(biểu tổng hợp 2012)
* Năm 2012
Theo thống kê diện tích đất thu hồi để thực hiện các dự án đến năm 2012, huyện Hoành Bồ đã hoàn thành thu hồi 16.87ha tổng diện tích các loại đất, trong đó thu hồi thành công 0.266ha đất ở nông thôn, 1.95ha đất trồng cây lâu năm, 6.25ha đất trồng cây hàng năm, 7.78ha đất trồng rừng sản xuất, 0.62ha đất nuôi trồng thủy sản.
Tổng diện tích thu hồi các nhóm đất được thể hiện dưới bảng sau:
Biểu 4. Diện tích thu hồi các nhóm đất (ĐVT: ha)
( Nguồn: UBND huyện Hoành Bồ năm 2012)
Trong năm 2012, huyện Hoành Bồ đã tiến hành thực hiện 32 dự án. Phần lớn là các dự án xây dựng trụ sở cơ quan, quy hoạch khu TĐC, xây dựng trường học và mở rộng quy mô các đường giao thông liên thôn, liên xã, phục vụ nhu cầu của người dân. Trong thời điểm năm 2012, giá đất bồi thường đất và TSGLVĐ được tính theo quy định tại Luật đất đai 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai và Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Giá đất bồi thường được tính theo quy định tại bảng giá đất do Nhà nước ban hành. Tổng hợp các dự án đã và đang thực hiện, huyện Hoành Bồ đã tiến hành hỗ trợ TĐC cho 16 hộ gia đình, cá nhân theo hình thức TĐC tại chỗ. Điều này đảm bảo cho việc ổn định
cuộc sống sau thu hồi đất của người có đất bị thu hồi diễn ra dễ dàng hơn, đặc biệt là đối với những hộ mà phương thức sản xuất chủ yếu dựa vào nông nghiệp.
Năm 2012, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Hoành Bồ có nhiều biến chuyển, đặc biệt là những khu vực nông thôn, giáp ranh với những huyện liền kề. Do trong giai đoạn này, địa bàn huyện diễn ra nhiều dự án quy hoạch với quy mô lớn, làm thay đổi diện mạo nông thôn và nếp sinh hoạt văn hóa của người dân. Bên cạnh đó, 2011 là năm UBND huyện Hoành Bồ thực hiện quy hoạch sử dụng đất, do vậy mà 2012 được coi là thời điểm diễn ra nhiều hoạt động liên quan đến đất đai sôi nổi nhất. Các dự án đầu tư từng bước được phê duyệt và tiến hành. Trong giai đoạn các dự án được tổ chức thực hiện, các tuyến đường giao thông chính như Quốc lộ 18, đường vành đai bao biển Thống Nhất được mở rộng, tạo điều kiện cho việc vận chuyển vật liệu sản xuất và lưu thông giữa các tuyến diễn ra thuận tiện hơn. Đồng thời, do tăng số dân nhập cư tăng kéo theo nhu cầu của con người về chỗ ở, sinh hoạt, di chuyển giữa các vùng. Điều này tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cá nhân phát triển các ngành nghề kinh doanh đa dạng hóa mặt hàng và dịch vụ. Góp phần tăng thu nhập của người dân và nâng cao mức sống. Trong giai đoạn này, huyện Hoành Bồ cũng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật nhằm giao lưu giữa các khu vực với nhau, nâng cao mức sống tinh thần của người dân.
* Năm 2013
Trong năm 2013, tiếp nối việc thực hiện các dự án đã và đang được tiến hành từ năm 2012, UBND huyện Hoành Bồ đã tiếp tục thực hiện nhiều dự án đổi mới khác, tạo đà thúc đẩy cho kinh tế phát triển, hoàn thiện cơ sở hạ tầng – kỹ thuật, phục vụ nhu cầu của con người.
(biểu tổng hợp 2013)
Theo thống kê tại biểu tổng hợp diện tích đất thu hồi năm 2013, tổng diện tích thu hồi đất để thực hiện dự án là 167,45ha có 101 hộ bị ảnh hưởng. Trong đó, diện tích thu hồi các loại đất được thể hiện cụ thể ở biểu sau đây:
Biểu 6. Diện tích các loại đất bị thu hồi (ĐVT: ha)
Từ biểu đồ trên, ta có thể thấy diện tích đất rừng bị thu hồi chiếm 98% tổng diện tích đất thu hồi. Cho thấy rằng, các dự án được thực hiện phần lớn ở những khu vực miền núi, trung du, đồi núi thấp, địa hình ít hiểm trở tạo điều kiện cho việc lưu thông và vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, giá bồi thường đất rừng do Nhà nước quy định thấp hơn các loại đất khác, góp phần giảm nguồn chi cho ngân sách Nhà nước.
