Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển cho vay tiêu dùng của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đồ sơn, hải phòng (Trang 31)

5. Kết cấu luận văn

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển cho vay tiêu dùng của Ngân hàng

Thƣơng Mại

Sự phát triển hoạt động CVTD được các NHTM đánh giá qua các chỉ tiêu sau:

1.3.2.1 Chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay tiêu dùng

Doanh số CVTD là tổng số tiền mà NH thực hiện trong một kì, phản ánh khải quát tình hình CVTD của NH trong một thời kì nhất định.

Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về doanh số CVTD tuyệt đối

Giá trị tăng trưởng Doanh số (t /t-1)

= Tổng doanh số CVTD năm (t)

- Tổng doanh số CVTD năm (t-1) Đây là chỉ tiêu tuyệt đối, phản ánh chính xác về quy mô hoạt động CVTD trong nền kinh tế trong một thời gian nhất định thường là 1 năm, nhằm thỏa mãn nhu cầu chi tiêu trước khi họ có khả năng chi trả. Doanh số CVTD phản ánh kết quả về việc

phát triển, mở rộng hoạt động CVTD và tốc độ tăng trưởng tín dụng của NH. Nếu như các nhân tố khác cố định thì doanh số CVTD càng cao phản ánh việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của NH càng tốt, ngược lại doanh số CVTD của NH mà giảm trong khi các yếu tố khác cố định thì chứng tỏ hoạt động của NH là chưa tốt.

Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về doanh số CVTD tuơng đối

Chỉ tiêu này được xác định như sau:

Tốc độ tăng trưởng =Giá trị tăng trưởng doanh số tuyệt đối

Tổng doanh số CVTD năm (t − 1) 𝑥 100% Chỉ tiêu này cho biết trong năm (t) doanh số CVTD tăng bao nhiêu % so với năm (t-1). Khi chỉ tiêu này càng cao thì nó thể hiện tốc độ tăng doanh số CVTD càng nhanh.

Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về tỷ trọng

Tỷ trọng CVTD = Tổng dư nợ CVTD

Tổng dư nợ cho vay 𝑥 100%

Tỷ trọng CVTD cho biết doanh số CVTD chiếm bao nhiêu % trong tổng doanh số cho vay của NH. Khi tỉ lệ này tăng qua các năm chứng tỏ hoạt động CVTD được phát triển.

1.3.2.2 Chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng

Tốc độ tăng trưởng dư nợ = Tổng dư nợ CVTD năm (t)

Tổng dư nợ CVTD năm (t − 1) 𝑥 100% Chỉ tiêu này phản ánh được quy mô và xu hướng đầu tư tín dụng là tăng trưởng hay thu hẹp.

Tăng trưởng dư nợ CVTD là chỉ tiêu tương đối thể hiện bằng nhịp độ gia tăng tổng dư nợ CVTD năm sau so với năm trước. Chỉ tiêu này ngày càng cao thể hiện hoạt động CVTD của NH ngày càng mở rộng nhưng không có nghĩa chất lượng CVTD của NH đó càng cao.

1.3.2.3 Chỉ tiêu cơ cấu cho vay tiêu dùng

Chỉ tiêu phản ánh chính sách cho vay của NH ưu tiên phát triển CVTD ở mức độ nào so với các chương trình cho vay khác của NH. Và phản ánh khả năng tham gia CVTD mạnh hơn hay yếu hơn các loại cho vay khác.

Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động CVTD của NH có được NH thực sự chú ý đến chưa, chất lượng quá các năm có tăng lên không. Nếu CVTD chiếm tỉ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay của NH thì phản ánh hoạt động CVTD là nguồn thu nhập chính của NH và NH thực sự đã chú trọng phát triển hoạt động này. Ngược lại nếu tỉ trọng CVTD quá bé thì hoạt động CVTD không phải lại nguồn thu nhập chính cho NH và NH hoạt động kinh doanh chính cũng không phải là CTVD, và CVTD chưa thược sự hiệu quả đối với NH đó.

Sự thay đổi cơ cấu trong các năm thể hiện sự thay đổi chiến lược kinh doanh của NH, nếu cơ cấu CVTD tăng lên chứng tỏ NH đã chú trọng hơn vào hoạt động CVTD để nâng cao chất lượng CVTD lên.

