Đặc điểm và tình hình nộp thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế đan phượng, hà nội (Trang 45)

3.1.1. Tổng quan Chi cục thuế huyện Đan Phượng

Theo Nghị định 281/HĐBT ngày 7/8/1990 của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính Phủ) và thông tƣ số 38/TC/TCCB ngày 25 tháng 8 năm 1990 hƣớng dẫn thi hành Nghị định 281/HĐBT, Chi cục thuế huyện Đan Phƣợng là một bộ phận trong hệ thống Thuế của Nhà nƣớc. Chi cục thuế huyện Đan Phƣợng chịu sự quản lý trực tiếp của Cục thuế thành phố Hà Nội, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nƣớc thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật..

Tổng số cán bộ công chức Chi cục thuế huyện Đan Phƣợng tính đến thời điểm 31/12/2014 là 64 đồng chí, trong đó gồm 03 lãnh đạo chi cục và 08 đội thuế chức năng, nghiệp vụ: đội Tuyên truyền - Hỗ trợ ngƣời nộp thuế - Ấn chỉ, đội Tổng hợp nghiệp vụ dự toán - Kê khai kế toán thuế - Tin học & Kiểm tra nội bô ̣, đội Quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế, đội Kiểm tra thuế, đội Trƣớc bạ thu khác, đội Hành chính – Nhân sự - Tài vụ, đội thuế liên xã, phƣờng Thị trấn Phùng, đội thuế liên xã, phƣờng Liên Hà.

3.1.2. Đặc điểm và tình hình nộp thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện bàn huyện

3.1.2.1. Đặc điểm các doanh nghiệp trên địa bàn huyện

Tính đến thời điểm 31/12/2014 số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện là 1003 doanh nghiệp, trong đó có 339 công ty cổ phần, 591 công ty TNHH, 29 doanh nghiệp tƣ nhân, 15 chi nhánh và 29 hợp tác xã. Các

37

doanh nghiệp đều mang tính sở hữu tƣ nhân về tƣ liệu sản xuất, do tƣ nhân quản lý và phân phối lợi nhuận, hiệu quả sản xuất gắn liền với quyền lợi cá nhân của doanh nghiệp. Mang tính tự phát cao nên việc quản lý các doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn.

Về quy mô, đa phần các doanh nghiệp đều thuộc dạng vừa và nhỏ, tức là tổng nguồn vốn dƣới 100 tỷ và số lao động nhỏ hơn 300 ngƣời. Đây là điểm bất lợi trong xu thế cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế nhiều thành phần khi doanh nghiệp ít có cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn vốn đầu tƣ và khả năng vƣơn ra thị trƣờng quốc tế là thấp. Tuy nhiên quy mô nhỏ, cơ cấu gọn nhẹ, linh hoạt lại giúp các doanh nghiệp dễ dàng thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trƣờng kinh doanh. Nhân viên thƣờng đảm nhận công việc đa năng do vậy mà chi phí nhân công thấp.

Ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện khá đa dạng, phổ biến là lĩnh vực thƣơng mại (476 doanh nghiệp chiếm 47% tổng số doanh nghiệp), xây dựng (290 doanh nghiệp chiếm 29% tổng số doanh nghiệp), dịch vụ (172 doanh nghiệp chiếm 17% tổng số doanh nghiệp), sản xuất (65 doanh nghiệp chiếm 6% tổng số doanh nghiệp)…Sự đa dạng về ngành nghề kinh doanh tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ nhƣng cũng là bài toán khó cho công tác quản lý khi mà trình độ cán bộ thuế chƣa đƣợc nâng cao mà các hành vi gian lận thuế, trốn thuế ngày càng tinh vi hơn.

Là một huyện ven đô với tốc độ đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh trong vài năm trở lại đây Đan Phƣợng tập trung nhiều khu công nghiệp, làng nghề giải quyết nhiều công ăn việc làm cho các lao động trên địa bàn, tuy nhiên đây cũng là một áp lực lớn với công tác bảo vệ môi trƣờng. Chính vì vậy việc quản lý các sắc thuế liên quan nhƣ thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trƣờng cũng là việc chi cục thuế Đan Phƣợng phải làm tốt.

38

Hàng năm cùng với các khu vực kinh tế khác, khu vực doanh nghiệp đã đóng góp số thu lớn vào ngân sách huyện nhà.

Năm 2011 số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh là 770 doanh nghiệp, đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc 40 tỷ đồng chiếm 23% tổng số thu của chi cục thuế huyện Đan Phƣợng. Trong đó số nộp thuế GTGT là: 23 tỷ đồng, thuế TNDN là 16 tỷ đồng, thuế tài nguyên là: 27 triệu đồng, thuế môn bài là: 840 triệu đồng, nộp cho phạt vi phạm hành chính trong lĩnh thuế: 257 triệu đồng. Số nộp lớn nhất rơi vào một số công ty cổ phần kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng.

