Mục tiêu và triết lý kinh doanh của Vinasoy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị quan hệ khách hàng tại công ty sữa đậu nành việt nam (vinasoy) (Trang 83 - 86)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.1.Mục tiêu và triết lý kinh doanh của Vinasoy

a. Tm nhìn, s mnh, giá tr ct lõi ca Vinasoy

a1. Tm nhìn

"Trở thành và được công nhận là công ty hàng đầu về những sản phẩm dinh dưỡng từ đậu nành tại những thị trường Vinasoy có hoạt động kinh doanh".

a2. S mnh

“Chúng tôi cam kết không ngừng sáng tạo và tối ưu hóa nguồn dinh dưỡng quý báu từ đậu nành thiên nhiên để mang đến cộng đồng cơ hội sử dụng phổ biến các sản phẩm chất lượng tốt nhất có nguồn gốc từ đậu nành. Nhờ đó, không chỉ chúng tôi mà đối tác và cộng đồng xung quanh sẽ có được một cuộc sống ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn và thịnh vượng hơn”.

a3.Giá tr ct lõi

- Tâm huyết: nỗ lực không mệt mỏi nhằm đem đến những sản phẩm dinh dưỡng tối ưu nhất từ nguồn đậu nành thiên nhiên đến cho người tiêu dùng.

- Đồng lòng hợp tác: gắn kết cùng các đối tác nhằm mang lại một cuộc sống tốt đẹp, ý nghĩa & thịnh vượng hơn.

- Trong sạch & đạo đức: hành xử trung thực, đạo đức trong mọi hoạt động và giao dịch.

- Sáng tạo: luôn đi đầu trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học tiên tiến trong công nghệ chế biến đậu nành nhằm cho ra đời những thương hiệu mạnh, uy tín.

- Tinh thần Việt Nam: tự hào là một thương hiệu Việt, được kế thừa những giá trị tốt đẹp “tương thân tương ái”, “uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam.

b. Mc tiêu ca Vinasoy

b1. Mc tiêu kinh doanh

-Duy trì vị trí dẫn đầu thị trường sữa đậu nành tại Việt Nam về thương hiệu, thị phần và chủng loại sản phẩm.

-Tăng mạnh sản lượng, thị phần tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận.

-Công ty tiếp tục mở rộng thị trường TP. Hồ Chí Minh, thâm nhập khu vực miền Tây Nam Bộ, độ phủ toàn quốc đạt tối thiểu 80%, riêng TP. Hồ Chí Minh đạt 35% đồng thời phải duy trì thị phần hiện tại của doanh nghiệp.

-Mục tiêu quan trọng nhất của công ty là tối đa hoá lợi nhuận. Tuy nhiên đi kèm mục tiêu kinh tế, doanh nghiệp còn phải hướng đến mục tiêu xã hội nhất định.

-Tiếp tục hiện đại hoá trang thiết bị, dây chuyền công nghệ, giảm chi phí trung gian, giá thành sản phẩm... Chú trọng xây dựng môi trường làm việc với nhiều cơ hội thăng tiến và liên tục nâng cấp kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ nhân viên

b2. Mc tiêu marketing

Mục tiêu marketing phải xuất phát từ mục tiêu kinh doanh của công ty và phải phù hợp với nó. Công ty xác định những mục tiêu marketing cơ bản phải đạt được từ đây đến năm 2018 như sau:

- Thực hiện chiến lược khác biệt hoá so với các công ty sữa hiện có trong nước nhằm duy trì vị trí dẫn đầu thị trường về ngành hàng sữa đậu nành thông qua việc:

+ VinaSoy tập trung mọi nguồn lực vào ngành hàng sữa đậu nành với mong muốn tạo ra những sản phẩm thơm ngon nhất, độc đáo nhất và bổ

dưỡng nhất từ đậu nành thiên nhiên – nguyên liệu truyền thống của người Việt.

+ Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp vì cộng đồng.

- Thị phần: mục tiêu Công ty đề ra là chiếm lĩnh trên 90% thị phần về sữa đậu nành hộp giấy cả nước, riêng tại thị trường miền Nam chiếm 35% vào năm 2018.

- Doanh thu: Công ty phấn đấu năm sau cao hơn năm trước 20% từ đây đến năm 2018, tuỳ vào tình hình từng năm.

- Chất lượng sản phẩm: nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã, chủng loại và bao bì sản phẩm. Nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm theo hướng phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng, từng vùng thị trường với giá cả cạnh tranh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh. Mặt khác, hoạt động dịch vụ sau bán hàng sẽ được công ty chú ý đầu tư, công ty cũng xác định đây sẽ là nhân tố quyết định thành công của thương hiệu VinaSoy trong quá trình hội nhập.

- Các mục tiêu khác: tiếp tục giữ vững hệ thống phân phối hiện có tại các thị trường đạt mức tăng trưởng cao và ổn định, đồng thời bổ sung thêm các nhà phân phối mới tại các khu vực thị trường mà công ty không đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu của thị trường thuộc phạm vi mình quản lý. Tăng cường công tác tuyên truyền, cổ động và khuếch trương thương hiệu VinaSoy để mọi người đều biết đến. Tiếp tục là nhà cung cấp sữa đậu nành hàng đầu trong cả nước.

b3. Mc tiêu CRM

-Quản trị quan hệ khách hàng hàng là một chiến lược quan trọng trong hoạt động quản lý công ty trong kỷ nguyên thông tin và tri thức. Mục tiêu của CRM là tối đa hóa giá trị của khách hàng thông qua việc xây dựng, phát triển và duy trì một tổ chức luôn định hướng vào khách hàng và thỏa mãn khách hàng. Mục tiêu chính của CRM là thu hút và duy trì được khách hàng bằng

cách tạo ra những giá trị tối ưu, đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của họ. Quan hệ với khách hàng tốt chính là cốt lõi trong thành công của công ty. Chính vì vậy, Vinasoy đưa ra mục tiêu CRM sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Dùng công nghệ và nguồn nhân lực để có những cái nhìn sâu hơn về hành vi của khách hàng và giá trị của những khách hàng. Thực hiện cải tiến phương pháp quản lý, áp dụng khoa học kỹ thuật để khai thác tối đa thông tin của khách hàng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và xây dựng mối quan hệ chiến lược với những khách hàng lớn.

-Nâng cao nhận thức của các cán bộ nhân viên trong công ty về tầm quan trọng và vai trò của mỗi nhân viên trong việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Xem khách hàng là trọng tâm trong kinh doanh, cung cấp chính xác những sản phẩm và dịch vụ mà khách hàng mong muốn, giữ quan hệ tốt với khách hàng cũ, đặc biệt là với khách hàng mục tiêu và các khách hàng trung gian có doanh thu lớn, không ngừng tìm kiếm khách hàng mới và tạo mối quan hệ lâu bền với những khách hàng này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị quan hệ khách hàng tại công ty sữa đậu nành việt nam (vinasoy) (Trang 83 - 86)