1.3.2.4 Chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng

Thu lãi từ CVTD

Tỷ trọng thu lãi CVTD = Thu lãi từ CVTD

Tổng thu lãi cho vay 𝑥 100%

Tỷ trọng này càng cao phản ánh quy mô và xu hướng phát triển CVTD là hiệu quả và tín hiệu tốt để tiếp tục phát huy.

Tất cả các sản phẩm, dịch vụ của NHtrước hết phải xuất phát từ lợi ích của KH nhưng cuối cùng cũng nhằm mục đích chính là đem lại lợi nhuận thực tế cho NH. Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp nhất phản ánh sự phát triển CVTD của NH.

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

Lợi nhuận này càng cao chứng tỏ hoạt động CVTD của NH phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, ngoài xem xét sự tăng trưởng theo thời gian của chỉ tiêu lợi nhuận, còn phải đánh giá tỷ trọng đóng góp từ hoạt động CVTD vào lợi nhuận của cả NH. Không thể nói một khoản CVTD có chất lượng cao khi nó không đem lại thu nhập cho NH. Lợi nhuận do CVTD mang lại chứng tỏ khoản vay không những thu hồi được gốc mà còn có cả lãi, đảm bảo được độ an toàn của đồng vốn cho vay. Từ đó có thể phân tích được vai trò quan trọng của việc phát triển CVTD đối với NH.

Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ CVTD

Nợ quá hạn: Là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo khi người đi vay không thực hiện được hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩ vụ trả nợ đúng hạn như cam kết.

Chỉ tiêu này được xác định:

Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD =Nợ quá hạn CVTD Tổng dư nợ CVTD

Một NH thường không tránh khỏi việc gặp rủi ro nợ quá hạn, có thể do tình hình tài chính không lành mạnh của KH dẫn đến việc trả nợ không đầy đủ hoặc không đúng hạn, hoặc do KH cố tình không thanh toán khi đến hạn. Do đó, hoạt động cho vay của NH được coi là mở rộng và hiệu quả khi có tỷ lệ nợ quá hạn nằm trong giới hạn cho phép và phải thấp hơn kì trước. Để xem xét các khoản nợ quá hạn NHTM phải tiến hành phân loại nợ theo tiêu chuẩn của NH nhà nước đưa ra đó là : Phân loại nợ theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN. Để nắm bắt, giám sát tình hình thực hiện phân loại nợ và xử lý nợ xấu của TCTD theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại Thông báo số 195/TB-NHNN ngày 02/7/2015, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các TCTD có nợ xấu từ 3% trở lên triển khai quyết liệt các giải pháp xử lý nợ xấu ngay trong tháng 7/2015 để đưa nợ xấu xuống dưới 3% và hoàn thành kế hoạch xử lý nợ xấu được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt trước ngày 30/9/2015.

Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ CVTD

Nợ xấu:là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn).

Chỉ tiêu này được xác định:

Tỷ lệ nợ xấu CVTD = Nợ xấu CVTD Tổng dư nợ CVTD

Đánh giá chất lượng cho vay của NH một cách chính xác thì ta phải xem xét tỷ lệ nợ xấu phân theo từng nhóm. Nếu trong cơ cấu nợ xấu, các khoản nợ thuộc nhóm 4 và nhóm 5 chiếm tỷ lệ càng ít thì chứng tỏ chất lượng cho vay của NH đối với CVTD tốt hơn so với NH có tỷ trọng nợ thuộc nhóm 4 và 5 cao hơn.

Tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích

Trong quá trình KH vay vốn, việc sử dụng tiền từ vốn vay vào mục đích không như trong hợp đồng đã ký kết với NH đã đến tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu. Làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của NH.

Tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích = Dư nợ CVTD sai mục đích Tổng dư nợ cho vay

Chỉ tiêu này sử dụng nhằm đánh giá chất lượng cho vay về nợ quá hạn lẫn nợ trong hạn nhưng đã chứa tiềm ẩn rủi ro. Đây là chỉ tiêu hết sức nhạy cảm bởi nó đánh giá tương đối thực chất về chất lượng khoản nợ về chất lượng khoản nợ đã cho vay. Việc tính tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích còn giúp nhà lãnh đạo xem xét và đánh giá được chính xác hơn về KH vay vốn.

Tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích càng cao thì chất lượng cho vay càng thấp và ngược lại.