Tổng diện tích đất ở bị thu hồi là 0.13ha, giảm 0.12ha đạt 50% so với năm 2012 ( 0.26ha).
Diện tích đất nông nghiệp năm 2013 bị thu hồi là 2.44ha trong khi đó, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi năm 2012 là 8.82ha, cho thấy sự chuyển biến rõ rệt trong việc lựa chọn mặt bằng thực hiện dự án phải đảm bảo an ninh lương thực cho khu vực.
Diện tích đất rừng bị thu hồi năm 2012 đạt 7.78ha, thấp hơn so với năm 2013 là 164.87ha. Điều này chứng minh rằng đất rừng đang ngày càng hạn hẹp và bị khai thác triệt để. Cảnh báo một sự thực đáng lo ngại cho các cấp quản lý trong việc bảo tồn tài
nguyên rừng và đa dạng sinh vật. Việc sử dụng đất rừng để thực hiện dự án đáp ứng nhu cầu của xã hội, một mặt đã hoàn thành tốt công tác thu hồi, mặt khác lại đem đến nhiều nguy hại cho môi trường và cảnh quan thiên nhiên. Điều này vẫn luôn là một trong những lo ngại và yếu tố xem xét để đánh giá phê duyệt, lựa chọn mặt bằng dự án của các cấp chính quyền.
Trong năm 2013, UBND huyện Hoành Bồ đã tổ chức khởi công dự án Công viên An Lạc do Công ty cổ phần tập đoàn INDEVCO làm chủ đầu tư tại khu vực xã Vũ Oai và xã Hòa Bình, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Với tổng mức đầu tư 1.504 tỷ đồng, toàn bộ khuôn viên 630,9ha sẽ được quy hoạch 414ha cho hệ thống cây xanh cách ly, phong thủy, hồ điều hoà cùng với hệ thống cây xanh xen kẽ trong 216ha đất nghĩa trang. Quy mô của dự án đánh dấu bước đầu trong việc thu hút sự chú ý của các nhà đầu từ vào tiềm năng đất đai huyện Hoành Bồ. Thể hiện rõ vai trò của vị trí khu vực trong sự phát triển kinh tế vùng miền.
Đánh giá chung
Trong giai đoạn 2012 – 2013, huyện Hoành Bồ đã tổ chức thực hiện và hoàn thiện nhiều dự án mang tầm cỡ quy mô lớn, góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng – kỹ thuật, nâng cao mức sống cho người dân và tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư của các tổ chức trong và ngoài nước. Ngoài ra, trong năm 2012 một số dự án lớn chưa thực hiện xong được chuyển tiếp sang năm 2013 như dự án Đường vào khu văn hóa người Dao Thanh y, Điểm lẻ xen cư khu 6 thị trấn Trới, dự án Đường 500KV Quảng Ninh – Mông Dương. Trong đó, Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông
Dươngcó tổng chiều dài tuyến khoảng 31,25km là một trong những dự án lớn trên địa
bàn huyện Hoành Bồ. Đoạn ngoài đô thị theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, tốc độ thiết kế Vtk = 80km/h. Đoạn trong đô thị theo tiêu chuẩn đường phố chính đô thị thứ yếu, tốc độ thiết kế 60km/h. Được phê duyệt và tiến hành thực hiện từ đầu năm 2012 đến năm 2013, dự án đã hoàn thành được 50% tiến độ thi công. Do vậy, quá trình chuyển tiếp diễn ra tương đối hợp lý và được theo dõi sát sao.
Tổng diện tích đất thu hồi năm 2012 thấp hơn năm 2013 150.57ha, cho thấy tiến độ thực hiện các dự án ngày càng khẩn trương, đẩy mạnh thu hồi đất và thực hiện bồi thường, GPMB, đảm bảo quyền lợi cho người dân.
