Nội dung quản lý thuế là những hoạt động mà cơ quan thuế các cấp phải thực hiện trong quá trình quản lý thuế. Theo điều 3, Luật Quản lý thuế quy định nội dung quản lý thuế đƣợc phân thành 3 nhóm nhƣ sau:
- Nhóm 1: Các thủ tục hành chính thuế, đảm bảo các điều kiện cho ngƣời nộp thuế thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế đầy đủ, đúng hạn bao gồm các nội dung: Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.
- Nhóm 2: Giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế của cơ quan quản lý thuế đối với ngƣời nộp thuế, bao gồm các nội dung: Quản lý thông tin về ngƣời nộp thuế; kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
- Nhóm 3: Các chế tài bảo đảm các chính sách thuế đƣợc thực thi có hiệu lực, hiệu quả, bao gồm các nội dung: cƣỡng chế thi hành Quyết định hành chính thuế; xử lý vi phạm pháp luật về thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.
1.2.2.1. Quản lý các thủ tục hành chính thuế
a. Đăng ký thuế, quản lý thông tin về người nộp thuế
Bao gồm việc nhận và xử lý hồ sơ đăng ký thuế, cấp mã số thuế cho ngƣời nộp thuế. Đăng ký thuế là việc ngƣời nộp thuế kê khai những thông tin của ngƣời nộp thuế theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế
19
để bắt đầu thực hiện nghĩa vụ về thuế với nhà nƣớc theo các quy định của pháp luật. Thông qua hoạt động này, cơ quan thuế sẽ nắm bắt đƣợc những thông tin ban đầu của đối tƣợng nộp thuế nhƣ tên đầy đủ, địa chỉ, ngày sinh, điện thoại, email và từ đó tiến hành những hoạt động quản lý cụ thể.
b.Kê khai, ấn định, nộp thuế
Cơ quan thuế nhận tờ khai và xử lý thông tin trên tờ khai của doanh nghiệp; kiểm tra tính đầy đủ và chính xác của các thông tin này và hƣớng dẫn doanh nghiệp sửa lỗi kịp thời, xác định đúng nghĩa vụ thuế theo kê khai. Tình hình thực hiện kê khai của doanh nghiệp sẽ đƣợc theo dõi và cung cấp thông tin này cho các khâu quản lý tiếp theo để các khâu quản lý nhƣ tuyên truyền hỗ trợ, thu nợ, thanh tra, kiểm tra... có biện pháp xử lý phù hợp nhƣ: hƣớng dẫn ngƣời nộp thuế để tránh các lỗi đã mắc trong kê khai nếu việc mắc lỗi là do chƣa hiểu rõ; hoặc xem xét sửa đổi mẫu tờ khai nếu tờ khai chƣa phù hợp; hoặc đó là một dấu hiệu để xem xét, lựa chọn các trƣờng hợp thanh tra.
Trƣờng hợp ngƣời nộp thuế không chấp hành kê khai hoặc kê khai không đúng số thuế cơ quan thuế có thể ấn định thuế để đảm bảo đúng nghĩa vụ về thuế của ngƣời nộp thuế.
Cơ quan thuế cũng theo dõi nhận chứng từ nộp thuế, hạch toán số thuế đã nộp của doanh nghiệp, theo dõi thanh toán thuế, đảm bảo tính đúng nợ thuế của doanh nghiệp theo từng khoản thuế phải nộp, để khâu cƣỡng chế thu nợ thuế thực hiện đôn đốc và cƣỡng chế doanh nghiệp nộp thuế vào ngân sách nhà nƣớc.
c. Xử lý hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế
Khi tổ chức, cá nhân nộp thừa số tiền thuế thì sẽ đƣợc xem xét hoàn thuế. Những đối tƣợng này lập hồ sơ hoàn thuế gửi cơ quan thuế. Sau khi tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra lại thông tin, cơ quan thuế có thể giải quyết hoàn thuế cho ngƣời nộp thuế trong trƣờng hợp đủ điều kiện hoàn hoặc ra thông báo
20
không chấp nhận hoàn khi điều kiện hoàn không đƣợc đáp ứng.
Trƣờng hợp tổ chức, cá nhân gặp khó khăn trong kinh doanh, đáp ứng đƣợc các điều kiện để đƣợc miễn thuế, giảm thuế cũng làm hồ sơ và gửi cơ quan thuế xem xét. Xử lý miễn thuế, giảm thuế đảm bảo quyền lợi cho ngƣời nộp thuế, cũng là hình thức hỗ trợ, thể hiện sự chia sẻ của cơ quan thuế với ngƣời nộp thuế.
d. Xóa nợ tiền thuế, tiền phạt
Cơ quan thuế xem xét xóa nợ tiền thuế, tiền phạt trong trƣờng hợp: doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt hoặc cá nhân đƣợc pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ. Cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp lập hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền phạt gửi đến cơ quan quản lý thuế cấp trên. Bộ trƣởng Bộ Tài chính có thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, tiền phạt.