Hiệu suất sử dụng vốn vay CVTD

Hiệu suất sử dụng vốn vay CVTD =Tổng dư nợ cho vay CVTD Tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng cho vay so với khả năng HĐV của NH, phản ánh hiệu suất sử dụng vốn huy động để cho vay.

Nếu hệ số này gần bằng 1, NH đang cho vay quá nhiều vậy nên NH phải chú ý tăng trưởng nguồn vốn để đề phòng mất khả năng thanh toán.

Nếu hệ số này quá nhỏ, NH đang gặp khó khăn trong vấn đề cho vay và sử dụng vốn, tăng chi phí, giảm lợi nhuận của NH. NH phải tiến hành các biện pháp nhằm tăng cho vay hoặc giảm HĐV bằng cách giảm lãi suất huy động để hạn chế rủi ro nguồn vốn tác động đến hiệu quả kinh doanh.

1.3.2.5 Chỉ tiêu phản ánh số lượng và số lượt khách

Số lượng KH: Là tổng số KH thực hiện giao dịch với NH.

Mức tăng giảm số lượng KH = Số lượng KH năm (t) - Số lượng KH năm (t-1)

Chỉ tiêu này cho biết số lượng KH tăng hay giảm qua các năm. Thông qua đó NH đánh giá được việc mở rộng quy mô và đối tượng KH.

Số lượt KH: Là số lần mỗi KH đến giao dịch với NH trong một năm. Khi

số lượt KH tăng lên thì nó thể hiện sự tin tưởng của KH đối với NH và hoạt động CVTD của NH được phát triển.

1.3.2.6 Chỉ tiêu phản ánh mức độ đa dạng hóa của danh mục sản phẩm cho vay tiêu dùng

Phát triển sản phẩm mới là một yêu cầu để tăng trưởng liên tục và tạo ra lợi nhuận cho mọi doanh nghiệp kể cả các NHTM. Trước những yêu cầu và sự thay đổi ngày càng nhanh và mạnh trong lĩnh vực NH, đã làm cho hoạt động phát triển những sản phẩm mới trở lên có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc duy trì và nâng cao sức cạnh tranh của các NHTM. Nguyên nhân và cơ hội để phát triển sản phẩm mới có thể xuất phát từ việc Nhà nước tích cực thúc đẩy sự phát triển ngành NH thông qua việc nới lỏng các luật lệ, tháo bỏ hàng rào nhập ngành, đổi mới công nghệ, sự phát triển của thị trường, thêm vào đó là những nhu cầu mới phát sinh ngày càng nhiều, và yêu cầu ngày càng cao từ phía KH.

Một sản phẩm mới được chia thành nhiều nhóm theo tính mới đối với các ngân hàng và thị trường. Cụ thể:

+ Cải tiến, thay đổi hay hoàn thiện sản phẩm hiện có.

Các sản phẩm ngay từ khi ra đời đều có sẵn những thuộc tính cơ bản nhất định và nhắm vào những đối tượng khách hàng mục tiêu đặc biệt. Tuy nhiên, do đặc điểm của sảm phẩm NH là dễ bắt chước nên trong quá trình cung ứng các sản phẩm CVTD, các NH luôn tìm cách thay đổi những đặc tính hay hoàn thiện sản phẩm bằng cách bổ sung, cải tiến thêm những tính năng nổi trội hơn, những thuộc tính mới cho những sản phẩm hiện có nhằm tạo ra sự vượt trội và thu hút KH hơn so với các sản phẩm tương tự trên thị trường.

Tuy nhiên, việc cải tiến, thay đổi, hoàn thiện sản phẩm dịch vụ NH đơn thuần chỉ là tạo ra những phiên bản mới có tính năng ưu việt hơn trên cơ sở những sản phẩm ngân hàng hiện có trên thị trường. Nó không tạo ra một sản phẩm mới nên không đáp ứng các nhu cầu mới phát sinh của KH. Đồng thời, cạnh tranh trong ngành với sản phẩm cùng loại trên thị trường ngày càng gia tăng và khốc liệt. Chính vì thế, bên cạnh việc cải tiến, hoàn thiện các sản phẩm sẵn có, NH cũng phải đầu tư thích đáng vào nghiên cứu, phát triển sản phẩm, đa dạng hóa danh mục sản phẩm, để thỏa mãn những nhu cầu mới phát sinh đó, tăng tiềm lực và sự thống lĩnh trên thị trường CVTD.

+ Phát triển sản phẩm mới.