Cho đến năm 2013, diện tích đất thu hồi được phê duyệt để thực hiện dự án là 332.7ha, chênh lệch so với diện tích đất dự tính thu hồi là 165.3ha. Việc phát sinh diện tích đất thu hồi này cho thấy quá trình để hoàn thiện một dự án diễn ra rất phức tạp, đòi hỏi phải có sự tham gia và xây dựng của một tập thể cũng như việc áp dụng chính xác những quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ichs hợp pháp của người dân. Theo thống kê phê duyệt kinh phí bồi thường, hỗ trợ TĐC các dự án thực hiện đến năm 2013, ta có bảng tổng hợp kinh phí như sau:
Biểu 7. Kinh phí bồi thường, hỗ trợ TĐC của các dự án năm 2013
(ĐVT: Triệu đồng)
Kinh phí thực hiện các dự án năm 2012 có tổng là 29.990.563.76 triệu đồng, trong khi đó kinh phí bồi thường thực hiện các dự án năm 2013 đạt 84.971.632.322 triệu đồng, gấp gần 4 lần so với cùng kỳ năm trước. Cho thấy rằng việc thực hiện hàng loạt các dự án lớn nhỏ như vậy đã thu hút một nguồn vốn rất lớn đầu tư vào tỉnh
Quảng Ninh, đặc biệt là trên địa bàn huyện Hoành Bồ. Tuy nhiên, nếu như việc quy hoạch dẫn tới nhiều bất cập, thì việc sử dụng kinh phí không đạt hiệu quả có thể dẫn đến số nợ công ngày càng tăng. Theo dự tính đến năm 2020 số nợ công của Việt Nam sẽ đạt 20000$/người/năm. Đây quả là một con số đáng báo động nếu không xây dựng một chủ trương và đường lối, chính sách đúng đắn.
3.4.3. Giai đoạn 2014 – 2015
* Năm 2014
Tiếp nối công cuộc thu hồi đất, GPMB, trong năm 2014 UBND huyện Hoành Bồ đã tiến hành thực hiện nhiều dự án mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật như dự án Nâng công suất đập Đá Bạc thu hồi tổng diện tích trên 71.73ha, quy hoạch chi tiết điểm lẻ khu dân cư sau Xí nghiệp gạch Hoành Bồ, xây dựng đường tránh phía bắc Hạ Long, quy hoạch khu 5 và tiếp tục thực hiện chuyển tiếp dự án Công viên An Lạc đã được khởi công từ năm 2013.
Tính đến năm 2014, dự án Công viên An Lạc đã hoàn thành được 20% dự án, thực hiện thu hồi trên 206.02ha đất, bồi thường cho 302 hộ gia đình, cá nhân theo phương án phê duyệt, tổng kinh phí lên tới 2,313,096,054 triệu đồng. Trong đó phần lớn đất thu hồi là đất nông nghiệp và đất rừng sản xuất. Nhìn chung, dự án này đã mang lại cho huyện Hoành Bồ nhiều lợi thế, tạo nguồn thu nhập mới cho người dân trong quá trình dự án được thực hiện thông qua các hình thức kinh doanh, dịch vụ; tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước; đưa đất vào sử dụng hiệu quả, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn; giải quyết việc làm cho xã hội…
Trong năm 2014, UBND huyện Hoành Bồ đã thu hồi thành công 382,556ha tổng diện tích thu hồi các nhóm đất: 0,11ha diện tích đất ở, 7.92ha đất nông nghiệp trong đó có 1,11ha đất trồng cây lâu năm; 4.9ha đất trồng cây hàng năm và 1.82ha đất nuôi trồng thủy sản; còn lại 37.45ha đất trồng rừng sản xuất. Số hộ bị ảnh hưởng là 678 hộ.
Tính đến ngày 31/12/2014, tổng diện tích đất thu hồi theo phê duyệt để thực hiện dự án là 415,81ha, phát sinh thêm 33.25ha. Tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ TĐC là 116.759.284.791 triệu đồng với 19 hộ TĐC.
So với tổng diện tích thu hồi các nhóm đất năm 2013 là 167,45ha, năm 2014 tổng diện tích thu hồi tăng 215.102ha có thể được coi là thời điểm gấp rút hoàn thành các dự án còn tồn đọng và tiến hành thực hiện các dự án mới. Có thể thấy sự khẩn trương trong thực hiện tiến độ dự án của các nhà đầu tư, cho thấy Hoành Bồ đang thể hiện là một vùng đất với nhiều tiềm năng đất đai, là điểm sáng cần khai thác. Đây được coi là điểm mấu chốt mang một tầm nhìn chiến lược hoàn toàn mới của các cấp lãnh đạo nhằm xây dựng một nền tảng vững chắc để tiếp tục thực hiện những kỳ quy hoạch sau đạt hiệu quả tốt hơn.Trong đó, diện tích thu hồi nhóm đất nông nghiệp tăng 5.47ha; diện tích thu hồi nhóm đất rừng sản xuất giảm 127.42ha.
