0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ ĐAN PHƯỢNG, HÀ NỘI (Trang 35 -35 )

Căn cứ theo nội dung, mục tiêu, các nhân tố ảnh hƣởng tới công tác quản lý thuế một số chỉ tiêu nghiên cứu đƣa ra dƣới đây nhằm đánh giá thực trạng hoạt động quản lý thuế tại chi cục thuế huyện Đan Phƣợng. Các chỉ tiêu nghiên cứu đƣợc chia theo các nhóm sau:

1.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý thủ tục hành chính thuế a. Về đăng ký thuế và quản lý thông tin doanh nghiệp

- Số lƣợng doanh nghiệp đăng ký mới.

- Số lƣợng doanh nghiệp giải thể, ngừng nghỉ, thay đổi thông tin.

b. Về kê khai, nộp thuế, ấn định thuế

- Số tờ khai thuế đã nộp trên số tờ khai thuế phải nộp

- Số tờ khai thuế nộp đúng hạn trên tổng số tờ khai thuế đã nộp

1.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế a. Về công tác kiểm tra

- Tỷ lệ doanh nghiệp đã kiểm tra

- Tỷ lệ doanh nghiệp kiểm tra phát hiện có sai phạm

- Số doanh nghiệp đã kiểm tra trên số cán bộ của bộ phận kiểm tra - Số thuế truy thu bình quân một cuộc kiểm tra

b. Về công tác quản lý nợ thuế

- Tỷ lệ tiền nợ thuế với số thực hiện thu của ngành thuế - Tỷ lệ số tiền nợ thuế từ năm trƣớc thu đƣợc trong năm nay - Tỷ lệ tiền thuế nợ đang chờ điều chỉnh

27

- Số trƣờng hợp bị cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế trên tổng số doanh nghiệp quản lý

- Số trƣờng hợp bị xử lý vi phạm pháp luật thuế trên tổng số doanh nghiệp quản lý

- Số trƣờng hợp có khiếu nại tố cáo trên tổng số doanh nghiệp quản lý - Số trƣờng hợp khiếu nại, tố cáo đƣợc xử lý trên tổng số trƣờng hợp khiếu nại tố cáo.

1.2.4.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá việc tổ chức bộ máy thu thuế và hỗ trợ người nộp thuế

- Số doanh nghiệp bình quân trên số cán bộ thuế quản lý

- Số bài viết tuyên truyền về thuế của công chức bộ phận tuyên truyền hỗ trợ

- Số lƣợt doanh nghiệp đƣợc giải đáp vƣớng mắc trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ

- Số cuộc đối thoại, lớp tập huấn đã tổ chức trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ.

1.3. Kinh nghiệm quản lý thuế tại một số địa phƣơng trong nƣớc và bài học cho chi cục thuế huyện Đan Phƣợng

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý thuế tại quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

Năm 2014, Chi cục Thuế quận Tây Hồ đƣợc giao nhiệm vụ thu thuế 553 tỷ đồng, với tinh thần quyết tâm, nỗ lực phấn đấu thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý, tăng cƣờng chống thất thu thuế nên công tác khai thác nguồn thu đạt hiệu quả.

Để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, Chi cục đã chỉ đạo quyết liệt các đội thuế, triển khai thực hiện đồng bộ hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm và các nhóm giải pháp.

28

Phát động thi đua trong toàn Chi cục đề xuất, nêu sáng kiến cắt giảm thủ tục hành chính (TTHC) thuế tạo thuận lợi cho ngƣời nộp thuế (NNT), nhất là đơn giản hóa tiếp nhận hồ sơ. Chi cục niêm yết công khai các TTHC thuế và chính sách thuế mới; khuyến khích các NNT kê khai thuế qua mạng, đăng ký nộp thuế điện tử.

Tuyên truyền chính sách thuế đến 100% NNT bằng nhiều hình thức và đã tổ chức 11 lớp tập huấn và đối thoại với NNT tháo gỡ vƣớng mắc khó khăn; trả lời 506 cuộc điện thoại; giải đáp trực tiếp 331 trƣờng hợp; phát thanh trên hệ thống loa phƣờng 160 buổi.

Đôn đốc khai thuế mã vạch 2 chiều đạt 100%; đôn đốc 3.478 NNT khai thuế qua mạng, đạt 96%; đôn đốc 509 cơ sở nộp thuế TNDN phát sinh hàng quý, thu hơn 7 tỷ đồng và 432 cơ sở nộp sau quyết toán thuế, thu 8,5 tỷ đồng.