1.2.2.2. Giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế a. Quản lý thông tin về người nộp thuế
Quản lý thông tin về ngƣời nộp thuế là hoạt động xử lý thông tin thay đổi của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣ thay đổi địa điểm kinh doanh, thay đổi tổ chức doanh nghiệp, thay đổi ngành nghề kinh doanh.v.v. Quản lý thông tin về ngƣời nộp thuế giúp phát hiện những đối tƣợng tiềm năng không đăng ký thuế, không kê khai, không đăng ký thuế thay đổi và xác định xử lý vi phạm về đăng ký thuế.
b.Thanh tra, kiểm tra thuế
Thanh tra, kiểm tra là một nội dung quan trọng trong quản lý thuế. Lịch sử phát triển của công tác quản lý thuế của các nƣớc trên thế giới đã chứng minh chức năng thanh tra thuế là tất yếu và là một trong những nhiệm vụ chủ
21
yếu của cơ quan thuế để bảo đảm chính sách thuế đƣợc thi hành nghiêm túc. Thanh tra, kiểm tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của ngƣời nộp thuế, nhằm đảm bảo pháp luật thuế đƣợc thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế xã hội. Kiểm tra, thanh tra thuế đƣợc thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến ngƣời nộp thuế, đánh giá việc chấp hành pháp luật của ngƣời nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
Kiểm tra thuế đƣợc thực hiện tại trụ sở cơ quan quản lý thuế hoặc tại trụ sở của doanh nghiệp. Thanh tra thuế thƣờng đƣợc thực hiện đối với các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng.
Nội dung kiểm tra, thanh tra thuế đối với doanh nghiệp gồm: kiểm tra, thanh tra việc chấp hành những qui định về đăng ký, kê khai và nộp thuế, việc chấp hành chế độ sổ sách kế toán và hoá đơn, chứng từ.
Về kỹ thuật có thanh tra, kiểm tra tra theo truyền thống và thanh tra, kiểm tra dựa trên cơ sở phân tích rủi ro. Về hình thức nếu xét theo thời gian có thanh tra, kiểm tra đột xuất và thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch, xét theo phạm vi có thanh tra, kiểm tra toàn diện và thanh tra, kiểm tra có trọng điểm. Tuỳ theo yêu cầu cụ thể để áp dụng hình thức thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp một cách phù hợp.
1.2.2.3. Các chế tài quản lý thuế
a. Cưỡng chế thi hành Quyết định hành chính thuế
Để đảm bảo ngƣời nộp thuế chấp hành tốt các nghĩa vụ về thuế cơ quan thuế có thể thực hiện cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế trong những trƣờng hợp nhƣ: (1) Ngƣời nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá chín mƣơi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế,
22
nộp tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định. (2) Ngƣời nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế khi đã hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế. (3) Ngƣời nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn. Một số biện pháp cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đƣợc áp dụng theo luật quản lý thuế bao gồm: Trích tiền từ tài khoản của đối tƣợng bị cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nƣớc, ngân hàng thƣơng mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong toả tài khoản; khấu trừ một phần tiền lƣơng hoặc thu nhập; kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt; thu tiền, tài sản khác của đối tƣợng bị cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ; dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu; thu hồi mã số thuế; đình chỉ việc sử dụng hóa đơn; thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
b. Xử lý vi phạm pháp luật về thuế
Khi ngƣời nộp thuế có các hành vi vi phạm nhƣ: vi phạm các thủ tục thuế, chậm nộp tiền thuế, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế đƣợc hoàn, trốn thuế, gian lận thuế bị phát hiện thì sẽ bị xử lý theo luật định. Việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định mức xử phạt thích hợp. Việc xử lý vi phạm pháp luật thuế mang tính răn đe và trực tiếp tác động vào ý thức chấp hành pháp luật thuế của ngƣời nộp thuế. Hiệu quả của công tác xử lý vi phạm pháp luật thuế cũng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả cho công tác quản lý thuế.
c. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế
Cơ quan thuế giải quyết các tranh chấp về thuế khi có khiếu nại, tố cáo của ngƣời nộp thuế về các quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, quyết
23
định cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, kết luận thanh tra thuế,... Ngƣời nộp thuế có quyền khiếu nại đối với các hành vi hành chính của cơ quan thuế, công chức quản lý thuế, ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ trong công tác quản lý thuế khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan quản lý thuế khi nhận đƣợc khiếu nại về việc thực hiện pháp luật về thuế phải xem xét, giải quyết trong thời hạn theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.