Giao thông đối nội: (số liệu chưa tính các tỉnh mới nhập vào Hà Nội)

Một phần của tài liệu giải pháp để góp phần nâng cao khả năng phục vụ củamột nút giao thông (Trang 34)

- Tính toán thời gian đèn xanh:

c) Giao thông đối nội: (số liệu chưa tính các tỉnh mới nhập vào Hà Nội)

Hạ tầng đường bộ ở trung tâm Hà Nội gồm 326 đường phố, với tổng chiều dài 598 Km chiếm diện tích 7,3km2. Các đường phố hiện tại đều ngắn và hẹp, chất lượng đường xấu hoặc trung bình. Mật độ trung bình đường nội thành rất thấp chỉ đạt 4,38 km/km2 và 0,22km/1000 dân, lại phân bố không đều. Chẳng hạn mật độ đường ở quận Hoàn Kiếm đạt 11,6km / km2 nhưng ở quận Tây Hồ chỉ đạt 1,8km/km2. Trừ một số con đường xây dựng gần đây có mặt cắt ngang đường tương đối rộng còn hầu hết là rất hẹp (cả lòng đường và vỉa hè). Đặc biệt các đường phố cổ có chiều rộng từ 6 đến 8m, phố cũ từ 12 - 18m. Khoảng cách đường tới ngã ba, ngã tư ở phố cổ đạt từ 50 - 100m, phố cũ từ 200 - 400m dẫn tới tốc độ xe chạy chỉ đạt 17.7 - 27.7 km/h. Tại các khu phố này đều có lưu lượng xe lớn nên thường xuyên ách tắc đặc biệt là các giờ cao điểm. Theo khảo sát, lưu lượng giao thông ở các trục đường như Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng, Tôn Đức Thắng, Khâm Thiên, Giảng Võ, Phố Huế bình quân giờ cao điểm có trên 10.000 xe/h.

Mật độ mạng lưới thấp và phân bố không đều. Mật độ bình quân ở khu vực nội thành là 0.87km/km2 chỉ bằng 35-40% so với mức trung bình trên thế giới.

Cùng với sự mở rộng của các đường đô thị hướng tâm đã mở rộng và xây dựng một số đường cấp thành phố trong khu vực nội thành nhằm tăng khả năng thông qua trên các trục giao thông chính.

Về cơ bản, các tuyến hướng tâm chính đã được mở rộng, cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu giải pháp để góp phần nâng cao khả năng phục vụ củamột nút giao thông (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w