Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng tại công ty điện lực Bắc Ninh (Trang 91 - 103)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty

4.3.2.1. Giải pháp tổng thể

Thứ nhất: Công ty phải hoàn thiện hệ thống quản trị doanh nghiệp, nâng cao hiệu quă, hiệu lực quản lý điều hành thông qua việc rà soát, sửa đổi bổ sung hệ thống quy chế quản lý nội bộ phù hợp với tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của từng giai đoạn và các quy định, chỉ đạo của EVN NPC

Thứ hai: Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch, giám sát đánh giá thực hiện kế hoạch và cơ chế phân bổ các nguồn vốn thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu. Đổi mới trong công tác xây dựng, phân bổ nguồn vốn, giám sát, đánh giá thực hiện kế hoạch.

- Nâng cao năng lực trách nhiệm cán bộ làm công tác kế hoạch. Cán bộ làm công tác phải đƣợc đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn sâu trong lĩnh vực theo dõi, phụ trách, hiểu và có khả năng bao quát đƣợc nhiều lĩnh vực trong dây chuyền sản xuất kinh doanh điện, chủ động phối hợp ngang trong giải quyết công việc

- Việc xác định mục tiêu kế hoạch phải rõ ràng từng năm, từng giai đoạn. Tránh tình trạng lựa chọn đa muc tiêu, mục tiêu không rõ ràng dẫn đến phân tán nguồn lực, ảnh hƣởng đến hiệu quả khai thác, sử dụng nguồn lực trong sản xuất kinh doanh và đầu tƣ xây dựng.

- Xây dựng đồng bộ, khoa học các quy chế, quy định trong công tác kế hoạch. Các quy chế, quy định phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ áp dụng; cơ chế thƣởng phạt nghiêm minh, phải đƣợc thực hiện nghiêm túc, đồng bộ với các quy định trong công tác tổ chức cán bộ, trách nhiệm ngƣời đứng đầu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Thực hiện lập, giao, duyệt, theo dõi, đánh giá thực hiện trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật đƣợc xây dựng khoa học, bài bản, phù hợp với thực tế hoạt động SXKD điện của Công ty. Việc phân bổ các nguồn lực phải đảm bảo bám sát mục tiêu kế hoạch và phải đƣợc đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính một cách nghiêm túc (trừ trƣờng hợp thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công ích Nhà nƣớc giao).

- Áp dụng khoa học ký thuật trong công tác kế hoạch. Việc áp dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất kinh doanh không những làm tăng năng suất lao động mà còn nâng cao độ tin cậy, khả năng đáp ứng nhanh yêu cầu trong công tác lập, theo dõi đánh giá thực hiện kế hoạch.

4.3.2.2. Một số giải pháp cụ thể:

1. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng

Trong tình hình kinh tế ngày càng phát triển hiện nay, việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ là chủ trƣơng chung mà các doanh nghiệp cùng hƣớng tới.Theo đó, PCBN cần phải xác định việc cải cách hành chính trong công tác phục vụ các dịch vụ khách hàng là một trong những vấn đề trọng tâm nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, cũng nhƣ đáp ứng nhứng đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng về chất lƣợng phục vụ các dịch vụ của Ngành điện với phƣơng châm "dễ tiếp cận - dễ tham gia - dễ giám sát".

Hoạt động kinh doanh của công ty chỉ thực sự hiệu quả khi công ty phát triển đƣợc các mối quan hệ bạn hàng mới và duy trì đƣợc các mối quan hệ bạn hàng sẵn có.

Để duy trì đƣợc các mối quan hệ bạn hàng sẵn có, công ty cần phải thƣờng xuyên quan tâm chăm sóc khách hàng, xây dựng mối liên hệ mật thiết với khách. Bên cạnh việc cung ứng dịch vụ, công ty cần thƣờng xuyên lắng nghe, giải đáp những thắc mắc của khách hàng, việc cung ứng dịch vụ phải đi liền với việc chăm sóc chất lƣợng dịch vụ thì kinh doanh mới hiệu quả.Bên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cạnh đó, công ty cũng cần xây dựng chiến dịch tìm kiếm khách hàng mới, tƣ vấn khách hàng để khách hàng tin tƣởng sử dụng sản phẩm dịch vụ của mình, xây dựng mối quan hệ bạn hàng tốt đẹp. Nội dung giải pháp cụ thể nhƣ sau:

Xây dựng và triển khai chƣơng trình nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng sử dụng điện với mục tiêu tăng 0.3-0.5 điểm trung bình mức độ hài lòng của khách hàng so với năm 2014 theo thang điểm 10.

