cục thuế huyện Đan Phượng
Thứ nhất, công tác quản lý thuế sẽ đạt hiệu quả cao nếu các công tác đảm bảo nâng cao ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật thuế và tính tự giác của doanh nghiệp trong việc kê khai và nộp thuế đƣợc chú trọng.
Thứ hai, việc tuyên truyền về các chính sách thuế mới, các công tác quản lý của chi cục đƣợc triển khai rộng khắp bằng nhiều hình thức phong phú nhƣ báo chí, phát thanh, truyền hình...Nhiều hình thức cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đƣợc triển khai nhƣ tƣ vấn tại chỗ hoặc qua điện thoại, trả lời bằng văn bản, tập huấn, đối thoại doanh nghiệp... và đặc biệt là hình thức truyền tải qua thƣ điện tử, qua website của ngành đã giúp nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác quản lý thuế.
Thứ ba, quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế là một khâu quan trọng trong hệ thống quản lý thuế, là một chức năng chính trong mô hình quản lý thuế theo cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp. Mô hình này có vai trò quan trọng trong việc nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của đối tƣợng nộp thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào ngân sách Nhà nƣớc, nhằm chống thất thu
31
thuế, đảm bảo công bằng giữa các đối tƣợng nộp thuế trong việc thu nộp thuế. Quản lý đƣợc nợ đọng thuế và kết quả đem lại từ việc đôn đốc thu nợ thuế là một trong những thƣớc đo cơ bản để đánh giá chất lƣợng và hiệu quả của công tác quản lý thuế.
Thứ tư, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý thuế đã thể hiện đƣợc nhiều ƣu điểm, mang lại lợi ích to lớn cho cả doanh nghiệp và cơ quan thuế. Hiện nay phƣơng thức khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử đang đƣợc triển khai quyết liệt hứa hẹn sự đóng góp cho một môi trƣờng kinh doanh năng động, hiệu quả.
Thứ năm, xây dựng bộ máy quản lý thuế theo chức năng với phân bổ nguồn nhân lực hợp lý cũng là một yếu tố giúp chất lƣợng công tác quản lý thuế tăng cao. Đặc biệt là chú trọng nâng cao trình độ, nghiệp vụ và kỹ năng cho cán bộ thuế là điều kiện đảm bảo cho công tác quản lý thuế đạt kết quả tốt.
32
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thiện cơ sở lý luận và đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống thực trạng công tác quản lý thuế các doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Đan Phƣợng, luận văn sử dụng các phƣơng pháp sau:
2.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
2.1.1.1. Mục đích
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để tổng quan tài liệu, tìm kiếm các luận chứng hỗ trợ cho những lý luận ở chƣơng 1.
2.1.1.2. Cách thức
Tác giả sƣu tầm những nghiên cứu trong các công trình, tài liệu đã công bố trong nƣớc có liên quan tới đề tài quản lý thuế từ các nguồn nhƣ mạng internet, các đề tài thạc sĩ, tiến sĩ trong các thƣ viện, các cuốn sách đã xuất bản để hoàn thiện phần lý luận của luận văn. Ngoài ra tác giả cũng thu thập các báo cáo đánh giá về công tác quản lý thuế làm cơ sở để phân tích, đánh giá và đƣa ra giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Đan Phƣợng, thành phố Hà Nội. Những tài liệu này đƣợc thu thập chủ yếu từ Tổng cục Thuế, Cục thuế thành phố Hà Nội, Chi cục thuế huyện Đan Phƣợng.
2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
2.1.2.1. Mục đích
Sử dụng các báo cáo, số liệu để đƣa vào nội dụng phân tích thực trạng công tác quản lý thuế các doanh nghiệp.
2.1.2.2. Cách thức
Thu thập trực tiếp tài liệu, số liệu tại các cơ quan trong ngành nhƣ: Chi cục thuế huyện Đan Phƣợng, Cục thuế Thành phố Hà Nội, Tổng cục Thuế.
33
Thu thập dữ liệu ngoài ngành tại các cơ quan nhƣ: Chi cục thống kê huyện Đan Phƣợng, Cục thống kê thành phố Hà Nội, Tổng cục thống kê.
