Giám sát việc tuân thủ pháp luật về thuế

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế đan phượng, hà nội (Trang 55 - 63)

3.2.2.1. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Kiểm tra thuế đƣợc Chi cục Thuế của huyện xác định là nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý thu thuế, góp phần tăng cƣờng chống thất thu ngân sách Nhà nƣớc, thực hiện nghiêm túc quy trình quản lý thuế.

Mục đích chủ yếu của kiểm tra thuế là phát hiện ra các đối tƣợng vi phạm để xử lý kịp thời, buộc doanh nghiệp phải tuân thủ, hoặc ấn định các hình thức phạt do bị phát hiện trốn thuế. Ngoài ra, kiểm tra thuế còn nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến sự tuân thủ thuế, dự báo các hành vi tuân thủ của doanh nghiệp và đƣa ra các giải pháp có hiệu lực thúc đẩy sự tuân thủ thuế.

Để thực hiện đƣợc bƣớc kiểm tra trƣớc tiên cán bộ Đội kiểm tra của Chi cục Thuế thực hiện việc phân tích tờ khai nhằm phát hiện những sai phạm

47

trong quá trình kê khai từ đó yêu cầu ngƣời nộp thuế giải trình. Nếu sau 3 lần thông báo giải trình mà ngƣời nộp thuế không giải trình đƣợc các sai sót thì cán bộ kiểm tra sẽ đề xuất cách thức kiểm tra hiệu quả, nhằm ngăn chặn tình trạng gian lận thuế.

Về tần suất kiểm tra và xác định đối tƣợng kiểm tra, Chi cục Thuế tuân thủ theo Luật Quản lý thuế. Theo quy định về các trƣờng hợp kiểm tra trong Luật Quản lý thuế thì đối với những doanh nghiệp phạm vi kinh doanh rộng, đa dạng ngành nghề thì chỉ kiểm tra không quá một lần trong một năm; đối với các doanh nghiệp khác sẽ chỉ kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và khi cần giải quyết khiếu nại tố cáo hoặc theo yêu cầu của Cục Thuế.

Về xác định đối tƣợng kiểm tra thuế, hiện nay phƣơng pháp thống nhất chung là theo mô hình phân tích và đánh giá rủi ro. Theo đó, xác định doanh nghiệp cần kiểm tra phải căn cứ vào cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp để đánh giá rủi ro về số thu, về mức độ tuân thủ pháp luật thuế. Chính sách kiểm tra dựa trên đánh giá rủi ro là tất yếu của cơ chế tự khai tự nộp, giảm gánh nặng kiểm tra cho ngành thuế và giảm đáng kể thời gian và chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là dựa vào cơ sở nào để đánh giá rủi ro về thuế của doanh nghiệp một cách khách quan. Cơ quan thuế hiện đang thiếu những phƣơng pháp hợp lý để phản ánh độ rủi ro về thuế mà có tính đến những đặc điểm về tuân thủ thuế và tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Do đó, lựa chọn doanh nghiệp để lập kế hoạch kiểm tra thuế trên địa bàn huyện vẫn mang tính chủ quan và dựa trên cơ sở sau:

Một là, các doanh nghiệp kê khai thuế phải nộp thấp, kê khai không tƣơng xứng với các doanh nghiệp cùng loại trên địa bàn, hay kê khai thuế GTGT đầu ra âm liên tục nhƣng không đề nghị hoàn thuế thì sẽ bị kiểm tra, xác minh hồ sơ, đối chiếu các nơi có giao dịch với doanh nghiệp để xác định tính trung thực của tờ khai, qua đó phát hiện các trƣờng hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp, để ấn định và xử phạt các vi phạm thuế.

48

Hai là, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tổng hợp có ít nhất từ 2 ngành trở lên; doanh nghiệp có phạm vi kinh doanh rộng (có doanh thu và có số thu lớn đƣợc phân loại theo đặc điểm của từng địa phƣơng, có đơn vị hạch toán phụ thuộc tại các huyện khác hoặc tỉnh khác với trụ sở chính) sẽ đƣợc ngành thuế tiến hành kiểm tra.