Căn cứ QTKD của tổng công ty và tập đoàn ban hành, công ty xây dựng chƣơng trình cải cách thủ tục hành chính (giảm bớt các giấy tờ) trong hoạt động kinh doanh và Dịch vụ khách hàng. Cụ thể:

Thực hiện cấp điện mới theo đúng quy định hiện hành với mục tiêu: thời gian cấp điện cho khách hàng sinh hoạt khu vực TP,TX,TT không quá 3 ngày làm việc; khu vực nông thôn không quá 5 ngày làm việc; khách hàng ngoài sinh hoạt không qua 7 ngày àm việc; khách hàng có TBA riêng đấu nối vào lƣới trung áp không quá 36 ngày làm việc.

Tổ chức hội nghị khách hàng thƣờng niên để tiếp thu ý kiến, kịp thời điều chỉnh các nội dung nâng cao dịch vụ khách hàng.

Phối hợp với các đơn vị xây dựng quy trình phối hợp giữa hệ thống vận hành và kinh doanh để cập nhật thông tin về mất điện, hoãn mất điện, mất điện sự cố để có bộ phận liên quan theo dõi và trả lời khách hàng kịp thời. Thƣờng xuyên trực tiếp gặp, tiếp nhận thông tin và giải quyết yêu cầu kiến nghị của các cấp chính quyền địa phƣơng.

Tiếp tục cập nhật số điện thoại di động của khách hàng để nhắn tin, tăng tối đa tín nhắn mất điện, giảm tối đa tin nhắn thanh toán tiền điện.

Tổ chức lại việc chăm sóc khách hàng để đảm bảo thực hiện đầu mối giải quyết 6 loại hình dịch vụ theo cơ chế 1 cửa theo đúng quy trình đã ban hành.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ mới để nâng cao chất lƣợng dịch vụ khách hàng: ghi chỉ số bằng Camera, lập hồ sơ PTKHM

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bằng máy tính bảng, theo dõi công tác lắp đặt mới, thu tiền điện qua các công nghệ hiện đại, tiện ích khuyến khích khách hàng thanh toán qua hình thức thu tiền tự động tiến tới đẩy mạnh thƣơng mại điện tử, nâng cấp website chăm sóc khách hàng.

Tăng cƣờng chất lƣợng độ ngũ giao tiếp khách hàng: đào tạo các kỹ năng mềm, chuyên môn khi giao tiếp với khách hàng, phát huy văn hoá doanh nghiệp.

Bên cạnh đó phải thƣc hiện nghiêm túc việc đánh giá khảo sát mức độ hài lòng khách hàng qua tƣ vấn độc lập, khảo sát tại quầy thu tiền điện, qua email, website, tổng đài chăm sóc khách hàng,... từ đó phân tích, đánh giá kết quả và đƣa ra giải pháp khắc phục kịp thời.

2. Giải pháp giảm tổn thất điện năng

Giảm tổn thất điện năng có ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh bán điện. Trong những năm qua PCBN luôn chú trọng thực hiện tốt chỉ tiêu này, tỷ lệ tổn thất điện năng có xu hƣớng giảm tuy nhiên vẫn còn cao và chƣa ổn định. Điều này do nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Thời gian tới, PCBN cần tập trung chỉ đạo quyết liệt vấn đề này bằng một số biện pháp cơ bản sau đây:

Thứ nhất: Về tổ chức

Trên cơ sở chỉ tiêu Tổng Công ty giao, Công ty phải xây dựng chƣơng trình giảm tổn thất điện năng chi tiết từ cấp công ty đến điện lực với kế hoạch thực hiện rõ ràng và có đánh giá kết quả hoạt động mỗi tháng một lần nhằm xử lý hiệu quả những sự cố mới có thể phát sinh. Cụ thể theo 4 chỉ tiêu sau:

- Tổn thất toàn điện lực

- Tổn thất lƣới điện hạ áp khu vực nông thôn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tổn thất lƣới điện trung áp.