Năm 2012 có 834 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, nộp vào ngân sách 28 tỷ đồng chiếm 16% tổng số thu của chi cục thuế huyện Đan Phƣợng. Trong đó số nộp thuế GTGT là: 19 tỷ đồng, thuế TNDN là 8 tỷ đồng, thuế tài nguyên là: 36 triệu đồng, thuế môn bài là: 978 triệu đồng, thuế bảo vệ môi trƣờng là: 3 tỷ đồng, nộp cho phạt vi phạm hành chính trong lĩnh thuế: 245 triệu đồng. Số nộp lớn nhất là của công ty TNHH kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên so với năm 2011 thì năm 2012 số nộp của các doanh nghiệp giảm đi rõ rệt (chỉ bằng 70% so với năm 2011). Kinh tế suy thoái khiến việc kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này.

Năm 2013 với 916 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, nộp vào ngân sách 48 tỷ đồng chiếm 16% tổng số thu của chi cục thuế huyện Đan Phƣợng. Trong đó số nộp thuế GTGT là: 28 tỷ đồng , thuế TNDN là 15 tỷ đồng, thuế tài nguyên là: 58 triệu đồng, thuế môn bài là: 1 tỷ đồng, thuế bảo vệ môi trƣờng là: 2 tỷ đồng, nộp cho phạt vi phạm hành chính trong lĩnh thuế: 2 tỷ đồng. Xây dựng và bất động sản tiếp tục là lĩnh vực có số nộp nhiều nhất trong tổng số nộp của các doanh nghiệp. Năm 2013 đã có những chính sách kích cầu, thị trƣờng kinh doanh khởi sắc hơn, doanh nghiệp dần thoát khỏi

39

khó khăn, số nộp so với năm 2012 cũng tăng đáng kể (bằng 170% số nộp năm 2012)

Năm 2014 có 1.003 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, nộp vào ngân sách 39 tỷ đồng chiếm 16% tổng số thu của chi cục thuế huyện Đan Phƣợng. Trong đó số nộp thuế GTGT là: 28 tỷ đồng, thuế TNDN là 8 tỷ đồng, thuế tài nguyên là: 78 triệu đồng, thuế môn bài là: 1 tỷ đồng, thuế bảo vệ môi trƣờng là: 1 tỷ đồng, nộp cho phạt vi phạm hành chính trong lĩnh thuế: 1 tỷ đồng.

Bảng 3.1. Tình hình nộp thuế của các doanh nghiệp theo sắc thuế

Đơn vị tính: triệu đồng

Sắc thuế Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Thuế GTGT 23.000 19.000 28.000 28.000

Thuế TNDN 16.000 8.000 15.000 8.000

Thuế tài nguyên 27 36 58 78

Thuế môn bài 840 978 1.000 1.000

Thuế bảo vệ môi trƣờng 0 3.000 2.000 1.000

Phạt 257 245 2.000 1.000

Tổng 40.124 28.262 48.058 39.078

Nguồn: Chi cục thuế huyện Đan Phƣợng Năm 2014 số doanh nghiệp tăng 130% nhƣng số nộp chỉ bằng 97% so với năm 2011. Điều này một phần do khách quan từ môi trƣờng kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn nhƣng có thể thấy chi cục thuế Đan Phƣợng cần có những biện pháp quản lý tốt hơn để nguồn thu vào ngân sách nhà nƣớc không bị sụt giảm và tạo môi trƣờng pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn.

40

3.2. Thực trạng công tác quản lý thuế các doanh nghiệp tại Chi cục thuế Đan Phƣợng

3.2.1. Quản lý các thủ tục hành chính thuế

3.2.1.1. Đăng ký thuế và quản lý thông tin doanh nghiệp

Quản lý về đăng ký thuế và thông tin doanh nghiệp là bƣớc đầu tiên để triển khai công tác thu thuế. Việc kiểm soát đăng ký thuế và thay đổi thông tin doanh nghiệp giúp cơ quan thuế nắm bắt cụ thể tình hình hoạt động của doanh nghiệp, các thông tin tài chính cơ bản của doanh nghiệp để có phƣơng thức quản lý phù hợp.

Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp đƣợc cấp mã số thuế cùng với giấy chứng nhận kinh doanh tại Sở Kế hoạch và đầu tƣ. Cơ quan cấp giấy chứng nhận kinh doanh chuyển hồ sơ đăng ký thuế sang cho cơ quan thuế để theo dõi những thông tin ban đầu về nghĩa vụ kê khai thuế, các thông tin của doanh nghiệp nhƣ chủ sở hữu, địa chỉ kinh doanh, nguồn vốn. Trong quá trình hoạt động, nếu có sự thay đổi thì doanh nghiệp phải khai báo bổ sung cho cơ quan thuế. Trƣờng hợp doanh nghiệp di chuyển sang địa phƣơng khác thì mã số thuế của doanh nghiệp vẫn đƣợc giữ nguyên.

