Quy trình cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đồ sơn, hải phòng (Trang 60 - 62)

5. Kết cấu luận văn

3.2.2. Quy trình cho vay tiêu dùng

Hoạt động tín dụng CVTD cũng tuân theo quy tình hoạt động cho vay của toàn hệ thống và tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng do Chủ tịch hội đồng quản trị ban hành ngày 13/5/2011. Quy trình tín dụng được quy định từ khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ KH đến khi tất toán, thanh lý hợp đồng, được tiến hành theo 12 bước:

Bước 1: Tiếp xúc với Kh, hướng dẫn KH lập hồ sơ

Cán bộ tín dụng hướng dẫn KH về lập hồ sơ vay vốn và CBTD cũng là đầu mối tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra tính đầy đủ của những giấy tờ cần thiết. Thông thường đối với CVTD thì danh mục hồ sơ KH gồm có:

-Bản sao sổ hộ khẩu thường trú/ giấy tờ cư trú thường xuyên; chứng minh thư (đối với KH vay Việt Nam) hoặc hộ chiếu (đối với KH vay nước ngoài); Đăng kí kết hôn (nếu người vay có gia đình, nếu đã ly hôn thì phải có quyết định cho phép ly hôn của tòa án).

-Giấy đề nghị vay vốn

-Giấy xác nhận là cán bộ/ nhân viên của cơ quan quản lý lao động (đối với cá nhân vay).

-Bảng lương hoặc giấy lĩnh lương của 6 tháng gần nhất/ giấy xác nhận lương. -Bản sao hợp đồng lao động.

-Hồ sơ chứng minh nguồn trả nợ.

-Các giấy tờ hỗ trợ khác chứng minh mục đích, nhu cầu sử dụng vốn, kế haochj trả nợ, ví dụ: hợp đồng mua bán, phiếu chào hàng, hồ sơ bản vẽ (đối với xây dựng, sủa chữa nhà…)

-Các giấy tờ có liên quan.

Ngoài ra, CBTD cũng phải cung cấp cho KH thông tin về lãi suất, điều kiện cho vay, các dịch vụ NH, các thông tin khai thác về NH. Sau khi trao đổi các vấn đề trên, nhận thấy nhu cầu và điều kiện của KH phù hợp thì CBTD chuyển danh mục các tài liệu, hồ sơ KH cần hoàn thiện. Đồng thời hướng dẫn KH điền các thông tin theo mẫu NH.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn

CBTD kiểm tra toàn bộ hồ sơ KH cung cấp xem đầy đủ về mặt số lượng, tính hợp lệ của hồ sơ. Yêu cầu KH chỉnh sửa, bổ sung kịp thời.

Bước 3: Thẩm định các điều kiện vay vốn

-Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về KH và phương án vay vốn: Quá trình kiểm tra và xác minh những thông tin về KH có thể được thực hiện qua các nguồn

tin cậy như: Hồ sơ vay vốn trước đây và hiện tại của KH tại NH, các NH mà trước đây KH đã vay vốn…

-Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của KH. -Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính của KH. -Phân tích đánh giá tình hình quan hệ với các TCTD.

-Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay.

Bước 4: Xác định hình thức cho vay

Bước 5: Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và lãi suất cho vay. Bước 6: Lập tờ trình thẩm định rcho vay, soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay và duyệt cho vay.

Bước 7: Tái thẩm định khoản vay. Bước 8: Trình duyệt khoản vay.

Bước 9: Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay, giao nhận giấy tờ và TSĐB.

Bước 10: Giải ngân.

Bước 11: Kiểm tra, giám sát và xử lý nợ vay.

Tùy từng món vay cụ thể mà có kế hoạch kiểm tra định kỳ hay đột xuất tình hình hoạt động của KH, địa điểm kinh doanh, xem mục đích sử dụng vốn và tình hình kinh doanh hiện tại. Đôn đốc Kh trả nợ, thực hiện giải chấp từng phần tài sản hoặc thay đổi bổ sung tài sản khi được cấp có quyền phê duyệt.

Bước 12: Thanh lý hợp đồng và lưu trữ hồ sơ

Thanh lý hợp đồng trước hạn khi có đề xuất của KH, hoặc thanh lý đúng hạn CBTD làm tờ trình thanh lý, đồng thời làm các thủ tục giải chấp tài sản, xuất kho trả lại bản chính cho KH. Kết thúc món vay và lưu trữ hồ sơ.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đồ sơn, hải phòng (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)