Từ cấp Công ty đến cấp Điện lực ra Quyết định thành lập Ban chỉ đạo giảm tổn thất để chỉ đạo thực hiện các giải pháp giảm tổn thất theo từng cấp trong cả năm. Ban chỉ đạo xây dựng chƣơng trình giảm tổn thất theo từng quý và cả năm. Tập trung đánh giá kết quả thực hiện giảm tổn thất hàng tháng đối với các DZTA,TBA công cộng có tổn thất cao hơn so với định kỳ, đánh giá hiệu quả tổn thất điện năng đối với các dự án đầu tƣ xây dựng, dự án lắp tụ bù.

Thứ hai:Giảm tổn thất kỹ thuật

Chủ động đánh giá các chƣơng trình chống quá tải, chống non tải tại các trạm biến áp phân phối. Thực hiện đo dòng, cân pha, san tải các trạm biến áp phụ tải bằng cách hoán đổi MBA trung gian và MBA phụ tải chống quá tải cho lƣới điện và MBA. Theo dõi chặt chẽ thông số vận hành của các MBA, đƣờng dây trung thế, hạ thế, nhận định đƣợc sự tăng trƣởng của phụ tải sau MBA hoặc đƣờng dây để đề xuất phƣơng án chống quá tải hoặc phƣơng thức kết lƣới hợp lý; xử lý giảm thiểu hành lang bảo vệ an toàn lƣới điện.

Duy trì chế độ kiểm tra vận hành tụ bù trung áp và hạ áp, đảm bảo hệ thống bù phát huy tối ƣu chức năng điều chỉnh điện áp lƣới điện, đặcbiệt là tụ bù hạ áp phải đảm bảo làm việc đúng thời gian cài đặt.

Phối hợp với các ban ngành có liên quan đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ thi công xây dựng các trạm biến áp 110kV và chủ động xây dựng các lộ xuất tuyến 35kV, 22kV sau các trạm biến áp 110kV, nâng cấp điện áp vận hành các tuyến đƣờng dây.

Triển khai sớm các dự án đầu tƣ xây dựng đƣợc giao để chống quá tải và giảm tổn thất điện năng đặc biệt là xây dựng các tuyến xây dựng mới, xoá trung gian nhằm liên kết mạch vòng lƣới điện nông thôn bằng vốn KFW2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tăng cƣờng theo dõi, kiểm tra công tác quản lý công tơ đo đếm điện. Tiến hành thay định kỳ kịp thời công tơ theo quy định nhất là công tơ của khách hàng có sản lƣợng tiêu thụ lớn, công tơ ở khu vực có tổn thất điện năng cao, đặc biệt ở những xã tiếp nhận lƣới điện hạ áp nông thôn.

Công tơ đo đếm điện nhƣ một chiếc cân dùng để bán hàng, có thể nói hầu hết các quan hệ giữa bên bán điện và bên mua điện liên quan đến công tơ đo đếm điện năng, đó cũng là mối quan tâm của cả bên bán điện và bên mua điện. Để công tơ điện luôn đảm bảo tính chính xác, PCBN cần thực hiện một số biện pháp:

Tất cả công tơ khi đƣợc treo ở trên lƣới điện phải đƣợc kiểm định chất lƣợng, kẹp chì niêm phong đúng quy định.

Theo quy định của pháp lệnh đo lƣờng Nhà nƣớc, để đảm bảo độ chính xác của công tơ đo đếm điện năng thì chậm nhất là 5 năm đối với công tơ điện 1pha và 2 năm đối với công tơ điện 3 pha phải đƣợc thay thế bằng công tơ mới. Điện lực nên lập phƣơng án thay thế sớm hơn, chậm nhất 3 năm thay thế định kỳ công tơ 1 pha và phấn đấu 1 năm thay thế định kỳ công tơ 3 pha 1 lần đối với những khách hàng có sản lƣợng trên 100.000 kWh/tháng. Lắp modem kết nối công tơ điện tử 3 giá đối với các khách hàng trong KCN,CCN phục vụ ghi chỉ số từ xa qua chƣơng trình AMI.ONE

Thƣờng xuyên kiểm tra công tơ đang vận hành, phát hiện và thay thế kịp thời công tơ kẹt, cháy…

Thƣờng xuyên kiểm tra giám sát mua bán điện để chống trộm cắp, câu móc điện, sử dụng điện sai quy định,....Trƣờng hợp vi phạm phải tính toán truy thu, bồi thƣờng và chuyển đến cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kiểm tra giám sát nhân viên ghi chỉ số công tơ tránh trƣờng hợp ghi sai chỉ số, sai ngày. Thực hiện luân phiên ghi chỉ số đối với các TBA có tổn thất cao, sản lƣợng lớn.

3. Giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:

Thứ nhất: Tiết kiệm chi phí

Tiết kiệm chi phí kinh doanh là một trong những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng. Để tiết kiệm chi phí kinh doanh, cần thực hiện một số giải pháp:

- Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch chi phí biến động do EVN NPC giao, PCBN phải thực hiện xây dựng kế hoạch chi tiêu của toàn Công ty để làm cơ sở cho các đơn vị triển khai thực hiện đảm bảo đúng kế hoạch, tỷ trọng, mức chi phí đƣợc phân bổ.

- Khi giao chi phí cho các đơn vị phải gắn với hiệu quả kinh doanh, có sự phân tích, so sánh hiệu quả trƣớc và sau khi thực hiện.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích các đơn vị tăng hiệu quả kinh tế, giảm chi phí kịp thời

- Thực hiện khoán các chi phí nhƣ: điện, nƣớc, điện thoại, xăng dầu, thuê quầy thu tiền điện, cƣớc 3G....cho 8 Điện lực Huyện trực thuộc Tỉnh Bắc Ninh.

- Thực hiện điều vận hợp lý, hiệu quả các đầu xe ô tô nhằm giảm chi phí xăng xe và các chi phí phụ khác.

- Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình mua sắm, sử dụng vật tƣ, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác SXKD, tận dụng vật tƣ tồn kho, thu hồi để thay thế, sữa chữa lƣới điện.

- Kiểm soát đúng tiến độ thi công các công trình ĐTXD, SCL, SCTX để sớm đƣa các hạng muc công trình vào khai thác sử dụng phát huy hiệu quả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Vốn là nguồn lực đầu vào rất quan trọng, việc sử dụng vốn có hiệu quả có tác động rất lớn đến hiệu quả kinh doanh.Thực hiện quản trị kế hoạch dòng tiền hàng tháng, quý là một biện pháp cơ bản để thực hiện quản trị tài chính doanh nghiệp nhằm tối ƣu hoá chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Đối với vật tƣ, hàng hóa tồn kho: vật tƣ, hàng hóa tồn kho của PCBNcó định mức nhỏ hơn định mức EVN NPC giao, nhƣng thực tế có một số loại vật tƣ còn tồn kho lâu ngày không sử dụng (cáp vặn xoắn, cáp điều khiển…) và có một số lƣợng vật tƣ thu hồi do tháo dỡ, thu hồi từ công trình đầu tƣ xây dựng, sửa chữa lớn, sửa chữa thƣờng xuyên (công tơ, xà, sứ, dây cáp ...) cần đƣợc phân loại, tận dụng hoặc thực hiện thanh xử lý kịp thời. Thực hiện nghiêm túc nghiệm thu chất lƣợng vật tƣ, hàng hóa nhập kho hoặc thu hồi, qua đó tận dụng lại vật tƣ, hàng hóa còn sử dụng đƣợc, nếu không còn sử dụng đƣợc cần tiến hành thanh xử lý kịp thời, mặt khác PCBN cần đảm bảo cân đối mua vật tƣ, hàng hóa với nhu cầu sử dụng, vật tƣ mua về nên xuất kho ngay cho đối tƣợng sử dụng tránh để tồn kho, ứ đọng vốn.

Đối với các khoản phải thu, hiện nay tại PCBN chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản phải thu là tiền điện. Do đặc điểm kinh doanh điện năng là khách hàng tiêu dùng điện trƣớc trả tiền sau, PCBN thƣờng chỉ thu đƣợc từ 98% - 99% số tiền điệnphát sinh, một số doanh nghiệp và công ty khai thác công trình thuỷ lợi thƣờng xuyên nợ tiền điện. PCBN nên chủ động làm việc với khách hàng, nếu cần thiết tiến hành ký lại hợp đồng mua bán điện để làm căn cứ pháp lý ràng buộc trách nhiệm thanh toán kịp thời tiền điện phát sinh. Áp dụng linh hoạt các hình thức thanh toán tiền điện nhƣ trả qua ATM, qua tổ chức tín dụng, ngân hàng. Ngoài ra cần quy định lịch thu tiền điện để đảm bảo mật độ ngƣời đến nộp tiền điện đƣợc dãn đều những ngày trong tháng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng tại công ty điện lực Bắc Ninh (Trang 91 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)