Ba là, doanh nghiệp thuộc diện rủi ro cao về thuế, tức là doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu dƣới 15 tỷ đồng và có các dấu hiệu nhƣ: không có quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp các cơ sở vật chất sau: nhà máy; xƣởng sản xuất; kho hàng; phƣơng tiện vận tải; cửa hàng và các cơ sở vật chất khác; doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khai thác đất, đá, cát, sỏi; doanh nghiệp có giao dịch qua ngân hàng đáng ngờ theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền; soanh nghiệp có doanh thu từ việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp khác mà chủ các doanh nghiệp này có mối quan hệ cha mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột hoặc quan hệ liên kết sở hữu chéo chiếm tỷ trọng trên 50% trên tổng doanh thu kinh doanh trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN của năm quyết toán; doanh nghiệp không thực hiện kê khai thuế theo quy định, nghỉ kinh doanh quá thời hạn đã thông báo tạm nghỉ kinh doanh với cơ quan thuế và cơ quan thuế kiểm tra xác nhận doanh nghiệp có sản xuất kinh doanh nhƣng không kê khai thuế; doanh nghiệp không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh và không khai báo với cơ quan thuế hoặc cơ quan thuế kiểm tra không xác định đƣợc nơi đăng ký thƣờng trú, tạm trú của ngƣời đại diện theo pháp luật, chủ doanh nghiệp; ngƣời đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bị khởi tố về tội trốn thuế, tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nƣớc; doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có sự thay đổi địa chỉ kinh doanh từ 2 lần trở lên trong vòng 12 tháng mà không khai báo theo quy định hoặc không kê khai, nộp thuế ở nơi đăng ký mới theo quy định.

49

tra qua phân tích hồ sơ tại cơ quan thuế. Tuy nhiên, xuất phát từ những cơ sở để tiến hành kiểm tra nói trên, hình thức kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp cũng vì thế mà giảm hẳn, làm tối thiếu hoá thời gian tiếp xúc của doanh nghiệp với kiểm tra (một trong những điều kiện cần để tối thiểu những hành vi cấu kết giữa doanh nghiệp với kiểm tra thuế, giảm các hành vi tiêu cực từ phía kiểm tra), tối thiểu hoá chi phí tuân thủ của doanh nghiệp.

Bộ máy kiểm tra thuế của Chi cục có sự thay đổi lớn cùng với thay đổi cơ cấu tổ chức ngành thuế từ cơ cấu theo nhóm doanh nghiệp sang cơ cấu kết hợp chức năng và nhóm doanh nghiệp và hiện nay là cơ cấu theo chức năng với sự chuyên môn hoá cao chức năng kiểm tra thuế.

Thông qua kết quả kiểm tra đã nhận thấy các hành vi khai sai, trốn thuế điển hình là: Kê khai và hoạch toán thiếu doanh thu tính thuế; bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ không xuất hoá đơn; kê khai thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ mua vào không đủ điều kiện đƣợc khấu trừ do hoá đơn GTGT bị tẩy xoá, không đúng tên địa chỉ của doanh nghiệp; hoạch toán vào chi phí hợp lý một số khoản chi không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh các mặt hàng chịu thuế GTGT.

Nhờ sự chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo chi cục cùng quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ công chức, kết quả kiểm tra qua từng năm đã có nhiều chuyển biến tốt. Số doanh nghiệp đã kiểm tra theo kế hoạch qua từng năm tăng lên rõ rệt, năm 2011 là 124 doanh nghiệp, năm 2012 là 137 doanh nghiệp, năm 2013 là 152 doanh nghiệp, năm 2014 là 169 doanh nghiệp. Qua kiểm tra phát hiện nhiều doanh nghiệp kê khai nhƣ hạch toán sai doanh thu, khai tăng chi phí đƣợc trừ, chuyển lỗ không đúng, xác định ƣu đãi miễn giảm sai quy định…Số thuế truy thu và phạt do khai sai cũng tăng qua các năm, thể hiện sự cố gắng nỗ lực của cán bộ kiểm tra, góp phần bổ sung nguồn thu cho ngân sách, ngăn ngừa tình trạng thất thu thuế. Bảng 3.6 dƣới đây thể hiện

50

những số liệu cụ thể về số doanh nghiệp đƣợc kiểm tra và số tiền thuế truy thu xử phạt của từng năm.