Dữ liệu thu thập là bản báo cáo và số liệu báo cáo, thống kê theo từng năm (cụ thể từ năm 2011 đến năm 2014) của các cơ quan này để đƣa vào nghiên cứu, phân tích. Ngoài ra còn có các tài liệu là sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo, luận án tiến sỹ, luận văn thạc sĩ, các khóa luận tốt nghiệp cử nhân, các bài báo, bài viết đƣợc công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, các bài báo hội thảo chuyên đề.
Các số liệu điều tra thu thập đƣợc nhằm minh chứng cho những đánh giá về công tác quản lý thuế các doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Đan Phƣợng, Thành phố Hà Nội.
2.1.3. Phương pháp thống kê mô tả
2.1.3.1. Mục đích
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để cung cấp thông tin cơ bản về công tác quản lý thuế các doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Đan Phƣợng, Thành phố Hà Nội thông qua các giá trị thống kê thể hiện trên các bảng biểu, đồ thị.
2.1.3.2. Cách thức
Tác giả đã sắp xếp, phân loại, xử lý tổng hợp số liệu thu thập, từ đó xây dựng các bảng biểu để phân tích dữ liệu, sử dụng các phép tính để tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế các doanh nghiệp nhƣ: tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện kê khai, nộp thuế, mức độ hoàn thành kế hoạch thu thuế, tỷ lệ nợ thuế... Từ đó đánh giá hiện trạng và đƣa ra các giải pháp để quản lý thuế các doanh nghiệp tốt hơn.
2.1.4. Phương pháp so sánh
34
Phƣơng pháp so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tƣơng đối để đánh giá biến động kết quả quản lý thu thuế các doanh nghiệp của Chi cục thuế huyện Đan Phƣợng theo thời gian và không gian.
Phƣơng pháp so sánh còn sử dụng để so sánh các đối tƣợng nộp thuế về thực hiện chính sách thuế và quản lý thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi cục thuế.
2.1.4.2. Cách thức
Tác giả sử dụng phép so sánh tuyệt đối và so sánh tƣơng đối các số liệu về chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế qua các năm. Sử dụng các số liệu đã xử lý để xây dựng các bảng biểu, biểu đồ thể hiện sự tƣơng quan thay đổi đó.
2.1.5. Phương pháp phân tích thông tin
2.1.5.1. Mục đích
Từ số liệu thu thập đƣợc tiến hành phân tích, tổng hợp thành các kết quả định lƣợng để đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế các doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Đan Phƣợng, thành phố Hà Nội.
2.1.5.2. Cách thức
Dựa vào các tài liệu thu thập, tiến hành phân tích từng nội dung của công tác quản lý thuế các doanh nghiệp từ đó đƣa ra những khó khăn, thuận lợi và các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Đan Phƣợng từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, xây dựng các giải pháp mang tính chiến lƣợc và thực tiễn cho công tác quản lý thuế các doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Đan Phƣợng.
2.1.6. Phương pháp kế thừa
2.1.6.1. Mục đích
Phƣơng pháp kế thừa sử dụng các dữ liệu để hỗ trợ phần lý luận ở chƣơng 1 đồng thời bổ sung cho các phân tích đánh giá ở chƣơng 3 và chƣơng 4.
35
2.1.6.2. Cách thức
Từ các tài liệu đã thu thập đƣợc nhƣ các công trình, đề tài luận án thạc sỹ, tiến sĩ, các cuốn sách đã xuất bản có liên quan đến công tác quản lý thuế các doanh nghiệp để kế thừa có chọn lọc những lý luận về quản lý thuế, từ đó hoàn thiện phần lý luận của đề tài. Đồng thời có đƣợc căn cứ đánh giá thực trạng và đƣa ra các giải pháp phù hợp để quản lý thuế các doanh nghiệp một cách hiệu quả.
2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu
- Địa điểm thực hiện nghiên cứu: quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài đƣợc tiến hành trên địa bàn huyện Đan Phƣợng, Thành phố Hà Nội.
- Thời gian thực hiện nghiên cứu: đề tài đƣợc nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2014.
2.3. Các công cụ
- Các ứng dụng trong công tác quản lý thuế của ngành nhƣ TMS, thanh tra kiểm tra, báo cáo tài chính, TPH....
