Xử lí thông tin

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đồ sơn, hải phòng (Trang 47)

5. Kết cấu luận văn

2.5Xử lí thông tin

Trong quá trình thực hiện, nghiên cứu sử dụng cả 2 loại dữ liệu: sơ cấp và thứ cấp. Do đặc điểm của 2 loại dữ liệu này khác nhau nên cần có cách phân tích khác nhau.

-Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như báo cáo thường niên của ngân hàng, số liệu tại phòng tín dụng, tạp chí, sách báo, internet… tham khảo các đề tài nghiên cứu về CVTD trong và ngoài nước để phục vụ cho việc nghiên cứu lí luận chung về CVTD của NHTM, phân tích các chỉ tiêu định lượng đánh giá sự phát triển CVTD của NH.

-Dữ liệu sơ cấp: có được qua quá trình phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu với công cụ là bảng hỏi. Sau khi hoàn thành công tác điều tra, tác giả tiến hành sàng lọc và kiểm tả tính hợp lệ của bảng hỏi. Với số bảng hỏi hợp lệ, tác gải đã thống kê kết quả bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2007. Với các bước làm:

+Phân chia mỗi Sheet là một câu hỏi để dễ dàng tính toán.

+Nhập phương án trả lời, với mỗi phương án được lựa chọn, tác giả tích số 1 vào dòng nội dung

+Sau khi nhập xong dữ liệu, tác gải dung hàm Sum để tính tổng các phương án trả lời của các đáp viên để thuận tiện trong việc phân tích số liệu.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM-

CHI NHÁNH ĐỒ SƠN 3.1. Tổng quan về VietinBank-chi nhánh Đồ Sơn

3.1.1. Sơ lược về VietinBank chi nhánh Đồ Sơn

Trong những năm vừa qua, cùng với xu thế phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam, VietinBank đã tiến hành mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch trên nhiều tỉnh thành cả nước. Việc mở rộng chi nhánh đến các địa bàn dân cư, vùng kinh tế giúp KH tiếp cận các dịch vụ của NH dễ dàng và thuận tiện hơn, từ đó nâng cao uy tín của NH, tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Ngân hàng Vietin Bank chi nhánh Đồ Sơn được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 09 năm 1998, chuyên hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán & dịch vụ ngân hàng. Đến nay, Vietin bank chi nhánh Đồ Sơn đã gặt hái được những kết quả nhất định trong điều kiện hoạt động các TCTD trên địa bàn rất sôi động, cạnh tranh hết sức quyết liệt trong mọi lĩnh vực về huy động vốn, đầu tư tín dụng, thanh toán, dịch vụ và công nghệ ngân hàng.

- Tên: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đồ Sơn - Địa chỉ: 193 Lý Thánh Tông, Ngọc Xuyên, Đồ Sơn - Hải Phòng - Điện thoại: 031.386.1276

- Fax: 031.386.1277

- Swift Code: ICBVVNVX162

3.1.2.Cơ cấu tổ chức và nhân sự

Qua hơn 10 năm đi vào hoạt động, đội ngũ cán bộ, nhân viên của Chi nhánh đã không ngừng gia tăng cả về chất lượng và số lượng. Tính đến nay, tổng số nhân viên nghiệp vụ của chi nhánh là 62 người, đều có trình độ đại học và trên đại học. Cán bộ công nhân viên trực thuộc 10 phòng ban được đặt dưới sự điều hành của Ban giám đốc. Các phòng ban này đều được chuyên môn hóa theo chức năng và nghiệp vụ cụ thể. Tuy nhiên, mỗi phòng ban là một bộ phận không thể tách rời

trong NH, do đó chúng luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. VietinBank Chi nhánh Đồ Sơn được cơ cấu tổ chức như sau:

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức tại VietinBank- Chi nhánh Đồ Sơn

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính tại VietinBank- chi nhánh Đồ Sơn.)