Bảng 3.6. Tình hình kiểm tra doanh nghiệp qua các năm

2011 2012 2013 2014 Số doanh nghiệp kiểm tra Số thuế truy thu (tr.đ) Số doanh nghiệp kiểm tra Số thuế truy thu (tr.đ) Số doanh nghiệp kiểm tra Số thuế truy thu (tr.đ) Số doanh nghiệp kiểm tra Số thuế truy thu (tr.đ) 124 436 137 568 152 745 169 1.132

Nguồn: Chi cục thuế huyện Đan Phƣợng Tuy nhiên quá trình thực hiện kiểm tra cũng gặp không ít khó khăn nguyên do là:

Ý thức chấp hành pháp luật thuế của một bộ phận doanh nghiệp chƣa cao. Nhiều doanh nghiệp thành lập ra chỉ để mua bán hóa đơn, không hoạt động kinh doanh, không kê khai nộp thuế.

Nhiều đơn vị chƣa phối hợp với đoàn kiểm tra khi không cung cấp tài liệu kịp thời cho đoàn kiểm tra, lƣu giữ chứng từ, sổ sách không thống nhất, ảnh hƣởng đến kế hoạch và tiến độ kiểm tra.

Một số doanh nghiệp từ địa bàn khác chuyển về nhƣng không khai báo với cơ quan thuế, cán bộ quản lý địa bàn không nắm đƣợc thông tin về doanh nghiệp để đƣa vào danh sách quản lý. Do đặc thù về điều kiện tự nhiên tại một số xã, thị trấn tập trung đông dân cƣ, hoạt động kinh doanh buôn bán diễn ra thuận lợi, việc phân bố các doanh nghiệp trên địa bàn không đồng đều gây khó khăn cho công tác quản lý.

Nhiều doanh nghiệp đã năng động hơn với nhiều ngành nghề kinh doanh đa dạng và phức tạp do vậy mà sự gian lận về thuế, trốn thuế cũng diễn ra dƣới nhiều hình thức tinh vi hơn. Trong khi khung pháp lý để quản lý còn lỏng lẻo thì trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác của cán bộ

51

thuế là yếu tố quan trọng để quản lý các doanh nghiệp này đƣợc tốt hơn, tránh thất thu thuế. Thực tế cán bộ làm công tác kiểm tra tại chi cục còn thiếu về số lƣợng và yếu về chất lƣợng. Một cán bộ phải quản lý nhiều doanh nghiệp chia theo địa bàn xã. Nếu tính trung bình một cán bộ quản lý 3 xã với số doanh nghiệp 143 đơn vị. Hiện nay Chi cục chƣa có đội ngũ kiểm tra đƣợc đào tạo sâu về chuyên môn và kỹ năng. Số lƣợng về chất lƣợng cán bộ thuế cho thấy hiện chỉ có 5,31% cán bộ đạt tiêu chuẩn về kỹ năng kiểm tra thuế. Bên cạnh đó còn cán bộ đi kiểm tra phải tăng cƣờng từ nhiều bộ phận đã ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng kiểm tra.

3.2.2.2. Công tác quản lý nợ thuế

Chi cục thuế huyện Đan Phƣợng đã thực hiện nhiều biện pháp quản lý nợ thuế và cƣỡng chế thuế: Từ ngày 01/07/2007 hệ thống quản lý nợ thuế chuyên trách đã đƣợc thành lập tại các Chi cục Thuế. Toàn bộ ngành đã tổ chức rà soát đối chiếu, kiểm tra, tổng hợp, phân tích đánh giá phân loại nợ thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các bƣớc của quy trình quản lý thu nợ, đề nghị cấp có thẩm quyền xoá nợ, miễn, giảm nợ thuế theo chế độ quy định. Tập trung đôn đốc ngay các khoản nợ thuế có khả năng thu vào ngân sách, tổ chức làm việc với từng doanh nghiệp có số thuế nợ đọng lớn, thực hiện cam kết thanh toán nợ đọng thuế theo phân kỳ, chủ động, phối hợp với các ngành chức năng để triển khai thực hiện các biện pháp quản lý thu hồi nợ thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Thực hiện việc đăng tải trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng những doanh nghiệp có số nợ thuế lớn nhƣng không thực hiện nộp ngân sách. Do đó nợ đọng thuế đã đƣợc giảm, tính đến hết ngày 31/12/2013 số thuế nợ đọng có khảnăng thu tính trên tổng thu ngân sách nhà nƣớc là 5,9%.