Bảng 3.2. Tình hình quản lý doanh nghiệp theo loại hình

Đơn vị tính: doanh nghiệp

Loại hình Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Công ty TNHH 431 496 516 591

Công ty cổ phần 258 268 333 349

Doanh nghiệp tƣ nhân 41 35 33 29

Hợp tác xã 37 31 30 29

Khác 3 4 4 5

Tổng 770 834 916 1.003

41

Hiện nay, Chi cục thuế huyện Đan Phƣợng đang quản lý 1.003 doanh nghiệp. Số lƣợng doanh nghiệp đăng ký mới ngày càng tăng, năm 2014 so với năm 2011 đã tăng 30,2%. Trong đó, loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn có số tăng nhanh và chiếm tỷ trọng nhiều nhất (61,1%) trong tổng số các doanh nghiệp.

Hình 3.1. Tỷ trọng loại hình DN trên địa bàn huyện Đan Phƣợng

Nguồn: Chi cục thuế huyện Đan Phƣợng Số lƣợng doanh nghiệp thành lập mới, số doanh nghiệp giải thể, số lƣợng doanh nghiệp ngừng hoạt động, số lƣợng doanh nghiệp rời địa bàn chuyển đi nơi khác kinh doanh cũng đƣợc quản lý chặt chẽ từ đó có các biện pháp ngăn chặn tiêu cực xảy ra nhƣ chỉ đạo quyết toán thuế, thu hồi hóa đơn, thông báo hóa đơn bị thất thoát, thông báo doanh nghiệp đã chuyển địa điểm chƣa tìm thấy, thông báo doanh nghiệp không đến cơ quan thuế để kê khai nộp thuế…Năm 2011 số doanh nghiệp giải thể là 4 đơn vị, số doanh nghiệp ngừng hoạt động là 20. Năm 2012 tình trạng suy thoái kinh tế khiến nhiều doanh nghiệp giải thể hơn, có 7 doanh nghiệp giải thể, số doanh nghiệp tạm ngừng là 43. Năm 2013 số doanh nghiệp giải thể là 5, số doanh nghiệp tạm ngừng là 37. Năm 2014 số doanh nghiệp giải thể là 4, số doanh nghiệp tạm

42

ngừng là 39 đơn vị. Chi tiết số liệu về tình hình doanh nghiệp cấp mới, doanh nghiệp tạm nghỉ, doanh nghiệp giải thể, doanh nghiệp chuyển đi, chuyển đến đƣợc thể hiện chi tiết ở bảng dƣới.

Bảng 3.3. Tình hình quản lý tình trạng doanh nghiệp tại Đan Phƣợng

Đơn vị tính: doanh nghiệp

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Cấp mới 116 85 96 124

Giải thể 4 7 5 4

Tạm nghỉ 20 43 37 39

Chuyển đi,

đến 5 6 10 13

Nguồn: Chi cục thuế huyện Đan Phƣợng Số doanh nghiệp thay đổi thông tin đăng ký thuế cũng đƣợc cập nhật nhanh chóng, kịp thời đảm bảo dữ liệu về nghĩa vụ kê khai thuế, thông tin doanh nghiệp chính xác, thuận tiện cho giao dịch của doanh nghiệp với cơ quan thuế.

Nhìn chung công tác quản lý thông tin doanh nghiệp diễn ra khá thuận lợi, thủ tục đã đƣợc cắt giảm nhiều giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều thời gian đi lại và chi phí nhất là đối với doanh nghiệp xin tạm ngừng kinh doanh có thời hạn. Trƣớc đây, doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh phải gửi đơn xin tạm nghỉ đến cơ quan thuế và chờ cơ quan thuế xác nhận tình trạng nợ thuế, sau đó ra Sở kế hoạch đầu tƣ hoàn tất thủ tục mới đƣợc tạm nghỉ thì giờ doanh nghiệp chỉ phải ra Sở kế hoạch đầu tƣ làm thủ tục tạm nghỉ. Thông tin tạm nghỉ của doanh nghiệp sẽ đƣợc tự động chuyển về hệ thống quản lý của cơ quan thuế. Cán bộ thuế theo dõi trên ứng dụng là có thể nắm đƣợc doanh nghiệp tạm ngừng nghỉ, hoạt động trở lại hay thay đổi thông tin có liên quan tới đăng ký thuế.

43

3.2.1.2. Công tác quản lý kê khai, nộp thuế, ấn định thuế

Kê khai doanh thu, số thuế phát sinh phải nộp là hoạt động định kỳ để doanh nghiệp báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị, đồng thời cơ quan thuế nắm đƣợc nguồn thu trong tháng, trong quý để có biện pháp đôn đốc nộp kịp thời cho ngân sách nhà nƣớc.

