- Cầu Phù Đổng: mới xây dựng sử dụng cho đường ôtô.
Cũng trong giai đoạn nay có một số cây cầu đang được chuẩn bị xây dựng hoặc đã gần hoàn thiện như cầu Thượng Cát, cầu Nhật Tân, cầu Thanh Trì, cầu Mễ Sở, cầu Từ Liên, cầu Đông Trù,cầu Vĩnh Tuy.
2.1.2. Hệ thống nút giao thông đô thị:
- Hệ thống giao thông Hà Nội có nhiều giao cắt, chỉ tính trong nội thành có khoảng 610 nút giao cắt đồng mức (từ ngã ba trở lên) và rất ít các nút giao thông khác mức. Trong đó có khoảng 170 nút có đèn tín hiệu giao thông. Chính tình trạng nút giao thông là đồng mức nên tạo rất nhiều giao cắt và dẫn đến xung đột và gây ra tai nạn và ùn tắc giao thông thường xuyên. ( tính trong nội 35
đô Hà Nội chứ chưa tính tới các tỉnh mới sát nhập vào Hà Nội)
- Hệ thống tín hiệu giao thông của Hà Nội được thiết kế theo đơn vị tiêu chuẩn là xe con và xe cá nhân, cho nên có nhiều hạn chế khi vận hành và điều khiển dòng giao thông với xe máy là chủ đạo.
a. Những vấn đề bất cập còn tồn tại thành phố về nút giao thông
- Tại Thành Phố còn có rất nhiều nút giao thông lắp đặt đèn tín hiệu không hợp lý Theo chủ đầu tư trong năm 2008, hạng mục lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu đã ngốn 2,5 triệu đô la (gần 40 tỷ đồng) với trên 70 nút. Trong đó có 55 nút đèn lắp mới và 23 nút đèn được thay thế. Tính trung bình mỗi nút đèn tín hiệu có giá trị khoảng 30.000 đô la.
- Tại thành phố có nhiều nút có hệ thống đèn giao thông quá gần nhau không cần thiết nên cũng gây lãng phí như nút2 nút đèn cách nhau 20 m. tại nút giao cổng trường ĐH Ngoại ngữ.Nút thứ nhất (chiều Hà Nội - Hà Đông) có điểm giao cắt với cổng trường ĐH Ngoại ngữ. Nút thứ hai (chiều Hà Đông - Hà Nội) có điểm giao là lối vào Nhà máy Ô tô Hòa Bình. Để “tăng năng lực” cho 2 nút giao này, chủ đầu tư - Ban quản lý dự án giao thông đô thị (Sở Giao thông công chính Hà Nội) đã cho dựng ở đây cả thảy 15 cái cột đèn.Cột to có đường kính đáy khoảng 30 cm; cột nhỏ đường kính 15 cm. Để cho “hoành tráng” nhiều cột đèn có chiều cao lên đến 5 - 6 m và để cho “hiện đại”, đèn tín hiệu được phân 3 pha.Tại một số nút giao thông được tổ chức mới như: Trung Hiền; Đại Cồ Việt - Phố Huế… cho dù nút giao nhỏ, nhưng cũng được tổ chức ba pha và cũng gây ra ùn ứ không đáng có.
- Cùng với sự lãng phí của việc lắp đèn tín hiêu của thành phô thì còn rất nhiều nút do chưa có hệ thống đèn tín hiệu nên gây ùn tắc trong thành phố mà nút Tuơng Mai – Giải Phóng là 1 thí dụ điển hình
- Còn tồn tại rất nhiều nút giao thông thi công chậm gây ách tắc rất nhiều cho các nút lân cận như các nút: Kim Liên – Đại Cồ Việt…..
b. Những vấn đề tích cực của việc cải tạo nút giao thông của thành phố.
Hiện tại trong thành phố đã có những hệ thống đèn 3 pha và những hệ thống kết hợp giữa nút giao khác mức và hệ thống đèn tín hiệu nên giảm ách tắc rất nhiều tại 1 số nút hay xảy ra ùn tắc tại thành phố.Các nút giao đã cải tạo và lắp đèn mới như là: