Thực trạng phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc thực hiện công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh (Trang 39 - 42)

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 11 - 15%/năm. Trong đó:

Biểu 2. Chỉ tiêu cơ cấu các ngành của huyện Hoành Bồ năm 2016 (ĐVT: %)

- Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng bình quân 13,5%/năm. Tính trung bình theo tốc độ tăng trưởng kinh tế ở thời điểm năm 2012 phát triển ổn định thì GDP bình quân đến năm 2020 sẽ đạt 135,9 triệu đồng/người.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo các vùng đảm bảo phù hợp với điều kiện tự nhiên, vừa đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới thay đổi diện mạo đô thị. Cụ thể:

- Khu vực kinh tế nông nghiệp:

Trong thời kỳ 2012 - 2016 tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm nhóm nông nghiệp đạt 5,7% và có xu thế giảm dần qua các năm. Giá trị sản xuất năm 2012 đạt 167,4 tỷ đồng (giá cố định). Cơ cấu cây trồng, vật nuôi có chuyển biến rõ nét, đã xây dựng được các mô hình sản xuất đem lại hiệu quả thiết thực, sản xuất từng bước bám sát thị trường. Giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch và tăng trưởng rõ rệt. Doanh thu các ngành sản xuất được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 4. Doanh thu các ngành sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2012 – 2016

Nguồn: UBND huyện Hoành Bồ năm 2016

- Khu vực kinh tế công nghiệp:

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện trong thời gian qua có nhiều khởi sắc: công nghiệp khai thác chiếm tới 62,7%, công nghiệp chế biến chiếm 37,29% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã có sự đầu tư mạnh mẽ vào ngành công nghiệp của địa phương. Năm 2016 huyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng như nhà máy xi măng Hạ Long, xi măng Thăng Long, công ty gốm xây dựng Hạ Long. Nhiều công ty doanh nghiệp tư nhân đã và đang đi vào sản xuất, góp phần đáng kể vào kinh ngạch xuất khẩu, phát triển kinh tế xã hội huyện. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2016 đạt 2.829.267 triệu đồng, trong đó khối doanh nghiệp trung ương và tỉnh quản lý đạt 1.346.161 triệu đồng, khối doanh nghiệp địa phương quản lý 1.483.109 triệu đồng.

- Khu vực kinh tế, dịch vụ:

Năm 2012, chỉ số giá tiêu dùng tương đối ổn định và từng bước phát triển, giao động ở mức thấp, do vậy hoạt động dịch vụ - thương mại tiếp tục có bước phát triển; tổng mức bán lẻ hàng hoá trên địa bàn đạt 332.000 triệu đồng tăng 22,1%, tổng doanh thu vận tải đạt 133.000 triệu đồng tăng 3,4%. Đặc biệt trong năm vừa qua dịch vụ vận tải khách công cộng phát triển mạnh gồm hãng xe buýt, taxi được thành lập và hoạt động tương đối ổn định.

- Dân số, lao động, việc làm và thu nhập:

Nguồn: UBND huyện Hoành Bồ, 2016

Thu nhập bình quân đầu người (GDP) giai đoạn 2012 - 2016 đạt 3600 USD/ người/năm và giai đoạn 2016 - 2020 dự kiến từ 3600 – 7500 USD/ người/năm.

Đánh giá chung:

- Lợi thế:

+ Về vị trí địa lý; có ưu thế thuận lợi do gần thành phố du lịch Hạ Long nên có các dịch vụ phục vụ đô thị đã phát huy, là địa bàn tập trung những cơ sở sản xuất phục vụ trực tiếp quá trình phát triển của khu đô thị như: sản xuất vật liệu xây dựng, sản phẩm nông nghiệp; là địa bàn có thảm thực vật tự nhiên phong phú nhằm đảm bảo môi trường sinh thái.

+ Về điều kiện đất đai: Hoành Bồ đã phát huy được đặc điểm đất đai để phát triển nông nghiệp đa dạng, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp. Khả năng đô thị hoá của Hoành Bồ đang được phát triển, trong tương lai sẽ hình thành các khu đô thị và thị tứ.

+ Tài nguyên phong phú, đa dạng, đặc biệt là đá vôi, than đá để phát triển sản xuất xi măng, gạch ngói, công nghiệp điện, tài nguyên đất, tài nguyên rừng cho phép phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp một cách tổng hợp phục vụ cho nhu cầu trong huyện và xuất khẩu.

+ Nguồn lao động đông đảo và trẻ hóa, được đào tạo nghề cơ bản, trình độ nghề dang dần được nâng cao, giá thành nhân công rẻ phù hợp cho việc xây dựng nhà máy và các phân xưởng sửa chữa, trồng trọt, lắp đặt thiết bị.

- Hạn chế:

+ Là một huyện miền núi xuất phát điểm nền kinh tế chưa có tích luỹ, quá trình đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển như hiện nay, nguồn lao động có trình độ khoa học kỹ thuật còn thiếu.

+ Quá trình khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên chưa tương xứng với tiềm năng của huyện, còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện bên ngoài, tiềm năng đất, tiềm năng du lịch còn nhiều nhưng chưa được phát huy.

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng tuy đã được đầu tư nhưng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế.

+ Sức ép của việc giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập với bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng lớn. Các ngành nghề, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp phát triển kéo theo nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc thực hiện công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh (Trang 39 - 42)