuy nhiên, không có quy định cụ thể liên quan đến vấn đề chuyển giá trong luật thuế TNDN hoặc Luật Quản lý thuế. Điều này làm cho việc quản lý cho phù hợp với yêu cầu về chuyển giá ở Việt Nam là một thách thức. Theo đó, có một nhu cầu sửa đổi EITL, Luật quản lý thuế để đảm bảo rằng cụ thể, các quy định pháp lý toàn diện về chuyển giá được đưa ra. Hơn hết, về lâu dài nên ban hành Luật Chống chuyển giá - đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho hoạt động chống chuyển giá, không chỉ có ý nghĩa đối với quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp mà còn liên quan đến quản lý thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên …

 Có quy định pháp lý cụ thể về các khoản chi từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động kiểm tra, thanh tra và điều tra chống chuyển giá;

 Hoàn thiện quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan với cơ quan thuế trong hoạt động chống chuyển giá, đặc biệt là sự phối hợp của các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài.

 Một trong những nội dung chính cần được bổ sung, sửa đổi trong Luật Quản lý Thuế tới đây là cần ban hành cơ chế APA.

Khó khăn lớn nhất trong chống chuyển giá, là làm sao xác định được giá thị trường, giá giao dịch độc lập. Tuy nhiên trên thực tế, cũng giống như giá thị trường, đã được quy định tại Thông tư 66/2010/BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết, song xác định được thế nào là giá độc lập là không đơn giản. Liên quan tới vấn đề khó khăn này, việc Việt Nam sẽ bổ sung cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá (APA) theo nguyên tắc giá thị trường giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ hỗ trợ rất đắc lực cho công tác chống chuyển giá.

Các nước phát triển OECD và các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore… đã có quy định về Cơ chế APA giữa cơ quan Thuế và các công ty đa quốc gia. Tại Mỹ, Chương trình APA được ban hành bởi cơ quan Thuế nội địa thông qua quy trình thuế. Hiện nay, một quy trình mới đang được thực hiện trong kế hoạch của cơ quan Thuế nội địa nhằm tái tổ chức chương trình APA và kết hợp với bộ phận xác định giá thị trường của cơ quan có thẩm quyền, hình thành chương trình Thỏa thuận xác định giá trước và thỏa thuận song phương mới. DN tham gia APA tại Mỹ phải đóng mức phí cố định là 50.000 USD, thời hạn 5 năm, phí gia hạn là 35.000 USD. Trong khi đó, tại một số nước như Trung Quốc, Malaysia lại không thu phí khi DN thực hiện cơ chế này.

Theo cơ chế này, doanh nghiệp đa quốc gia phải chủ động đề xuất biện pháp tính giá hoặc mức giá khi thực hiện mua - bán giữa các thành viên trong tập đoàn trước khi khai nộp thuế, cơ quan thuế Việt Nam (có thể phối hợp với cơ quan thuế nước ngoài có ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam) sẽ giám sát, kiểm soát để chống gian lận chuyển giá.

So với việc kiểm tra, thanh tra chống chuyển giá (ít nhiều mang tính đối kháng) thì việc áp dụng APA sẽ đạt hiệu quả do các bên cùng hợp tác để đạt thỏa thuận chung. APA có nhiều điểm thuận lợi như:

 Giảm chi phí tuân thủ thuế, đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ chứng từ;

 Cơ quan Thuế chủ động hơn trong việc thu thuế vì APA có sự đảm bảo nhất định về khả năng thu, khai thác hiệu quả bảo vệ nguồn thu trên cơ sở DN đa

quốc gia được hưởng ưu đãi đầu tư, được tiếp cận và khai thác thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ thì phải có nghĩa vụ đóng góp tài chính với xã hội.

 Ngoài ra, việc bổ sung cơ chế APA tạo sự chủ động cho DN trong lập kế hoạch kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế.

Một phần của tài liệu Kiểm soát hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)