Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng tại công ty điện lực Bắc Ninh (Trang 29 - 31)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.3. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Đây là nhân tố thuộc về doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể kiểm soát và điều chỉnh nó theo hƣớng tích cực nhằm phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của mình. Có thể kể đến các nhân tố rất quan trọng nhƣ:

- Nhân tố trình độ năng cán bộ kinh doanh xuất khẩu và trình độ quản lý doanh nghiệp.

Đây là nhân tố hết sức quan trọng, quyết định đến sự thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì trình độ và năng lực quản trị kinh doanh của ban giám đốc doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp có đƣợc các chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tận dụng đƣợc các cơ hội của thị trƣờng quốc tế trên cơ sở khả năng vốn có của mình.Cán bộ kinh doanh là những ngƣời trực tiếp thực hiện các công việc của quá trình xuất hàng hoá. Năng lực cán bộ kinh doanh đƣợc phản ảnh ở nhiều phƣơng diện: trình độ học vấn, nắm bắt khoa học công nghệ, quản lý kinh doanh doanh, kỹ năng nghiệp vụ xuất nhập khẩu, nắm vững chính sách nhà nƣớc, hệ thống pháp luật trong nƣớc và quốc tế nhằm giải quyết những tranh chấp phát sinh.Vì vậy, trình độ và năng lực trong hoạt động xuất khẩu của họ sẽ quyết định tới hiệu quả công việc, theo đó quyết định tới hiệu quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp.

- Nhân tố khả năng tài chính của doanh nghiệp

Đây là yếu tố phản ánh toàn bộ sức mạnh tổng hợp của doanh nghiệp thông qua khối lƣợng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối đầu tƣ có hiệu quả các nguồn vốn.Huy động đƣợc hết khả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

năng về vốn của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh một cách dễ dàng hơn. Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng một phần vốn rất lớn không phải là vốn tự có mà là vốn vay.Do đó khi đánh giá về khả năng huy động vốn của doanh nghiệp phải tính đến các khoản huy động vốn từ các nguồn khác nhau nhƣ vay tín dụng, thế chấp, tín chấp. Sự trƣờng vốn cũng là điều kiện để cho ban giám đốc thể tài năng của mình. Ngoài ra, nó còn cho phép doanh nghiệp thực hiện tốt các công cụ marketing thƣơng mại một cách linh hoạt mang lại nhiều thuạn lợi hơn cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu..

- Nhân tố chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp

Chiến lƣợc kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại va phát triển của mỗi doanh nghiệp. Chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn sẽ tạo một hƣớng đi tốt cho doanh nghiệp, chiến lƣợc kinh doanh có thể coi nhƣ kim chỉ nam dẫn đƣờng cho doanh nghiệp đi đúng hƣớng.Trong thực tế, có rất nhiều nhà kinh doanh nhờ có chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn mà đạt đƣợc nhiều thành công, vƣợt qua đối thủ cạnh tranh và tạo vị thế cho mình trên thƣơng trƣờng.Chiến lƣợc kinh doanh mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tầm quan trọng của nó đƣợc thể hiện ở những mặt sau:

Chiến lƣợc kinh doanh giúp doanh nghiệp định hƣớng cho hoạt động của mình trong tƣơng lai thông qua việc phân tích và dự báo môi trƣờng kinh doanh.Hoạt động kinh doanh xuất khẩu là một hoạt động luôn chịu sự ảnh hƣởng của các yếu tố bên ngoài và bên trong. Chiến lƣợc kinh doanh xuất khẩu giúp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện năng vừa linh hoạt vừa chủ động để thích ứng với những biến động của thị trƣờng, đồng thời còn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển theo đúng hƣớng. Điều đó có thể giúp doanh nghiệp phấn đấu thực hiện mục tiêu nâng cao vị thế của mình trên thị trƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chiến lƣợc kinh doanh giúp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện năng nắm bắt đƣợc các cơ hội cũng nhƣ đầy đủ các nguy cơ đối với sự phát triển nguồn lực của doanh nghiệp.Nó giúp doanh nghiệp khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực, phát huy sức mạnh của doanh nghiệp. Chiến lƣợc tạo ra một quỹ đạo hoạt động cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp liên kết đƣợc các cá nhân với các lợi ích khác cùng hƣớng tới một mục đích chung, cùng phát triển doanh nghiệp. Nó tạo một mối liên kết gắn bó giữa các nhân viên với nhau và giữa các nhà quản lý với nhân viên. Qua đó tăng cƣờng và nâng cao hơn nữa nội lực của doanh nghiệp.

Chiến lƣợc kinh doanh xuất khẩu là công cụ cạnh tranh có hiệu quả của doanh nghiệp. Trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế hiện nay đã tạo nên sự ảnh hƣởng và phụ thuộc qua lại lẫn nhau giữa các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.Chính quá trình đó đã tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trên thị trƣờng. Ngoài những yếu tố cạnh tranh nhƣ: giá cả, chất lƣợng, quảng cáo, marketing, các doanh nghiệp còn sử dụng chiến lƣợc kinh doanh nhƣ một công cụ cạnh tranh có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng tại công ty điện lực Bắc Ninh (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)