Các giải pháp đồng bộ khác

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đồ sơn, hải phòng (Trang 98 - 100)

5. Kết cấu luận văn

4.2.4. Các giải pháp đồng bộ khác

4.2.4.1Nâng cao hiệu quả thẩm định và phê duyệt tín dụng

Tăng cường chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin. Thông tin thu thập càng đầy đủ, chính xác thì công tác thẩm định càng tiến hành thuận lợi hơn. Để đảm bảo tính chính xác, thiết thực của thông tin, cán bộ thẩm định cần phải thu thập nhiều nguồn khác nhau, kết hợp với tổ chức xử lý thông tin nhằm sàng lọc những thông tin cần thiết, chính xác.Công việc thu thập và xử lý thông tin cần phải tiến hành liên tục và chủ động. Ở chi nhánh có những KH vay lại nhiều lần nhưng CBTD không cập nhật, thu thập hồ sơ bổ sung thông tin mới về KH. Như vậy để đảm bảo tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, nơi công tác( đối với KH cá nhân) thì CBTD cần thường xuyên thu thập, cập nhật thông tin về KH trong suốt quá trình vay vốn. Có như vậy mới nâng cao được chất lượng tín dụng, kịp thời phát hiện rủi ro.

Khâu phê duyệt tín dụng là khâu quan trọng giúp sàn lọc rủi ro, hạn chế những khoản tín dụng tiềm ẩn rủi ro. Vì vậy quá trình phê duyệt tín dụng cần tuân thủ theo đúng quy định, quy ché tín dụng của NH đã ban hành.

Theo kết quả khảo sát, giải pháp này được 86% cán bộ, nhân viên tại Chi nhánh lựa chọn là giải pháp rất quan trọng nhằm phát triển hoạt động CVTD tại Chi nhánh.

4.2.4.2. Nâng cao khả năng thu nợ, xử lý tài sản đảm bảo

NH nên có hệ thống nhắc nợ bằng điện thoại và CBTD sẽ thường xuyên gọi điện đến KH quá hạn để nhắc nhở khi món vay quá hạn. NH cần cung cấp cho KH chi tiết các biện pháp cụ thể về thu hồi nợ, xử lý TSĐB để KH tiện theo dõi.

Theo kết quả khảo sát, giải pháp này được 86% cán bộ, nhân viên tại Chi nhánh lựa chọn là giải pháp rất quan trọng nhằm phát triển hoạt động CVTD tại Chi nhánh

4.2.4.3. Xây dựng công nghệ thông tin Ngân hàng và nâng cao chất lượng phục vụ đội ngũ cán bộ, nhân viên Ngân hàng.

Một yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng đó là phải nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của độ ngũ chuyên viên tại của Chi nhánh để

luôn tạo cảm giác hài lòng và an tâm cho KH khi những nhu cầu tài chính của họ được đáp ứng. Nâng cao chất lượng phục vụ đi kèm với hiện đại hoá công nghệ ngân hàng được xem là nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển của Chi nhánh.

Hiện đại hóa các quy trình kinh doanh và quản lý ngân hàng, đào tạo cho cán bộ, nhân viên ngân hàng có khả năng làm chủ công nghệ đó là một yêu cầu cấp thiết. Mặt khác, trong xu thế hội nhập hiện nay yêu cầu đặt lên vai đội ngũ cán bộ, nhân viên là rất lớn, có nhiều Ngân hàng nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt mà chỉ có thể thắng được trong cạnh tranh này là chất lượng dịch vụ ngân hàng. Mặt khác, tỷ lệ khách hàng nước ngoài ngày càng tăng, để đáp ứng được nhu cầu của những đối tượng này đòi hỏi chất lượng dịch vụ phải rất cao. Để làm được điều này thì yếu tố nền tảng và quan trọng nhất của Ngân hàng là nguồn nhân lực.

Ngân hàng thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, đào tạo lại cán bộ thông qua các Hội nghị chuyên đề, các lớp tập huấn trong nước, các khóa học ngắn hạn cũng như dài hạn ở nước ngoài. Đặc biệt ngân hàng còn thường xuyên tổ chức kiểm tra, sát hạch đánh giá trình độ của cán bộ trẻ để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài để đưa vào quy hoạch đào tạo đội ngũ nhân viên kế cận.

Để thu hút được đội ngũ nhân viên giỏi, nâng cao hiệu quả công tác thì NH cũng cần có những chế độ đãi ngộ nhất định đối với họ như: lương, thưởng, chế độ đào tạo… điều này sẽ tạo nên động lực làm việc mạnh mẽ đối với cán bộ, tạo ra hình ảnh đẹp về ngân hàng trong lòng KH.

Theo kết quả khảo sát, giải pháp này được 82% cán bộ, nhân viên tại Chi nhánh lựa chọn là giải pháp rất quan trọng nhằm phát triển hoạt động CVTD tại Chi nhánh.

4.2.4.4 Kiểm soát rủi ro.

Hiện nay, tình hình nợ xấu nói chung và nợ xấu đối với CVTD nói riêng tại VietinBank Chi nhánh Hải Phòng cần được quan tâm xử lý kịp thời trong thời gian gần đây. Xử lý nợ xấu đang là bài toán đặt ra cho hầu hết các ngân hàng hiện nay và VietinBank Chi nhánh Đồ Sơn không nằm trong ngoại lệ. Sau đây là ba giải pháp nhằm giảm nợ xấu đối với hoạt động CVTD của Chi nhánh.

- Quy trách nhiệm cho nhân viên phân tích tín dụng, thẩm định tín dụng. VietinBank Đồ Sơn cần quy trách nhiệm rõ ràng trong việc khắc phục nợ xấu của ngân hàng, đặc biệt là phòng tín dụng và thẩm định tín dụng. Phòng tín dụng khối khách hàng cá nhân nên chia thành các tổ, nhóm (theo địa bàn hoạt động): Làm các công tác phân tích tín dụng, theo dõi khách hàng vay, đôn đốc khách hàng trả nợ, thu hồi nợ (nếu rơi vào khoản nợ xấu). Đưa phân tích, đánh giá, theo dõi vào xếp hạng thi đua, khen thưởng cho từng cán bộ, tổ, nhóm, phòng tín dụng. Chi nhánh cần thành lâp tổ thu hồi nợ xấu để nâng cao hiệu quả cho vay, kiểm soát nợ xấu.

- Thu hồi TSBĐ (xe, bất động sản) để bán thanh lý. Hiện nay, tại Chi nhánh các khoản CVTD có TSBĐ chủ yếu là bất động sản và xe ô tô. Do đó cần có biện pháp xử lý kịp thời đối với những TSBĐ nhằm hạn chế nợ xấu. Thông báo nhắc nhở cho khách hàng về việc tiến hành thu nợ. Đăng bán thanh lý trong trang web của ngân hàng, báo địa phương hoặc bán lại cho cán bộ công nhân viên của ngân hàng.

- Đối với những khoản nợ xấu không có khả năng thu hồi, khuyến nghị bán lại cho Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Hiện nay, việc thành lập Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) nhằm giải quyết tình hình nợ xấu cho các NHTM. Do đó, những khoản nợ không có khả năng thu hồi thì Chi nhánh nên bán lại cho VAMC để thu hồi vốn và cơ cấu lại dư nợ trong năm nay.

Theo kết quả khảo sát, giải pháp này được 87% cán bộ, nhân viên tại Chi nhánh lựa chọn là giải pháp rất quan trọng nhằm phát triển hoạt động CVTD tại Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đồ sơn, hải phòng (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)