36
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN ĐAN PHƢỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Tổng quan Chi cục thuế huyện Đan Phƣợng và tình hình nộp thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện
3.1.1. Tổng quan Chi cục thuế huyện Đan Phượng
Theo Nghị định 281/HĐBT ngày 7/8/1990 của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính Phủ) và thông tƣ số 38/TC/TCCB ngày 25 tháng 8 năm 1990 hƣớng dẫn thi hành Nghị định 281/HĐBT, Chi cục thuế huyện Đan Phƣợng là một bộ phận trong hệ thống Thuế của Nhà nƣớc. Chi cục thuế huyện Đan Phƣợng chịu sự quản lý trực tiếp của Cục thuế thành phố Hà Nội, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nƣớc thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật..
Tổng số cán bộ công chức Chi cục thuế huyện Đan Phƣợng tính đến thời điểm 31/12/2014 là 64 đồng chí, trong đó gồm 03 lãnh đạo chi cục và 08 đội thuế chức năng, nghiệp vụ: đội Tuyên truyền - Hỗ trợ ngƣời nộp thuế - Ấn chỉ, đội Tổng hợp nghiệp vụ dự toán - Kê khai kế toán thuế - Tin học & Kiểm tra nội bô ̣, đội Quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế, đội Kiểm tra thuế, đội Trƣớc bạ thu khác, đội Hành chính – Nhân sự - Tài vụ, đội thuế liên xã, phƣờng Thị trấn Phùng, đội thuế liên xã, phƣờng Liên Hà.
3.1.2. Đặc điểm và tình hình nộp thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện bàn huyện
3.1.2.1. Đặc điểm các doanh nghiệp trên địa bàn huyện
Tính đến thời điểm 31/12/2014 số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện là 1003 doanh nghiệp, trong đó có 339 công ty cổ phần, 591 công ty TNHH, 29 doanh nghiệp tƣ nhân, 15 chi nhánh và 29 hợp tác xã. Các
37
doanh nghiệp đều mang tính sở hữu tƣ nhân về tƣ liệu sản xuất, do tƣ nhân quản lý và phân phối lợi nhuận, hiệu quả sản xuất gắn liền với quyền lợi cá nhân của doanh nghiệp. Mang tính tự phát cao nên việc quản lý các doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn.
Về quy mô, đa phần các doanh nghiệp đều thuộc dạng vừa và nhỏ, tức là tổng nguồn vốn dƣới 100 tỷ và số lao động nhỏ hơn 300 ngƣời. Đây là điểm bất lợi trong xu thế cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế nhiều thành phần khi doanh nghiệp ít có cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn vốn đầu tƣ và khả năng vƣơn ra thị trƣờng quốc tế là thấp. Tuy nhiên quy mô nhỏ, cơ cấu gọn nhẹ, linh hoạt lại giúp các doanh nghiệp dễ dàng thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trƣờng kinh doanh. Nhân viên thƣờng đảm nhận công việc đa năng do vậy mà chi phí nhân công thấp.
Ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện khá đa dạng, phổ biến là lĩnh vực thƣơng mại (476 doanh nghiệp chiếm 47% tổng số doanh nghiệp), xây dựng (290 doanh nghiệp chiếm 29% tổng số doanh nghiệp), dịch vụ (172 doanh nghiệp chiếm 17% tổng số doanh nghiệp), sản xuất (65 doanh nghiệp chiếm 6% tổng số doanh nghiệp)…Sự đa dạng về ngành nghề kinh doanh tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ nhƣng cũng là bài toán khó cho công tác quản lý khi mà trình độ cán bộ thuế chƣa đƣợc nâng cao mà các hành vi gian lận thuế, trốn thuế ngày càng tinh vi hơn.
Là một huyện ven đô với tốc độ đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh trong vài năm trở lại đây Đan Phƣợng tập trung nhiều khu công nghiệp, làng nghề giải quyết nhiều công ăn việc làm cho các lao động trên địa bàn, tuy nhiên đây cũng là một áp lực lớn với công tác bảo vệ môi trƣờng. Chính vì vậy việc quản lý các sắc thuế liên quan nhƣ thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trƣờng cũng là việc chi cục thuế Đan Phƣợng phải làm tốt.
38
Hàng năm cùng với các khu vực kinh tế khác, khu vực doanh nghiệp đã đóng góp số thu lớn vào ngân sách huyện nhà.
