Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc thực hiện công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh (Trang 32 - 34)

Cũng trong nghiên cứu ấy, Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Đặng Hùng Võ đã chỉ ra những hiệu quả và đề xuất bài học thực tiễn cho Việt Nam như sau:

“Chia sẻ lợi ích

Những nghiên cứu về chính sách chia sẻ lợi ích đã được tiến hành nhằm vào tính khả thi của chính sách này, ví dụ như trong các dự án chịu nhiều tác động về xã

hội và môi trường như các dự án thủy điện, khai khoáng, xây dựng khu kinh tế, các hệ thống thủy lợi lớn. Mỗi dự án cần xây dựng những hệ thống riêng phù hợp về chia sẻ lợi ích. Việc chia sẻ lợi ích có thể xem xét dưới dạng lợi ích bằng tiền hay lợi ích không bằng tiền. Lợi ích bằng tiền có thể là các khoản bồi thường thêm cho dân cư bị ảnh hưởng, thiết lập các quỹ phát triển vùng dài hạn, thiết lập quan hệ đối tác giữa nhà đầu tư và cộng đồng để chia sẻ những lợi nhuận lâu dài thu được từ dự án. Có thể lấy ví dụ cụ thể dự án thủy điện sẽ cung cấp điện và nguồn nước với giá ưu đãi dài hạn, chia sẻ nguồn thu dưới hình thức những khoản đóng góp thường niên cho chính quyền địa phương, chia sẻ cổ phần cho chính quyền địa phương hay trả thuế trực tiếp cho ngân sách địa phương. Chia sẻ lợi ích không bằng tiền có thể thực hiện dưới hình thức khôi phục sinh kế cho cộng đồng, xây dựng hạ tầng xã hội như nhà cửa, trường học, y tế hay hệ thống cấp thoát nước.

Chính sách góp đất - điều chỉnh lại đất đai

Góp đất - điều chỉnh lại đất đai đô thị đang từng bước được hiện thực hóa tại Việt Nam. Các thửa đất nông nghiệp được thu hồi và chuyển dịch thành một vùng đô thị theo quy hoạch với đầy đủ hạ tầng như các dịch vụ, hạ tầng công cộng, những không gian mở và các khu dân cư. Các khu vực được phân chia phù hợp để bồi thường cho những người bị thiệt hại. Giá trị bất động sản tại khu vực mới (đô thị) sẽ cao hơn nhiều so với khu vực trước đó (nông nghiệp). Những người bị thiệt hại có cơ hội tham gia vào quá trình từ khi quy hoạch cho tới thực hiện. Cơ chế này sẽ chỉ thích hợp với những điều kiện cụ thể nhất định và khi đạt được các lợi thế về sự đồng thuận và công bằng, nhược điểm của cơ chế này là cần nhiều thời gian để thảo luận kế hoạch và thực hiện”.

Từ kinh nghiệm thực tiễn, ta có thể rút ra một số kết luận sau:

+ Sự tham gia của dịch vụ định giá đất vào quá trình tính toán giá trị bồi thường đất đai, hỗ trợ TĐC nhằm tăng tính khách quan trong xác định giá đất cần được quy định chi tiết và hoàn chỉnh cụ thể hơn.

+ Nên xem xét việc giao thẩm quyền phán xét cuối cùng về giá đất cho tổ chức không thuộc bộ máy hành chính như Đài Loan đã và đang thực hiện là một cơ chế phù hợp, cũng nhằm mục đích tăng tính khách quan trong xác định giá đất.

+ Song song với quá trình hoàn chỉnh về khung pháp lý và cơ chế triển khai, cần thực hiện quá trình nâng cao chất lượng dịch vụ định giá đất và nâng cao nhận thức cộng đồng về định giá đất.

+ Hoàn chỉnh hệ thống khung pháp luật cho hoạt động cung cấp dịch vụ định giá đất. + Xây dựng nội dung văn bản pháp luật quy định về trình tự, thủ tục thực hiện giao đất,

cho thuê đất, thu hồi đất, xác định giá đất và thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. + Đào tạo nghiệp vụ và kĩ năng, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, tiến tới xây dựng bộ

máy chính quyền bền vững hơn.

+ Mỗi địa phương tự xây dựng khung pháp lý quy định trình tự, thủ tục thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ TĐC phù hợp để công tác này diễn ra hiệu quả và thiết thực hơn.

+ Hình thức thực hiện các dự án dạng “Phát triển dựa vào cộng đồng” (Community Driven Development - CDD) cần được xem xét và triển khai trong quá trình phát triển hạ tầng công cộng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc thực hiện công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh (Trang 32 - 34)