Bên cạnh đó, Chi cục thuế huyện Đan Phƣợng thƣờng xuyên theo sát tình hình nợ thuế qua kiểm tra tờ khai, kiểm tra thuế để đối chiếu chính xác số nợ thực tế của đơn vị. Các khoản nợ đã đƣợc phân loại theo từng sắc thuế,

52

từng NNT, khả năng thu. Ngoài ra, cơ quan thuế của huyện cũng thực hiện các biện pháp đôn đốc nhƣ gọi điện thoại, đến tận đơn vị nhắc nhở, lập lệnh thu, lập lệnh cam kết trả nợ dần đối với những đơn vị còn nợ đọng thuế. Còn đối với các đơn vị cố tình chây ỳ, cán bộ thuế đã thực hiện các biện pháp cƣỡng chế và phạt theo quy định của pháp luật. Đối với các khoản nợ của các NNT mất tích, bỏ trốn hay đang trong quá trình hoàn tất thủ tục phá sản, đang trong quá trình điều tra thì Chi cục Thuế phối hợp với các ngành chức năng khác để giải quyết. Các hoạt động cƣỡng chế do một bộ phận chuyên trách thực hiện là Đội quản lý nợ.

Các biện pháp cƣỡng chế bao gồm: (1) phạt vi phạm hành chính (chủ yếu là bằng tiền); (2) phạt nộp chậm do không thanh toán đúng hạn; (3) trích từ tài khoản tiền gửi của NNT bị cƣỡng chế tại kho bạc Nhà nƣớc, ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác; và (4) thu hồi giấy phép kinh doanh. Các biện pháp này đƣợc áp dụng trình tự, theo từng biện pháp một. Biện pháp đầu không thực hiện đƣợc hoặc chƣa đủ thì mới áp dụng biện pháp tiếp theo.

Bảng 3.7: Tình hình nợ thuế của các doanh nghiệp từ 2011-2014

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm Tổng số tiền nợ

Nợ khó thu Nợ chờ xử lý Nợ có khả năng thu

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2011 10.41 2.16 21% 3.21 31% 5.04 48% 2012 12.73 1.32 10% 2.48 19% 8.93 70% 2013 15.96 2.07 13% 4.01 25% 9.88 62% 2014 20.58 2.69 13% 4.12 20% 13.77 67%

53

Hình 3.3: Tỷ trọng nợ thuế của các doanh nghiệp từ 2011-2014

Nguồn: Chi cục thuế huyện Đan Phƣợng Hình trên cho thấy tổng nợ năm sau cao hơn năm trƣớc. Tuy nhiên, xét về tỷ trọng của các khoản nợ, ta thấy nợ có khả năng thu là cao nhất, tiếp đến là nợ chờ xử lý, nợ khó thu chiếm tỷ trọng thấp nhất. Tỷ trọng nợ khó thu có xu hƣớng giảm xuống qua các năm. Điều đó chứng tỏ công tác quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế đã có nhiều cố gắng để không làm tăng nợ khó thu. Nguyên nhân nợ mới phát sinh tăng lên chủ yếu là do khủng hoảng kinh tế khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp thua lỗ, ảnh hƣởng trực tiếp tới việc nộp thuế đúng hạn quy định.

Bên cạnh đó công tác quản lý thu nợ thuế và cƣỡng chế thu nợ thuế cũng còn hạn chế. Trong đó, hạn chế lớn nhất là chƣa xét đến mức độ tuân thủ của doanh nghiệp. Việc cƣỡng chế thu nợ chỉ quan tâm đến việc doanh nghiệp nợ bao nhiêu thuế và nợ bao nhiêu lần không xem xét đến nguyên nhân nợ thuế, mức độ tuân thủ, lịch sử tuân thủ thuế để có những bƣớc cải thiện theo hƣớng ngày càng tốt hơn mà chủ yếu nhằm mục tiêu hoàn thành các khoản

54

thu. Ngoài ra, việc lập kế hoạch cƣỡng chế thu nợ thuế trên địa bàn huyện thƣờng ngắn hạn, kém linh hoạt, chỉ chú trọng vào mục tiêu giảm số thuế nợ đọng mà ít quan tâm đến các biện pháp khuyến khích phù hợp với hoàn cảnh làm thay đổi hành vi tuân thủ thuế của đơn vị.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế đan phượng, hà nội (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)