4.2.1.1. Giám sát tuân thủ pháp luật thuế qua công tác kê khai
Tuân thủ thuế là yếu tố cốt lõi của cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế. Theo đó, việc xây dựng “chiến lƣợc tuân thủ tự nguyện” đang đƣợc đặt ra nhƣ một tất yếu trong cơ chế vận hành của mô hình quản lý thuế hiện đại - mô hình quản lý theo chức năng. Đây là vấn đề đang thu hút sự quan tâm của các cơ quan thừa hành trong lĩnh vực thuế và hải quan cũng nhƣ cộng đồng Doanh nghiệp và ngƣời dân.
Theo Luật Quản lý thuế hiện hành, quản lý kê khai thuế là một trong những nội dung quan trọng trong quản lý thuế, là nguồn dữ liệu đầu vào để xác định, theo dõi và quản lý thu ngân sách Nhà nƣớc thông qua việc quản lý số lƣợng doanh nghiệp, các tờ khai thuế hàng tháng, hàng quý, chứng từ thu, nộp ngân sách… Để thực hiện vấn đề này, ngành thuế đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhƣ sử dụng tờ khai mã vạch hai chiều trong kê khai thuế hàng tháng, kết nối thông tin nộp thuế với Kho bạc Nhà nƣớc và Ngân hàng thƣơng mại, áp dụng hình thức kê khai, nộp thuế điện tử, triển khai các phần mềm hỗ trợ kiểm tra tờ khai, kiểm tra và xác minh hóa đơn...
71
Việc kê khai hồ sơ khai thuế tháng, quý và quyết toán thuế năm của doanh nghiệp tƣơng đối đầy đủ. Tuy nhiên, hiện vẫn còn tồn tại tình trạng một số doanh nghiệp chƣa thật sự quan tâm đến công tác kê khai thuế nên việc gửi hồ sơ khai thuế còn chậm hoặc nộp hồ sơ khai thuế còn thiếu, số liệu kê khai chƣa chính xác, không đầy đủ và còn nợ đọng thuế…
Khi thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cần phải tăng cƣờng kiểm tra các khoản chi phí để loại trừ các khoản chi phí không hợp lệ, chi phí không đƣợc phép tính trừ theo quy định. Việc kiểm tra này tƣơng đối phức tạp vì bắt buộc phải kiểm tra từ chứng từ gốc, do đó đòi hỏi cán bộ thuế phải kiểm tra chứng từ gốc một cách chính xác và tỷ mỷ mới đảm bảo khắc phục đƣợc tình trạng doanh nghiệp hợp pháp hoá các khoản chi phí đầu vào và các khoản chi phí không đƣợc phép tính vào chi phí.
Cần kiểm tra tổng thể và chi tiết báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán để phát hiện các khoản thu nhập khác ngoài thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Việc kiểm tra này dựa trên cơ sở phân tích các tài khoản có liên quan đến các khoản thu của doanh nghiệp nhằm phát hiện các khoản thu nhập chịu thuế khác phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp để tính thu nhập chịu thuế.
Kiểm tra, đối chiếu các doanh nghiệp có kê khai sửa chữa lớn tài sản nhằm khắc phục hiện tƣợng các doanh nghiệp kê khai sửa chữa lớn tài sản nhƣng không thực hiện sửa chữa nhằm trốn thuế TNDN.
Cần đẩy mạnh và tăng cƣờng đôn đốc các doanh nghiệp đăng ký phƣơng pháp trích khấu hao và tỷ lệ trích khấu hao tài sản cố định trƣớc khi hoạt động hoặc trƣớc khi bắt đầu sản xuất kinh doanh.
Yêu cầu doanh nghiệp đăng ký định mức tiêu hao hợp lý nguyên, nhiên vật liệu, hàng hoá. Việc kê khai đăng ký định mức tiêu hao do doanh nghiệp tự xây dựng và đăng ký, thông qua việc đăng ký định mức tiêu hao này, cơ quan thuế sẽ quản lý đƣợc các khoản chi phí của doanh nghiệp khi thực hiện
72
kê khai và nộp thuế TNDN.
Quyết toán thuế là khâu quan trọng, có vai trò xác định đúng số thuế doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách và giúp cơ quan quản lý xác định đƣợc số thuế thu đƣợc vào ngân sách vì vậy cần phải:
- Cần đôn đốc các doanh nghiệp nộp quyết toán thuế đúng thời gian quy định. Cần bổ sung chế tài xử phạt khi doanh nghiệp nộp chậm quyết toán thuế. Đồng thời cơ quan thuế cũng phải tăng cƣờng bố trí cán bộ thực hiện nhiệm vụ này một cách phù hợp.