Năm 2011 số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh là 770 doanh nghiệp, đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc 40 tỷ đồng chiếm 23% tổng số thu của chi cục thuế huyện Đan Phƣợng. Trong đó số nộp thuế GTGT là: 23 tỷ đồng, thuế TNDN là 16 tỷ đồng, thuế tài nguyên là: 27 triệu đồng, thuế môn bài là: 840 triệu đồng, nộp cho phạt vi phạm hành chính trong lĩnh thuế: 257 triệu đồng. Số nộp lớn nhất rơi vào một số công ty cổ phần kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng.
Năm 2012 có 834 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, nộp vào ngân sách 28 tỷ đồng chiếm 16% tổng số thu của chi cục thuế huyện Đan Phƣợng. Trong đó số nộp thuế GTGT là: 19 tỷ đồng, thuế TNDN là 8 tỷ đồng, thuế tài nguyên là: 36 triệu đồng, thuế môn bài là: 978 triệu đồng, thuế bảo vệ môi trƣờng là: 3 tỷ đồng, nộp cho phạt vi phạm hành chính trong lĩnh thuế: 245 triệu đồng. Số nộp lớn nhất là của công ty TNHH kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên so với năm 2011 thì năm 2012 số nộp của các doanh nghiệp giảm đi rõ rệt (chỉ bằng 70% so với năm 2011). Kinh tế suy thoái khiến việc kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này.
Năm 2013 với 916 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, nộp vào ngân sách 48 tỷ đồng chiếm 16% tổng số thu của chi cục thuế huyện Đan Phƣợng. Trong đó số nộp thuế GTGT là: 28 tỷ đồng , thuế TNDN là 15 tỷ đồng, thuế tài nguyên là: 58 triệu đồng, thuế môn bài là: 1 tỷ đồng, thuế bảo vệ môi trƣờng là: 2 tỷ đồng, nộp cho phạt vi phạm hành chính trong lĩnh thuế: 2 tỷ đồng. Xây dựng và bất động sản tiếp tục là lĩnh vực có số nộp nhiều nhất trong tổng số nộp của các doanh nghiệp. Năm 2013 đã có những chính sách kích cầu, thị trƣờng kinh doanh khởi sắc hơn, doanh nghiệp dần thoát khỏi
39
khó khăn, số nộp so với năm 2012 cũng tăng đáng kể (bằng 170% số nộp năm 2012)
Năm 2014 có 1.003 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, nộp vào ngân sách 39 tỷ đồng chiếm 16% tổng số thu của chi cục thuế huyện Đan Phƣợng. Trong đó số nộp thuế GTGT là: 28 tỷ đồng, thuế TNDN là 8 tỷ đồng, thuế tài nguyên là: 78 triệu đồng, thuế môn bài là: 1 tỷ đồng, thuế bảo vệ môi trƣờng là: 1 tỷ đồng, nộp cho phạt vi phạm hành chính trong lĩnh thuế: 1 tỷ đồng.
Bảng 3.1. Tình hình nộp thuế của các doanh nghiệp theo sắc thuế
Đơn vị tính: triệu đồng
Sắc thuế Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Thuế GTGT 23.000 19.000 28.000 28.000
Thuế TNDN 16.000 8.000 15.000 8.000
Thuế tài nguyên 27 36 58 78
Thuế môn bài 840 978 1.000 1.000
Thuế bảo vệ môi trƣờng 0 3.000 2.000 1.000
Phạt 257 245 2.000 1.000
Tổng 40.124 28.262 48.058 39.078
Nguồn: Chi cục thuế huyện Đan Phƣợng Năm 2014 số doanh nghiệp tăng 130% nhƣng số nộp chỉ bằng 97% so với năm 2011. Điều này một phần do khách quan từ môi trƣờng kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn nhƣng có thể thấy chi cục thuế Đan Phƣợng cần có những biện pháp quản lý tốt hơn để nguồn thu vào ngân sách nhà nƣớc không bị sụt giảm và tạo môi trƣờng pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn.
40
3.2. Thực trạng công tác quản lý thuế các doanh nghiệp tại Chi cục thuế Đan Phƣợng
3.2.1. Quản lý các thủ tục hành chính thuế
3.2.1.1. Đăng ký thuế và quản lý thông tin doanh nghiệp
Quản lý về đăng ký thuế và thông tin doanh nghiệp là bƣớc đầu tiên để triển khai công tác thu thuế. Việc kiểm soát đăng ký thuế và thay đổi thông tin