Hàng tháng , doanh nghiệp căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tự kê khai giá tri ̣ hàng hóa , dịch vụ bán ra, giá trị hàng hóa dịch vụ mua vào và tự tính số thuế phải nộp , theo mẫu của cơ quan thuế và nộp cho cơ quan thuế trƣớc ngày 20 của tháng sau tháng sản xuất kinh doanh.

Hiện nay do những thay đổi về chính sách thuế nên phƣơng pháp kê khai và hình thức kê khai cũng khác so với trƣớc. Năm 2012 trở về trƣớc tất cả doanh nghiệp thực hiện kê khai theo phƣơng pháp khấu trừ và nộp tờ khai hàng tháng. Nhằm giảm thiểu số hồ sơ khai thuế phải nộp cho doanh nghiệp, từ 01/7/2013 các đơn vị có doanh thu dƣới 20 tỷ của năm trƣớc liền kề thì thực hiện kê khai theo quý, tức là thời gian nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng tiếp theo. Năm 2014 tiếp tục những chính sách nhằm cắt giảm thủ tục cho ngƣời nộp thuế về thời gian kê khai, số hồ sơ khai thuế phải nộp cho cơ quan thuế. Cụ thể, từ 1/10/2014 nếu doanh thu năm trƣớc liền kề của các đơn vị dƣới 50 tỷ thì thực hiện khai thuế GTGT theo quý. Cũng theo hƣớng dẫn mới này doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý mà chỉ phải nộp tờ khai quyết toán TNDN và báo cáo tài chính. Việc này đã làm giảm áp lực cho ngƣời nộp thuế khi thực hiện nghĩa vụ khai thuế cũng nhƣ giúp cơ quan thuế giảm bớt khối lƣợng công việc khi theo dõi và xử lý hồ sơ khai thuế.

Kết quả kê khai nộp thuế trong thời gian qua đƣợc thể hiện trong Bảng 3.4 nhƣ sau: Tỷ lệ đơn vị kê khai thuế, nộp thuế so với số đơn vị đƣợc cấp mã số thuế là 87% năm 2011; 90% năm 2012; 92% năm 2013;

44

95% năm 2014. Nhƣ vậy tỷ lệ đơn vị kê khai thuế, nộp thuế giai đoạn 2011 - 2014 tăng dần.

Bảng 3.4. Số lƣợng đơn vị kê khai so với số lƣợng đơn vị cấp mã số thuế

2011 2012 2013 2014 Cấp MST Khai thuế Khai thuế/ cấp MST Cấp MST Khai thuế Khai thuế/ cấp MST Cấp MST Khai thuế Khai thuế/ cấp MST Cấp MST Khai thuế Khai thuế/ cấp MST 770 670 87% 834 751 90% 916 843 92% 1.003 953 95%

Nguồn: Chi cục thuế huyện Đan Phƣợng Nhìn chung các doanh nghiệp đã có ý thức trong việc kê khai và nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn. Từ năm 2012 chi cục thuế huyện Đan Phƣợng đã triển khai thực hiện khai thuế qua mạng cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Với các doanh nghiệp đăng ký khai thuế qua mạng thì doanh nghiệp không phải mang tờ khai giấy đến cơ quan thuế để gửi mà có thể ở tại đơn vị để gửi tờ khai cho cơ quan thuế vào bất cứ thời điểm nào và bất cứ ngày nào trong tuần. Đây là một lợi ích vô cùng to lớn của hình thức kê khai mới này, giúp giảm thiểu sự vất vả cho cả doanh nghiệp và cơ quan thuế mỗi khi đến hạn nộp tờ khai. Số doanh nghiệp nộp tờ khai đúng hạn cũng tăng lên rõ rệt. Năm 2011 số đơn vị nộp tờ khai trên số đơn vị phải nộp tờ khai là 660/770 đạt 78%; năm 2012 con số này là 749/834 đạt 90%; năm 2013 là 830/916 đạt 91% và năm 2014 là 923/1003 đạt 92%. Nhƣ vậy tỷ lệ nộp tờ khai đúng hạn của doanh nghiệp qua các năm đã có chuyển biến tích cực. Số liệu cụ thể nhƣ bảng dƣới:

45

Bảng 3.5. Tỷ lệ doanh nghiệp nộp tờ khai đúng hạn qua các năm

2011 2012 2013 2014 Số DN phải nộp Số DN đã nộp đúng hạn Tỷ lệ Số DN phải nộp Số DN đã nộp đúng hạn Tỷ lệ Số DN phải nộp Số DN đã nộp đúng hạn Tỷ lệ

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế đan phượng, hà nội (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)