- Quá trình quyết toán thuế cần đi sâu phân tích đến từng chi tiết các chỉ tiêu trong báo cáo quyết toán nhằm phát hiện ra những bất hợp lý, chống thất thu, đảm bảo thu nộp đúng chế độ.
- Có kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện quyết toán thuế tại doanh nghiệp theo kỳ hạch toán của doanh nghiệp (theo quý) tạo cơ sở cho công tác quyết toán thuế hàng năm đƣợc nhanh chóng, kịp thời và chính xác.
4.2.1.2. Giám sát tuân thủ pháp luật thuế qua công tác kiểm tra, xử lý vi phạm
Trên cơ sở giám sát kê khai thuế tốt, Chi cục thuế đã tập trung nguồn lực cho việc xây dựng, triển khai phƣơng pháp thanh tra theo kỹ thuật quản lý rủi ro, tập trung vào trọng tâm, trọng điểm, rút ngắn thời gian thanh tra, kiểm tra. Cũng trên cơ sở giám sát kê khai thuế có hiệu quả, Chi cục thuế huyện Đan Phƣợng đã tích cực triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý nợ, phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận kê khai, kiểm tra và quản lý nợ.
Quy trình và thủ tục xác định đối tƣợng kiểm tra và việc xử lý kết quả kiểm tra trong cơ chế tự khai, tự nộp thuế đã có sự khác biệt căn bản. Theo cơ chế này, công tác kiểm tra sẽ phải tiến hành thƣờng xuyên hơn. Theo đó, đối tƣợng kiểm tra đƣợc xác định dựa trên nhiều nguồn thông tin khác nhau, nhƣng cơ bản nhất vẫn là nguồn thông tin phân tích rủi ro từ phía cơ quan thuế. Tuy nhiên, để đảm bảo sự công bằng và bình đẳng trong hoạt động
73
thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, hoạt động kiểm tra nên có quy chế rõ ràng về số lần kiểm tra tối đa hoặc tối thiểu trong một khoảng thời gian nhất định cho từng loại doanh nghiệp.
Công việc kiểm tra phải tiến hành theo phƣơng thức có hiệu quả nhất, tùy từng đối tƣợng cụ thể mà có phƣơng pháp kiểm tra khác nhau cho phù hợp: kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra theo điểm, kiểm tra từng vụ việc, kiểm tra thƣờng xuyên hay kiểm tra đột xuất. Lực lƣợng kiểm tra phải đủ mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng, có tinh thần trách nhiệm cao, kiên quyết đấu tranh với những trƣờng hợp sai phạm;
Khi phát hiện sai phạm tùy vào mức độ để có biện pháp xử lý đúng đắn, kiên quyết. Chi cục thuế cần có những quy định cụ thể hơn trong việc xử phạt đối với từng trƣờng hợp vi phạm.
Sử dụng kỹ thuật phân tích rủi ro và phân loại doanh nghiệp để xây dựng kế hoạch kiểm tra theo kế hoạch phù hợp, cụ thể: Đối với những doanh nghiệp thƣờng xuyên sai phạm thì cần phải có kế hoạch kiểm tra mỗi năm một lần; đối với những doanh nghiệp có sai phạm nhƣng không thƣờng xuyên thì khoảng 2-3 năm kiểm tra một lần; các doanh nghiệp còn lại 5 năm kiểm tra một lần. Với việc lập kế hoạch kiểm tra nhƣ vậy vừa đảm bảo hiệu quả của công tác kiểm tra vừa chống gian lận về thuế vừa không gây khó khăn cho những doanh nghiệp làm ăn chính đáng.
Cần có biện pháp kiểm tra, đánh giá tinh thần, thái độ của cán bộ thuế khi thực hiện công tác kiểm tra tại doanh nghiệp còn có cán bộ làm công tác kiểm tra chƣa thực sự đƣợc đánh giá cao tinh thần thái độ khi kiểm tra tại doanh nghiệp.
Việc kiểm tra, xác minh, đối chiếu hóa đơn cần đƣợc quan tâm, thƣờng xuyên, đặc biệt là việc lƣu hành hóa đơn giữa tỉnh này với tỉnh khác. Trƣờng hợp đột xuất khi có phát sinh thuế đầu vào lớn thì phải kịp thời đối chiếu các minh hóa đơn giữa đối tƣợng mua và đối tƣợng bán.