Chi cục tập trung, chú trọng kiểm tra tờ khai, báo cáo tài chính để phát hiện, đấu tranh đề nghị điều chỉnh kê khai và nộp thuế kịp thời. Phân tích thông tin 100% cơ sở trọng điểm, số thu lớn để khai thác nguồn thu. Qua kiểm tra 23.931 lƣợt hồ sơ, điều chỉnh 113 lƣợt hồ sơ, tăng 1.118 triệu đồng, giảm lỗ 8.821 triệu đồng, đề nghị kiểm tra tại trụ sở NNT 88 hồ sơ và chờ giải trình 107 lƣợt hồ sơ.

Tăng cƣờng kiểm tra tại trụ sở NNT và qua kiểm tra 107 NNT, truy thu, hoàn và phạt là 9.230 triệu đồng; giảm kê khai khấu trừ 1.580 triệu đồng; giảm lỗ kê khai 36,5 triệu đồng. Đôn đốc NNT gửi báo cáo liên quan đến hóa đơn và kiểm tra tình hình sử dụng hóa đơn qua hệ thống cơ sở dữ liệu ngành thuế...

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho NNT giao dịch với cơ quan thuế tại bộ phận một cửa, Chi cục bố trí cán bộ thuế có năng lực, phẩm chất đạo đức, văn hóa ứng xử, trình độ chuyên môn tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC; đồng thời sắp xếp nơi làm việc khang trang, tiện ích.

29

Chi cục phối hợp với các cơ quan chức năng quyết liệt trong công tác đôn đốc thu nợ, cƣỡng chế nợ thuế. Ban hành 100% thông báo nợ, tiền phạt nộp chậm; thƣờng xuyên đôn đốc, tập trung những NNT nợ thuế nhiều, có biểu hiện chây ỳ, nhất là nợ tiền thuê đất bằng nhiều hình thức; đôn đốc các đơn vị có dự án phải nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ. Đặc biệt, nắm bắt nhu cầu của đơn vị khi xây dựng các dự án và yêu cầu NNT nộp tiền nợ thuế, bằng nhiều biện pháp đôn đốc, thu phạt chậm nộp tiền sử dụng đất của một đơn vị thu hơn 6 tỷ đồng. Do đó, đã nâng số thu nợ thuế, phí 87.194 triệu đồng và các khoản về đất 65.565 triệu đồng.

1.3.2. Kinh nghiệm quản lý thuế tại huyện Tứ Kỳ, thành phố Hải Dương Dương

Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT đã đƣợc chú trọng triển khai với nhiều hình thức phong phú nhƣ tổ chức hội nghị tập huấn, hỗ trợ qua điện thoại, hỗ trợ trực tiếp, tổ chức tuần lễ lắng nghe ý kiến doanh nghiệp, tuyên truyền qua loa đài phát thanh, truyền hình..., mang lại hiệu quả cao. Từ đó đã giúp cho các doanh nghiệp thực hiện đúng theo cơ chế tự chủ, tự tính, tự kê khai, tự nộp thuế.

Về công tác quản lý nợ: Chi cục thuế cũng tập trung đôn đốc ngay các khoản nợ thuế có khả năng thu vào ngân sách, tổ chức làm việc với từng doanh nghiệp có số thuế nợ đọng lớn, thực hiện cam kết thanh toán nợ đọng thuế theo phân kỳ, chủ động, phối hợp với các ngành chức năng để triển khai thực hiện các biện pháp quản lý thu hồi nợ thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Thực hiện việc đăng tải trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng những doanh nghiệp có số nợ thuế lớn nhƣng không thực hiện nộp ngân sách. Do đó nợ đọng thuế đã đƣợc giảm, tính đến hết ngày 31/12/2013 số thuế nợ đọng có khả năng thu tính trên tổng thu ngân sách nhà nƣớc là 5,9%.

30

1.3.3. Kinh nghiệm quản lý thuế tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình Bình

Theo cơ chế tự khai – tự nộp, các doanh nghiệp sau khi kê khai số thuế phát sinh sẽ tự nộp thuế vào ngân sách nhà nƣớc qua ngân hàng. Chi cục thuế huyện Quảng Trạch đã triển khai việc quản lý thu thuế theo mô hình chức năng, tức là mỗi đội quản lý, theo dõi một công đoạn trong cả quá trình từ khi tính thuế đến khi nộp thuế vào ngân sách và quyết toán số thuế. Do đó, đã tăng cƣờng tính đồng bộ và giám sát lẫn nhau trong quá trình quản lý thu thuế nói chung và nâng cao hiệu quả công tác đôn đốc thu nộp nói riêng.