Các dự án phần lớn là những dự án được chuyển tiếp thực hiện từ những năm trước đó, do vậy phần diện tích đất bị thu hồi vẫn nằm trong phạm vi nhóm đất nông nghiệp và đất rừng. Sự chuyển dịch hai nhóm đất này không tác động nhiều đến cuộc sống của người dân trước và sau thu hồi.
Với kinh phí bồi thường, hỗ trợ TĐC cao hơn 28% so với năm 2013, năm 2014 được coi là một bước dịch chuyển nhẹ tạo đà cho bước nhảy vọt sau này của quá trình
thực hiện quy hoạch đất đai trên địa bàn huyện. Giá bồi thường về đất và TSGLVĐ trong năm 2014 được tính theo Quyết định 1766/QĐ-UBND ngày 10/8/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành quy định vê bồi thường, hỗ trợ TĐC khi Nhà nước thu hồi đất theo luật đất đai 2013 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/8/2014, sau thời điểm Luật đất đai 2013 có hiệu lực một tháng. Còn trước thời điểm này, giá đất bồi thường vẫn được tính theo Quyết định số 499/2010/QĐ-UBND. Quyết định này hầu hết là hướng dẫn cách thức thực hiện định giá đất cũng như các chính sách pháp luật hiện hành có liên quan.
Năm 2014, giá đất được áp dụng theo bảng giá đất được Nhà nước ban hành nên việc giá bồi thường đất và TSGLVĐ trước và sau khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực thi hành tương đối giống nhau và ổn định, không có sự quá chênh lệch về giá giữa chính sách mới và chính sách cũ, do vậy mâu thuẫn nảy sinh không đáng kể, phần lớn là do người sử dụng đất muốn giá trị đất được bồi thường cao hơn so với giá mà họ được nhận.
* Năm 2015
Tính đến ngày 31/12/2015, UBND huyện Hoành Bồ đã thực hiện thu hồi thành công tổng diện tích 156,46ha các loại đất. Trong đó các loại đất thu hồi được thể hiện chi tiết ở biểu sau:
Biểu 8. Diện tích các loại đất thu hồi năm 2015 (ĐVT: ha)
Thực hiện thu hồi trên 769 hộ bị ảnh hưởng và bồi thường với tổng giá trị là 143,463,966,777 triệu đồng trên 149,20ha diện tích đất thu hồi được phê duyệt để thực hiện dự án. Kinh phí bồi thường, hỗ trợ được liệt kê như sau:
Biểu 9. Kinh phí bồi thường, hô trợ TĐC năm 2015 huyện Hoành Bồ
(ĐVT: triệu đồng)
Ta có thể thấy rằng kinh phí bồi thường cho cây trồng, vật nuôi chiếm 30% tổng giá trị bồi thường cho các dự án. Một mặt cho thấy rằng phương thức sản xuất chính của người dân vẫn dựa vào nông nghiệp. Mặt khác, nếu xét theo khía cạnh xã hội sẽ nảy sinh ra hai vấn đề.
Thứ nhất, số cây trồng, vật nuôi nằm trong diện tích đất thu hồi là do người dân đã ổn định nuôi trồng từ trước và không có phát sinh thêm trong quá trình thực hiện dự án.
Thứ hai, số cây trồng, vật nuôi đó phát sinh trong quá trình UBND huyện tiến hành thu hồi, bồi thường, GPMB nhằm kiếm lợi.
Điều này cho thấy rằng, trong quá trình khảo sát, thống kê kiểm kê đất đai và TSGLVĐ, nếu không thực hiện sát sao và chặt chẽ thì sẽ dễ dàng nảy sinh thêm nhiều vấn đề bất cập khác, đặc biệt là làm tăng nguồn kinh phí bồi thường, hỗ trợ, gây khó khăn trong quá trình kiểm toán và sử dụng ngân sách hợp lý.
Có thể thấy rằng, giá trị hỗ trợ của Nhà nước cho người dân chiếm 30% trong tổng số kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ TĐC, đạt 45,227,449,565 triệu đồng. Đây là khoản tiền hỗ trợ thêm cho các hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng bởi dự án thu hồi. Bản chất, đây là khoản bù vào phần chênh lệch giữa giá đất bồi thường được Nhà nước ban hành với giá đất thị trường, làm cho mâu thuẫn giữa hai đại lượng này giảm bớt đi. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để người dân có đủ nguồn kinh phí để ổn định lại cuộc sống sau thu hồi đất, làm quen với phương thức sản xuất mới. Trong đó, có 7 hộ được bố trí TĐC dưới hình thức TĐC tại chỗ. Phần lớn những hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi đều lựa chọn hình thức TĐC tại chỗ. Một phần là do họ đã quen