Sản phẩm mới là sản phẩm lần đầu tiên được đưa vào danh mục của NH. Theo cách hiểu này, có các loại sản phẩm mới sau:

Sản phẩm mới hoàn toàn: là sản phẩm mới đối với thế giới, tạo ra một thị trường hoàn toàn mới. Khi đưa ra sản phẩm này, giai đoạn đầu NH không phải đối mặt với cạnh tranh, có điều kiện xây dựng hình ảnh, vị thế của mình trong tâm trí KH, chiếm lĩnh thị trường và thu về lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, NH sẽ phải đối mặt với tình trạng về vốn đầu tư lớn (nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ mới) và rủi ro khi gặp trở ngại do việc KH chưa thích nghi được với những sản phẩm mới này về cách thức sử dụng, sự hiểu biết về sản phẩm hay công nghệ hoặc sản phẩm mới không thực sự phù hợp với KH.

Sản phẩm mới đối với bản thân NH, nhưng không mới với thị trường: Đây là sản phẩm được sao chép từ các NH khác, hoặc được du nhập từ nước ngoài. Đây là các sản phẩm được NH bổ sung thêm vào những gói sản phẩm đang có nhằm gia tăng giá trị, lợi ích cho những gói sản phẩm đó. Thông thường những sản phẩm này không tạo ra các giao dịch mới mà chúng chỉ xoay quanh những gì đã có.

1.3.2.7 Tăng thị phần cho vay tiêu dùng của ngân hàng

Thị phần CVTD là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng chiếm lĩnh thị trường trong dịch vụ CVTD của NH. Đối với thị trường CVTD, thị phần của một NH có thể biểu hiện thông qua số lượng KH mà NH đó đang có quan hệ, hay tổng quy mô của mỗi sản phẩm dịch vụ mà NH đó cung cấp. Thị phần này một mặt thể hiện sức cạnh tranh của NH vì thị phần lớn chứng tỏ năng lực CVTD và vị trí thống lĩnh của NH trên thị trường cao.

Tuy nhiên, việc tham gia vào thị trường CVTD đòi hỏi các NH phải có tiềm lực tài chính, và nguồn nhân lực lớn. Trong khi đó, những nguồn lực này của mỗi NH là có hạn nên một NH không thể cùng một lúc theo đuổi việc phát triển tất cả các dịch vụ CVTD tới tất cả các KH tiềm năng của mình. Chính vì vậy, các nhà quản trị NH đã phải dựa trên các nghiên cứu thị trường, cân nhắc điểm mạnh điểm

yếu và tình hình cạnh tranh trên thị trường CVTD. Từ đó xác định khả năng của NH mà đưa ra thứ tự ưu tiên trong danh sách các dịch vụ CVTD, đồng thời xác định đoạn thị trường mục tiêu phù hợp với năng lực NH để khai thác và tập trung mọi nguồn lực vào đó, khẳng định vị thế trên thị trường cũng như tập trung nâng cao chất lượng hoạt động của NH.

Hiện nay các NH trong nước chiếm khoảng 90% thị phần trên thị trường CVTD Việt Nam. Tuy nhiên, các NH nước ngoài đang nhanh chóng trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường CVTD bằng cách cung cấp các gói CVTD nhỏ, thủ tục vay đơn giản mà các NH trong nước còn lo ngại rủi ro cao không dám cho vay

1.3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thƣơng Mại

Phát triển CVTD không phải là kết quả của ngẫu nhiên, nó là kết quả hàng loạt các yếu tố kết hợp nhau, cả yếu tố xuất phát từ bên trong lẫn do yếu tố bên ngoài tác động.

1.3.3.1 Nhân tố khách quan.

Nhóm nhân tố này thường bao gồm: tình trạng của nền kinh tế, hệ thống pháp lý và cả tình hình xã hội . Có thể nói nhóm nhân tố này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu dùng nói chung và hoạt động CVTD nói riêng. Cụ thể là:

*Thực trạng nền kinh tế

Cho vay tiêu dùng rất dễ nhạy cảm với mỗi sự thay đổi của nền kinh tế. Các nhân tố ảnh hưởng tới môi trường kinh tế là chu kỳ kinh tế, tốc độ lạm phát, mức độ ổn định của giá cả, lãi suất, tình trạng thất nghiệp. Những nhân tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới việc nâng cao chất lượng và mở rộng cho vay tiêu dùng của

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đồ sơn, hải phòng (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)