1.3.4. Bài học kinh nghiệm về quản lý thuế các doanh nghiệp cho Chi cục thuế huyện Đan Phượng cục thuế huyện Đan Phượng

Thứ nhất, công tác quản lý thuế sẽ đạt hiệu quả cao nếu các công tác đảm bảo nâng cao ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật thuế và tính tự giác của doanh nghiệp trong việc kê khai và nộp thuế đƣợc chú trọng.

Thứ hai, việc tuyên truyền về các chính sách thuế mới, các công tác quản lý của chi cục đƣợc triển khai rộng khắp bằng nhiều hình thức phong phú nhƣ báo chí, phát thanh, truyền hình...Nhiều hình thức cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đƣợc triển khai nhƣ tƣ vấn tại chỗ hoặc qua điện thoại, trả lời bằng văn bản, tập huấn, đối thoại doanh nghiệp... và đặc biệt là hình thức truyền tải qua thƣ điện tử, qua website của ngành đã giúp nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác quản lý thuế.

Thứ ba, quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế là một khâu quan trọng trong hệ thống quản lý thuế, là một chức năng chính trong mô hình quản lý thuế theo cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp. Mô hình này có vai trò quan trọng trong việc nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của đối tƣợng nộp thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào ngân sách Nhà nƣớc, nhằm chống thất thu

31

thuế, đảm bảo công bằng giữa các đối tƣợng nộp thuế trong việc thu nộp thuế. Quản lý đƣợc nợ đọng thuế và kết quả đem lại từ việc đôn đốc thu nợ thuế là một trong những thƣớc đo cơ bản để đánh giá chất lƣợng và hiệu quả của công tác quản lý thuế.

Thứ tư, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý thuế đã thể hiện đƣợc nhiều ƣu điểm, mang lại lợi ích to lớn cho cả doanh nghiệp và cơ quan thuế. Hiện nay phƣơng thức khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử đang đƣợc triển khai quyết liệt hứa hẹn sự đóng góp cho một môi trƣờng kinh doanh năng động, hiệu quả.

Thứ năm, xây dựng bộ máy quản lý thuế theo chức năng với phân bổ nguồn nhân lực hợp lý cũng là một yếu tố giúp chất lƣợng công tác quản lý thuế tăng cao. Đặc biệt là chú trọng nâng cao trình độ, nghiệp vụ và kỹ năng cho cán bộ thuế là điều kiện đảm bảo cho công tác quản lý thuế đạt kết quả tốt.

32

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để hoàn thiện cơ sở lý luận và đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống thực trạng công tác quản lý thuế các doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Đan Phƣợng, luận văn sử dụng các phƣơng pháp sau:

2.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

2.1.1.1. Mục đích

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để tổng quan tài liệu, tìm kiếm các luận chứng hỗ trợ cho những lý luận ở chƣơng 1.

2.1.1.2. Cách thức

Tác giả sƣu tầm những nghiên cứu trong các công trình, tài liệu đã công bố trong nƣớc có liên quan tới đề tài quản lý thuế từ các nguồn nhƣ mạng internet, các đề tài thạc sĩ, tiến sĩ trong các thƣ viện, các cuốn sách đã xuất bản để hoàn thiện phần lý luận của luận văn. Ngoài ra tác giả cũng thu thập các báo cáo đánh giá về công tác quản lý thuế làm cơ sở để phân tích, đánh giá và đƣa ra giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Đan Phƣợng, thành phố Hà Nội. Những tài liệu này đƣợc thu thập chủ yếu từ Tổng cục Thuế, Cục thuế thành phố Hà Nội, Chi cục thuế huyện Đan Phƣợng.

2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

2.1.2.1. Mục đích

Sử dụng các báo cáo, số liệu để đƣa vào nội dụng phân tích thực trạng công tác quản lý thuế các doanh nghiệp.

2.1.2.2. Cách thức

Thu thập trực tiếp tài liệu, số liệu tại các cơ quan trong ngành nhƣ: Chi cục thuế huyện Đan Phƣợng, Cục thuế Thành phố Hà Nội, Tổng cục Thuế.