74
Thực hiện đƣợc công việc này có thể giải quyết đƣợc căn bản hiện tƣợng kê khai thuế để khấu trừ không đúng, ghi hóa đơn sai lệch giữa các liên, hoặc sử dụng hóa đơn giả để đối tƣợng bán thì trốn nộp thuế, đối tƣợng mua thì rút tiền của nhà nƣớc.
Cần bổ sung các chế tài xử phạt đối với những đối tƣợng ghi không đúng, không đủ, sai lệch các tiêu chí trên hóa đơn.
Nên hạn chế dần việc bán hóa đơn cho các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in sau khi đã đăng ký với cơ quan thuế. Bởi vì khi sử dụng hóa đơn tự in có nhiều ƣu điểm là:
Việc sử dụng hóa đơn tự in đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp trong cả nƣớc khi áp dụng luật thuế GTGT.
Hóa đơn tự in của doanh nghiệp ngoài việc đảm bảo sự tín nhiệm đối với khách hàng, còn có thêm chức năng quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm của công ty do trên hóa đơn có thể in logo, giới thiệu sản phẩm, màu sắc đẹp, đồng thời thể hiện đƣợc những đặc trƣng riêng của từng doanh nghiệp…
Việc sử dụng hóa đơn tự in đã thúc đẩy các doanh nghiệp nêu cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật, trƣớc khách hàng về hoạt động kinh doanh của mình. Đồng thời, doanh nghiệp có trách nhiệm cao hơn đối với số lƣợng hóa đơn do mình phát hành, nếu để thất thoát thì tự các doanh nghiệp đó phải có trách nhiệm bồi thƣờng cho Nhà nƣớc. Đồng thời, Bộ tài chính phải xây dựng định chế quản lý hóa đơn rõ ràng. Cụ thể, đối với các doanh nghiệp phát hành hóa đơn phải chịu trách nhiệm đối với hóa đơn của mình khi đã phát hành. Ngƣời thụ hƣởng hóa đơn có quyền kiểm soát hóa đơn vì đã ủy quyền cho bên bán hàng nộp thuế thay mình.
Doanh nghiệp chủ động trong việc lập kế hoạch sử dụng hóa đơn phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
75
biểu tƣợng trên mẫu hóa đơn… nên khi cần đối chiếu, xác minh hóa đơn sẽ thuận lợi, dễ dàng hơn nên hạn chế đƣợc việc mua bán hóa đơn.
Tăng cƣờng công tác kiểm tra nội bộ ngành, chú trọng đến đến đạo đức tác phong, việc chấp hành kỷ cƣơng, kỷ luật của cán bộ thuế trong toàn ngành. Xử lý nghiêm minh đối với các trƣờng hợp cán bộ thuế tham nhũng, lấy tiền thuế làm của riêng, thông đồng với doanh nghiệp để “chia thuế”, gây nhũng nhiễu, phiền hà cho các đối tƣợng nộp thuế khi thực thi công vụ làm mất lòng tin của nhân dân, gây nhiều dƣ luận xấu, làm cho tâm lý chung của các doanh nghiệp là sợ bị kiểm tra.
Cần có chính sách khen thƣởng kịp thời đối với những doanh nghiệp hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách và những cán bộ thuế có những sáng tạo trong công tác thu thuế.
Có thể nói để nâng cao tính tuân thủ của doanh nghiệp cần phải có các giải pháp đồng bộ:
- Đơn giản, công khai, minh bạch của chính sách thuế là nhân tố quan trọng tác động tới ý thức tuân thủ của doanh nghiệp, nó không chỉ góp phần giảm bớt chi phí mà còn giảm bớt các hành vi trốn thuế, tránh thuế. Tính đơn giản, công khai, minh bạch của chính sách thuế đƣợc hiểu là sự đơn giản, rõ ràng, mang tính nhất quán trong các quy định về pháp luật thuế; chính sách thuế phải đƣợc tuyên truyền sâu rộng đến doanh nghiệp để họ hiểu và tự xác định quyền, nghĩa vụ của mình.
- Hiện đại hóa quản lý thuế cũng là một trong các yếu tố góp phần nâng cao tính tuân thủ trong thu nộp thuế. Trong 5 năm gần đây, ngành thuế đã đạt đƣợc nhiều thành công trong việc ứng dụng CNTT vào quản lý, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ của mình.
