Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại một số địa phương của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc thực hiện công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh (Trang 31 - 32)

Việt Nam.

Trong giai đoạn hiện nay, một số địa phương trên cả nước đã học hỏi và áp dụng những đổi mới về quản lý và sử dụng đất đai mang đến nhiều thành công nhất định và cải thiện đời sống nhân dân, góp phần phát triển kinh tế.

Là một trung tâm kinh tế quan trọng của các tỉnh phía Nam, rất năng động trong phát triển kinh tế và các hoạt động phù hợp với cơ chế thị trường, thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định áp dụng thủ tục định giá đất phù hợp thị trường để xác định giá trị bồi thường về đất. Hiện nay, Trung tâm Tư vấn và Thẩm định giá Miền Nam (thuộc Bộ Tài chính) và Trung tâm Định giá thành phố Hồ Chí Minh (thuộc Sở Tài chính thành phố Hồ Chí Minh) đang chủ yếu cung cấp dịch vụ định giá đất tại thành phố Hồ Chí Minh và một số địa bàn lân cận nhằm đẩy nhanh hiệu quả và tiến độ dự án. Đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất, hỗ trợ chuyển đổi đời sống và cải thiện thu nhập. Đây là địa phương có diện tích chuyển dịch sang sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp lớn nhất so với các địa phương cấp tỉnh của cả nước. Trong giai đoạn 2001 - 2005, thành phố đã cho chuyển khoảng 18.000 ha đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng sang sử dụng cho mục đích phát triển công nghiệp, dịch vụ và mở rộng đô thị.

Trong giai đoạn 5 năm 2001 - 2005, Hà Nội được Chính phủ cho phép được chuyển 5.677 ha đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp10, trên thực tế Hà Nội mới chuyển dịch 4.670 ha (mới sử dụng 82,3% chỉ tiêu được phép). Vấn đề đáng quan tâm ở Hà Nội là lãnh đạo thành phố có quan điểm không nhất trí với việc định giá đất phù hợp với giá thị trường, giá đất cần được Nhà nước quản lý chặt chẽ, nguyên nhân của những bất cập về đất đai không phải do địa phương làm chưa tốt mà do quy định của pháp luật đất đai về “giá đất do Nhà nước quy định phải phù hợp với giá đất trên thị trường” là không phù hợp với thực tế nên địa phương không thể thực hiện được. Cách tiếp cận như vậy làm cho Hà Nội luôn quy định giá đất chỉ bằng khoảng 50%-70% giá đất trên thị trường, đồng thời Hà Nội cũng rất khó khăn khi tiếp thu các chính sách tăng mức bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi. Hà Nội có rất nhiều ý kiến không đồng thuận khi triển khai chính sách hỗ trợ cho những người bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng bằng một diện tích làm cơ sở kinh doanh hoặc đất ở tại những nơi có thể phát triển kinh doanh dịch vụ nhằm mục tiêu chuyển đổi nghề nghiệp cho nông dân bị thu hồi đất (Chính phủ đã quyết định vào năm 2006 và năm 2007). Tuy nhiên cho đến thời điểm năm 2010- 2015, quy hoạch đất đai ở Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực. 60% các dự án có vốn đầu tư nước ngoài dầu tư vào xây dựng khu chung cư và các công trình dịch vụ khác, còn lại là các dự án xây dựng khu công cộng và đổi mới diện mạo các khu vực ngoài thành còn nhiều khó khăn chưa phát triển.

Đà Nẵng là một thành phố không lớn, mới được thành lập, là một thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở tách phần thành phố Đà Nẵng cũ và khu vực ngoại vi từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng trước đây (thành lập ngày 06/11/1996). Thành phố Đà Nẵng có vị trí khá phù hợp để trở thành trung tâm đô thị của khu vực miền Trung. Ngay từ khi mới được thành lập, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã có chủ trương tập trung vào quy hoạch, phát triển hạ tầng cho một đô thị hiện đại, sử dụng quỹ đất làm nội lực để phát triển. Trong giai đoạn 2001 - 2005, Đà Nẵng đã cho chuyển dịch 3.821 ha từ đất nông nghiệp, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, đất chưa sử dụng sang sử dụng vào mục đích phát triển khu công nghiệp, dịch vụ và mở rộng đô thị15. Đà Nẵng đã đạt được những thành quả phát triển kinh tế - xã hội rất cao trong thời gian từ khi thành lập cho đến nay.

Trong giai đoạn từ khi thành lập thành phố cho đến 2006, tăng trưởng GDP đạt ở mức 11,56%; bình quân GDP trên đầu người đạt 392 đô la Mỹ vào năm 1996 và đạt 1.164 đô la Mỹ vào năm 2006; bình quân thu nhập đầu người của cư dân Đà Nẵng đạt 272 đô la Mỹ vào năm 1999, 375 đô la Mỹ vào năm 2002 và 510 đô la Mỹ vào năm 2005. Tính đến năm 2016, Đà Nẵng đã trở thành một trong những điểm sáng của du lịch và là thành phố văn minh tiêu biểu cho mức sống của người dân. Điều này tạo nền tảng cho sự phất triển nhanh chóng của thành phố cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo nguồn thu mới cho ngân sách Nhà nước, thúc đẩy kinh tế vùng phát triển nói chung và cả nước nói riêng.

Trên thực tế triển khai, việc chuyển dịch đất đai để có đất sử dụng cho các dự án đầu tư phát triển kinh tế đã và đang được thực hiện khá mạnh ở các tỉnh, thành phố thuộc các vùng kinh tế trọng điểm (ở Bắc Bộ là tứ giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Lạng Sơn; ở Trung Bộ là các tỉnh ven biển gồm Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi - Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa; ở Nam Bộ là các tỉnh miền Đông gồm thành phố Hồ Chí Minh - Bà Rịa Vũng Tầu - Đồng Nai - Bình Dương - Long An - Tiền Giang). Trong các địa phương có mức độ phát triển kinh tế cao, 3 thành phố lớn là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng có nhu cầu chuyển dịch đất đai nhiều nhất và có diện tích đã chuyển dịch lớn nhất. Đồng thời, cách thức triển khai pháp luật ở các thành phố này cũng có những đặc thù khác nhau.

Trình tự, thủ tục thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hiện nay được áp dụng gần như giống nhau ở tất cả các địa phương và cho tất cả các dự án đầu tư. Cách làm như vậy chưa tạo được tính phù hợp đối với từng hoàn cảnh kinh tế - xã hội của địa phương, từng đặc trưng dân tộc của các dân tộc thiểu số. Thực tế cho thấy đã có nhiều khiếu kiện của dân về cách thực hiện chưa thỏa đáng trong những hoàn cảnh cụ thể. Những bất cập thể hiện rõ nhất là người dân luôn cảm thấy khu tái định cư được chỉ định không phù hợp với hoàn cảnh sống của mình, nhất là khi giải quyết tái định cư cho nhóm người nghèo vào nhà chung cư, tái định cư cho cả một cộng đồng dân cư dân tộc thiểu số vào khu dân cư dạng đô thị.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc thực hiện công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh (Trang 31 - 32)