33

Thu thập dữ liệu ngoài ngành tại các cơ quan nhƣ: Chi cục thống kê huyện Đan Phƣợng, Cục thống kê thành phố Hà Nội, Tổng cục thống kê.

Dữ liệu thu thập là bản báo cáo và số liệu báo cáo, thống kê theo từng năm (cụ thể từ năm 2011 đến năm 2014) của các cơ quan này để đƣa vào nghiên cứu, phân tích. Ngoài ra còn có các tài liệu là sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo, luận án tiến sỹ, luận văn thạc sĩ, các khóa luận tốt nghiệp cử nhân, các bài báo, bài viết đƣợc công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, các bài báo hội thảo chuyên đề.

Các số liệu điều tra thu thập đƣợc nhằm minh chứng cho những đánh giá về công tác quản lý thuế các doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Đan Phƣợng, Thành phố Hà Nội.

2.1.3. Phương pháp thống kê mô tả

2.1.3.1. Mục đích

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để cung cấp thông tin cơ bản về công tác quản lý thuế các doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Đan Phƣợng, Thành phố Hà Nội thông qua các giá trị thống kê thể hiện trên các bảng biểu, đồ thị.

2.1.3.2. Cách thức

Tác giả đã sắp xếp, phân loại, xử lý tổng hợp số liệu thu thập, từ đó xây dựng các bảng biểu để phân tích dữ liệu, sử dụng các phép tính để tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế các doanh nghiệp nhƣ: tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện kê khai, nộp thuế, mức độ hoàn thành kế hoạch thu thuế, tỷ lệ nợ thuế... Từ đó đánh giá hiện trạng và đƣa ra các giải pháp để quản lý thuế các doanh nghiệp tốt hơn.

2.1.4. Phương pháp so sánh

34

Phƣơng pháp so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tƣơng đối để đánh giá biến động kết quả quản lý thu thuế các doanh nghiệp của Chi cục thuế huyện Đan Phƣợng theo thời gian và không gian.

Phƣơng pháp so sánh còn sử dụng để so sánh các đối tƣợng nộp thuế về thực hiện chính sách thuế và quản lý thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi cục thuế.

2.1.4.2. Cách thức

Tác giả sử dụng phép so sánh tuyệt đối và so sánh tƣơng đối các số liệu về chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế qua các năm. Sử dụng các số liệu đã xử lý để xây dựng các bảng biểu, biểu đồ thể hiện sự tƣơng quan thay đổi đó.

2.1.5. Phương pháp phân tích thông tin

2.1.5.1. Mục đích

Từ số liệu thu thập đƣợc tiến hành phân tích, tổng hợp thành các kết quả định lƣợng để đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế các doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Đan Phƣợng, thành phố Hà Nội.

2.1.5.2. Cách thức

Dựa vào các tài liệu thu thập, tiến hành phân tích từng nội dung của công tác quản lý thuế các doanh nghiệp từ đó đƣa ra những khó khăn, thuận lợi và các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Đan Phƣợng từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, xây dựng các giải pháp mang tính chiến lƣợc và thực tiễn cho công tác quản lý thuế các doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Đan Phƣợng.

2.1.6. Phương pháp kế thừa

2.1.6.1. Mục đích

Phƣơng pháp kế thừa sử dụng các dữ liệu để hỗ trợ phần lý luận ở chƣơng 1 đồng thời bổ sung cho các phân tích đánh giá ở chƣơng 3 và chƣơng 4.

35

2.1.6.2. Cách thức

Từ các tài liệu đã thu thập đƣợc nhƣ các công trình, đề tài luận án thạc sỹ, tiến sĩ, các cuốn sách đã xuất bản có liên quan đến công tác quản lý thuế các doanh nghiệp để kế thừa có chọn lọc những lý luận về quản lý thuế, từ đó hoàn thiện phần lý luận của đề tài. Đồng thời có đƣợc căn cứ đánh giá thực trạng và đƣa ra các giải pháp phù hợp để quản lý thuế các doanh nghiệp một cách hiệu quả.

2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

- Địa điểm thực hiện nghiên cứu: quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài đƣợc tiến hành trên địa bàn huyện Đan Phƣợng, Thành phố Hà Nội.

- Thời gian thực hiện nghiên cứu: đề tài đƣợc nghiên cứu trong giai đoạn

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ ĐAN PHƯỢNG, HÀ NỘI (Trang 35 -35 )

×