3.1.3.Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong những năm gần đây

Chức năng hoạt động chủ yếu của Chi nhánh bao gồm: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi từ các khách hàng là các tổ chức kinh tế và cá nhân; Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân từ khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; Kinh doanh vốn; Kinh doanh ngoại hối; Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam. Sau đây là một số hoạt động kinh doanh chính:

3.1.3.1.Hoạt động huy động vốn

Năm 2014 đã đi qua với rất nhiều biến động rất phức tạp về lãi suất,tỷ giá,vàng đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp và hệ thống NHnói chung. Trong năm 2014 NHNN đã thực hiện hai lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành, sau mỗi đợt điều chỉnh lãi suất của NHNN, lãi suất của các tổ chức tín dụng (TCTD) đều giảm (1,5%/năm) đã làm ảnh hưởng tới tình hình huy động vốn của NH. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay,sức cạnh tranh rất lớn từ các ngân hàng nước ngoài về tiềm năng vốn và trình độ công nghệ,chuyên môn nghiệp vụ,về con người đã tạo nên sức ép đối với các NH trong nước. Hoạt động huy động và sử dụng vốn là một trong những hoạt động chính của NH, nó chiếm 1 tỷ trọng rất lớn trong việc tạo ra lợi nhuận của NH. Để có nguồn vốn để sử dụng cho các hoạt động tín dụng, thanh toán,bảo lãnh,…,NH cần phải tiến hành đi vay để có một lượng vốn nhất định phục vụ nhu cầu của chính mình. Vì vậy vấn đề lớn đặt ra là hoạt động HĐV phải được tiến hành như thế nào,các phương thức thực hiện ra sao để có thể thu hút được nguồn vốn của dân chúng, của doanh nghiệp trước sự cạnh tranh rất khắc nghiệt trong môi trường hiện tại. Có thể khẳng định HĐV là một trong những mặt mạnh của Chi nhánh khi so sánh với nhiều NHTM khác trên cùng địa bàn. Với hệ thống phòng giao dịch rộng khắp trên địa bàn cùng với sản phẩm tiền gửi ngày càng đa dạng, đã đem lại nhiều tiện ích cho các KH đến gửi tiền. Đây là lý do khiến tổng nguồn vốn huy động hàng năm của Chi nhánh luôn có sự tăng trưởng cao.

Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn từ 2012- 2014

ĐVT: tỷ đồng

Năm Tổng nguồn vốn Tăng giảm so với năm trƣớc Chênh lệch tuyệt đối Tỷ lệ tăng (%)

2012 544 - -

2013 672 128 23,53

2014 858 186 27,68

Qua bảng trên ta thấy hoạt động HĐV tại Chi nhánh không ngừng tăng qua các năm. Năm 2013, HĐV đạt 672 tỷ đồng, tăng 23,53% so với năm 2012. Năm 2014 trần lãi suất huy động luôn có sự thay đổi theo quy định của NHNN, vấn đề HĐV gặp nhiều khó khăn hơn do nền kinh tế không ổn định nhưng tổng nguồn vốn huy động vẫn đạt 858 tỷ đồng, tăng 27,68% so với năm 2013. Như vậy quy mô HĐV của Chi nhánh ngày càng tăng trưởng qua các năm. Điều này chứng tỏ công tác quảng cáo, tiếp thị về các gói sản phẩm tiền gửi tại Chi nhánh luôn được nâng cao và đạt kết quả tốt. Các sản phẩm tiền gửi đa dạng, nhiều tiện ích phù hợp với nhu cầu của KH. Lượng vốn huy động tăng cao cho thấy uy tín của NH đối với NTD ngày càng được củng cố. Mặt khác, Chi nhánh đã luôn theo sát thị trường để đưa ra những chính sách lãi suất cạnh tranh và những chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi, vừa đáp ứng được yêu cầu bảo đảm quyền lợi của KH mà vẫn mang lại lợi nhuận cao.

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ hoạt động huy động vốn năm 2012- 2014 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐVT: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng VietinBank chi nhánh Đồ Sơn)

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

HUY ĐỘNG VỐN

Đánh giá hiệu quả HĐV thì bên cạnh việc đánh giá quy mô nguồn vốn thì phải quan tâm đến cơ cấu vốn huy động của NH. Bởi lẽ mỗi loại nguồn vốn khác nhau sẽ đem lại cho NH những lợi ích khác nhau. Cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.2:Cơ cấu vốn huy động theo chủ thể và kỳ hạn năm 2012 – 2014

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu vốn huy động

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số dƣ Tỷ trọng

(%) Số dƣ Tỷ trọng

(%) Số dƣ Tỷ trọng (%)

1. Theo chủ thể huy động vốn

Huy động từ dân cư 301 55,33 398 59,23 551 64,22 Tiền gửi các tổ

chức kinh tế 243 44,67 274 40,77 307 35,78

2. Theo thời hạn huy động vốn

Ngắn hạn 521 95,77 641 95,38 812 94,64

Trung, dài hạn 23 4,23 31 4,62 46 5,36

Tổng nguồn vốn

huy động 544 100 672 100 858 100

(Nguồn : Báo cáo tài chính của NH VietinBank chi nhánh Đồ Sơn)