- Việc thiết lập một giao diện dễ dàng, thân thiện với doanh nghiệp cũng sẽ cải thiện dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, theo đúng phƣơng châm “Hỗ trợ ngƣời nộp thuế là trách nhiệm của cơ quan thuế” và “Cơ quan thuế
76
và ngƣời nộp thuế là bạn đồng hành”. Ngoài ra, cùng với việc áp dụng công nghệ mới trong công tác quản lý, cơ quan thuế cũng cần tăng cƣờng rà soát phát hiện và xử lý nhằm giảm thiểu các hành vi không tuân thủ của doanh nghiệp.
Nâng cao tính tuân thủ luôn là vấn đề đặt ra cho các cơ quan các cấp nói chung và Chi cục thuế huyện Đan Phƣợng nói riêng. Để khắc phục đƣợc tính không tuân thủ của doanh nghiệp phụ thuộc vào cả cơ quan thuế và doanh nghiệp, đồng thời phải có những công cụ hỗ trợ tích cực cho hoạt động của cả cơ quan thuế và doanh nghiệp, nhất là công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức cho doanh nghiệp để họ có thể trả lời rõ ràng đƣợc câu hỏi - tại sao phải nộp thuế và thấy đƣợc sự khác nhau giữa một doanh nghiệp và ngƣời không nộp thuế trong con mắt của cộng đồng, xã hội. Đó chính là hình thức tuyên dƣơng, khen thƣởng kịp thời NNT chấp hành tốt chính sách pháp luật thuế.
4.2.1.3. Kiểm soát và hạn chế nợ thuế
Với cơ chế thành lập doanh nghiệp thông thoáng nhƣ hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng vấn đề này để thành lập doanh nghiệp rồi chây ỳ, nợ đọng thuế, gây khó khăn trong công tác quản lý thu thuế và thất thu ngân sách Nhà nƣớc. Để kiểm soát và hạn chế đƣợc nợ đọng thuế, cần phải áp dụng những biện pháp sau:
Thứ nhất, cần xác định chính xác nhân thân, nơi cƣ trú theo hộ khẩu và chứng minh nhân dân của ngƣời đứng đầu doanh nghiệp, đặc biệt quan tâm xác minh nhân thân thông qua việc cấp phiếu lý lịch tƣ pháp xác định tình trạng tiền án, tiền sự. Bởi vì nhiều trƣờng hợp ngƣời đứng đầu doanh nghiệp không đủ điều kiện theo quy định nhƣ về trình độ, năng lực, hành vi dân sự, bị cấm kinh doanh, có tiền án, tiền sự về tội trốn thuế, buôn lậu hoặc chủ doanh nghiệp sau khi vi phạm lẩn trốn một thời gian lại tiếp tục đứng ra xin thành lập doanh nghiệp với tên mới.
77
Thứ hai, cần có các biện pháp tích cực, kiên quyết để cƣỡng chế và truy thu thuế nhƣ phong toả tài khoản, kê biên tài sản bán đấu giá để truy thu nợ thuế. Đối với những trƣờng hợp vi phạm nghiêm trọng cần xử lý hình sự theo quy định của Luật quản lý thuế. Có nhƣ vậy mới có tác dụng răn đe, ngăn chặn đƣợc các trƣờng hợp vi phạm về sau.
Thứ ba, giao chỉ tiêu thu nợ thuế cho từng cán bộ trực tiếp quản lý nợ, coi đây là tiêu chí để đánh giá, bình xét hoàn thành nhiệm vụ của từng cá nhân. Đồng thời có chính sách động viên kịp thời cho những cán bộ thực hiện tốt.
Thứ tư, phát lệnh thu qua hoàn thuế. Các doanh nghiệp có nợ đọng nhƣng đƣợc hoàn thuế thì cần phải phát lệnh thu số tiền thuế còn nợ đọng nhằm đảm bảo thu hồi nợ ngay.
Thứ năm, cần tăng cƣờng công tác phân loại nợ thuế để có biện pháp xử lý số thuế nợ đọng. Đối với những khoản nợ do những doanh nghiệp đã giải thể, mất tích cần lập hồ sơ trình Bộ Tài chính làm thủ tục xoá nợ thuế, đối với những khoản nợ có khả năng thu cần áp dụng các biện pháp mạnh nhƣ phát lệnh thu qua ngân hàng để trích tiền từ tài khoản nhằm đảm bảo thu đủ tiền thuế.