Qua bảng có thể nhận thấy, tiền gửi huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế đều tăng qua các năm trong đó mức tăng từ nguồn vốn huy động từ dân cư nhanh hơn mức tăng huy động từ các tổ chức kinh tế. Vì vậy tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế có xu hướng giảm đi. Cụ thể năm 2012, tỷ trọng nguồn vốn huy động các tổ chức kinh tế là 44,67% thì năm 2013 là 40,77%, tới năm 2014 thì tỷ trọng lại giảm chỉ còn là 35,78%. Nguồn vốn huy động đều tăng từ 2 thành phần kinh tế, nhưng từ cư dân tăng mạnh mẽ hơn. Năm 2012 tỷ lệ này là 55,33% thì năm 2013 là 59,23% và năm 2014 đã lên đến 64,22%. Điều này có thể dễ nhận biết vì cá nhân, người dân thường có những khoản tiết kiệm, những khoản tiền nhàn rỗi để gửi NH hơn là các doanh

nghiệp, những chủ thể luôn tìm kiếm nguồn vốn để đầu tư và sinh lời. Hơn nữa, theo quy định của nhà nước, lãi suất tiền gửi dành cho cá nhân cao hơn lãi suất tiền gửi dành cho đối tượng doanh nghiệp do đó thu hút được nguồn vốn huy động từ dân cư đến với NH . Đây được coi là tín hiệu tốt của Chi nhánh, là kết quả của việc đã chú trọng đến hoạt động HĐV bằng cách triển khai áp dụng đa dạng hóa các sản phẩm đồng thời hoạt động marketing cũng được thúc đẩy hướng tới cả KH là doanh nghiệp và cá nhân nhằm mang lại kết quả kinh doanh hiệu quả cho Chi nhánh.

Tình hình HĐV của Chi nhánh chủ yếu tập trung vào vốn huy động ngắn hạn và hoạt động HĐV được gia tăng qua các năm. Năm 2012 vốn huy động ngắn hạn đạt 521 tỷ đồng, chiếm 95,77% tổng vốn huy động của chi nhánh. Năm 2013, vốn huy động ngắn hạn đạt 641 tỷ đồng, tăng 23,03% so với năm 2012 trong khi đó cho vay trung, dài hạn đạt 31 tỷ đồng, tăng 34,78% so với năm 2013. Năm 2014, vốn huy động ngắn hạn đạt 812 tỷ, chiếm 94,64% tổng nguồn vốn huy động. Tỷ trọng vốn huy động ngắn hạn các năm đều đạt trên 90%, đây là do người dân có sự lựa chọn kỳ hạn gửi an toàn do tình hình lãi suất biến động.

Dự báo tình hình huy động vốn từ nền kinh tế năm 2015 kỳ vọng huy động vốn VNĐ tăng cao hơn so với huy động vốn ngoại tệ và tăng trưởng tương đối đồng đều ở các kỳ hạn, tuy nhiên tại Chi nhánh thì kỳ hạn dưới 6 tháng tăng trưởng cao hơn so với tiền gửi kỳ hạn trên 1 năm.

So với các ngân hàng lớn mạnh khác trên thị trường thì VietinBank là một ngân hàng lớn mạnh trong việc cạnh tranh huy động vốn,đặc biệt là nguồn vốn huy động ngắn hạn.

3.1.3.2.Hoạt động tín dụng

Trong điều kiện nền kinh tế mở và liên tục tăng trưởng mạnh, những năm gần đây Việt Nam được xem là một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao trên thế giới, nhu cầu vốn đầu tư tăng cao nên hoạt động tín dụng của NH khá sôi động.

VietinBank thực hiện chính sách tín dụng an toàn, hiệu quả, không tăng trưởng nóng. Việc tăng trưởng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo an toàn cho hoạt động của NH. VietinBank chi nhánh Đồ Sơn không cạnh tranh bằng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cách nới lỏng điều kiện tín dụng mà tập trung hỗ trợ tích cực cho các đối tượng KH là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể trong việc sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu CVTD cho các cá nhân có thu nhập cao. Do vậy, cùng với sự nỗ lực tiếp thị KH của đơn vị, tốc độ phát triển tín dụng vẫn đạt mức tăng trưởng cao trong điều kiện chính sách tiền tệ có nhiều thay đổi, đồng thời chất lượng tín dụng vẫn được đảm bảo an toàn theo quy định của NHNN.

Bảng 3.3: Tình hình hoạt động tín dụng năm 2012- 2014

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu hoạt động cho vay Năm 2012 Tỷ trọng (%) Năm 2013 Tỷ trọng (%) Năm 2014 Tỷ trọng (%)

Cho vay thương mại 256 46,30 261 44,69 291 37,68 Cho vay tiêu dùng 115 20,79 134 22,95 204 26,43 Cho vay bất động sản 182 32,91 189 32,36 277 35,88

Tổng cộng 553 100 584 100 772 100

Tốc độ tăng trưởng dư

nợ (%) - - 5,6 - 32,20 -

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp- Vietinbank chi nhánh Đồ Sơn)

Nhìn vào bảng trên cho thấy, tỷ trọng vốn hàng năm được tập trung vào lĩnh vực cho vay thương mại và tỷ trọng lĩnh vực cho vay thương mại ngày giảm để CVTD tăng. Năm 2012 tỷ trọng cho vay thương mại chiếm 46,30% trong cơ cấu cho vay và giảm xuống còn 44,69% năm 2013; 37,68% năm 2014. Tỷ trọng cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng thấp hơn so với cho vay thương mại và cho vay bất động sản. Doanh số CVTD tăng từ 115 tỷ đồng năm 2012 lên 134 tỷ đồng năm 2013 và đạt 204 tỷ đồng năm 2014. Doanh số cho vay bất động sản tăng dần qua các năm, năm 2012 doanh số cho vay bất động sản năm 2012 đạt 182 tỷ đồng và tăng lên 189 tỷ đồng năm 2013 và đạt 277 tỷ đồng năm 2014. Năm 2014 là năm thành công vượt trội của Chi nhánh khi có sự bứt phá tốc độ tăng trưởng tín dụng. Trong khi nền kinh tế phục hồi, tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn ngành NH đạt 12- 14 % thì tỷ lệ này ở VietinBank chi nhánh Đồ Sơn đạt 32,2% tương ứng với 772 tỷ đồng.

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ hoạt động tín dụng năm 2012- 2014

ĐVT: tỷ đồng

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp- Vietinbank chi nhánh Đồ Sơn)

Hiện nay, hoạt động cho vay vẫn là hoạt động sinh lời chủ yếu của các NHTM nói chung và của Chi nhánh nói riêng. Là một NH TMCP, vốn hoạt động chủ yếu là do các cổ đông đóng góp, huy động tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế nên hoạt động kinh doanh của NH sẽ vô cùng khó khăn. Vì vậy Chi nhánh đã định hướng phát triển hoạt động tín dụng với mục tiêu duy trì các KH lớn đã được phê duyệt và tăng cường đẩy mạnh cho vay cá nhân.

Bảng 3.4: Tình hình dƣ nợ cho vay năm 2012- 2014

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số dƣ Tỷ trọng (%) Số dƣ Tỷ trọng (%) Số dƣ Tỷ trọng (%) 1.Dư nợ theo kỳ hạn vay 553 100 584 100 772 100 Ngắn hạn 389 70,34 401 68,66 561 72,66 Trung và dài hạn 164 29,66 173 31,34 256 27,34

2.Dư nợ theo loại

hình KH vay 553 100 584 100 772 100

Doanh nghiệp 348 62,93 356 60,96 391 50,64

Cá nhân 205 37,07 228 39,04 381 49,36

(Nguồn: báo cáo danh mục tín dụng của VietinBank chi nhánh Đồ Sơn)

0 50 100 150 200 250 300

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Cho vay thương mại

Cho vay tiêu dùng

Như vậy, dư nợ cho vay của Chi nhánh tăng khá cao từ 553 tỷ đồng năm 2012 lên 772 tỷ đồng năm 2014 và năm 2013 là 584 tỷ đồng. Đối diện với khó khăn chung của nền kinh tế, VietinBank Chi nhánh Đồ Sơn đã tìm cho mình những hướng đi riêng, vượt qua khó khăn, khẳng định thương hiệu và vị thế của một NHchủ lực trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Bám sát chỉ đạo của Ban Lãnh đạo VietinBank trong hoạt động tín dụng, Chi nhánh tập trung nguồn lực để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, nhất là tín dụng ngắn hạn và đặc biệt coi trọng nâng cao chất lượng tín dụng.Trong cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn vay, cho vay ngắn hạn

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đồ sơn, hải phòng (Trang 47)