Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 74)

Dựa vào cơ sở từ phần đánh giá những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh của BIDV Cần Thơ, em xin đề xuất một số giải pháp để có thể giải quyết những vấn đề trên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian tới:

5.2.1 Giải pháp tăng thu nhập

Ta thấy các chỉ tiêu hệ số sử dụng tài sản, ROA, ROS rất thấp và chỉ tiêu tổng chi phí trên tổng thu nhập rất cao nguyên nhân chính là do thu nhập của Ngân hàng giảm liên tục trong những năm qua, cho nên làm cách nào đó để kéo thu nhập tăng trở lại là vấn đề quan trọng nhất để cải thiện các chỉ tiêu này. Vì thu nhập chủ yếu của ngân hàng là từ hoạt động cho vay nên ngân hàng phải có những biện pháp thiết thực để thu nhập từ hoạt động này tăng lên trở lại:

+ Tiếp tục giữ mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với khách hàng truyền thống, tìm hiểu tâm tƣ nguyện vọng và giải quyết những nhu cầu mới của họ. Trong cho vay phải linh động xuất phát từ nhu cầu của khách hàng mà pháp luật không cấm.

+ Mở rộng khách hàng mới thuộc mọi thành phần kinh tế, tạo ra những sản phẩm mới đa dạng để thu hút những khách hàng tiềm năng.

+ Nên đào tạo thêm cho cán bộ tín dụng khả năng giao tiếp và ứng xử để họ vừa là nhân viên tín dụng vừa là ngƣời tiếp thị cho khách hàng về các sản phẩm cho vay của Ngân hàng. Khuyến khích các cán bộ tại Ngân hàng tăng cƣờng tham gia những khóa bồi dƣỡng nghiệp vụ do Ngân hàng Hội sở tồ chức online để tự nâng cao năng lực chuyên môn, từ đó có khả năng làm việc tốt hơn để đem về lợi nhuận cho Ngân hàng cũng nhƣ hạn chế những rủi ro gặp phải trong hoạt động kinh doanh.

+ Do khung lãi suất huy động và cho vay là do Ngân hàng Hội sở ấn định nhƣng Ngân hàng cần uyển chuyển trong một vài trƣờng hợp đặc biệt khi đàm

64

phán lãi suất với khách hàng, sao cho vẫn giữ đƣợc khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới nhƣng vẫn đảm bảo mức lãi suất đó là có lợi cho Ngân hàng và khách hàng cảm thấy hài lòng với lợi ích của họ.

+ Cần có những chính sách tặng quà, khuyến mãi đối với các khách hàng thân thiết, khách hàng lớn trong những dịp lễ tết hay sinh nhật để thể hiện rõ thành ý quan tâm của Ngân hàng đối với các khách hàng này, để giữ mối quan hệ giao dịch lâu hơn.

+ Hiện nay Ngân hàng có 3 phòng giao dịch đặt ở quận Ninh Kiều, Trà Nóc và Thốt Nốt. Thiết nghĩ nếu tính toán chi phí hợp lý Ngân hàng có thể xin chỉ đạo của cấp trên thành lập thêm phòng giao dịch nằm bên khu vực Nam sông Cần Thơ thuộc quận Cái Răng. Đây là khu đô thị mới và là định hƣớng phát triển của Thành phố, hiện nay số lƣợng khu dân cƣ đang ngày một tăng lên và nhiều doanh nghiệp thành lập mới cũng đặt trụ sở ở đây, việc có thêm phòng giao dịch sẽ giúp ít khá nhiều trong việc huy động vốn và cho vay của Ngân hàng tại khu vực này.

Ngoài hoạt động tín dụng Ngân cũng cần chú ý đến nguồn thu nhập đem lại từ hoạt động dịch vụ và các hoạt động khác:

+ Hiện này chính sách của Nhà Nƣớc là khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt, vì thế Ngân hàng cần chú trọng phát triển mảng dịch vụ này. Thu phí sử dụng ATM phù hợp và lắp đặt thêm máy ATM về các tuyến huyện, các khu công nghiệp nhƣ công nghiệp Trà Nóc, Ô Môn, Thốt Nốt nơi tập trung rất nhiều công nhân khi mà hiện nay các nhà máy, xí nghiệp đều trả lƣơng công nhân thông qua ATM.

+ Trang bị thêm nhiều máy quét thẻ thanh toán tại các điểm mua sắm nhƣ siêu thị, nhà sách để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong thanh toán từ đó thu hút khách hàng sử dụng thẻ của Ngân hàng.

5.2.2. Giải pháp hạn chế tình trạng nợ xấu đang tăng cao

Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu để phản ánh rủi ro tín dụng của ngân hàng, phải có những biện pháp nhằm hạn chế và ngăn ngừa tình trạng này:

+ Phân tán dƣ nợ nhƣ cho nhiều khách hàng vay, cho nhiều ngành kinh tế vay ở các vùng khác nhau, giới hạn số tiền vay…

65

+ Đối với những khoản vay lớn nên cho vay theo định mức, giải ngân theo tiến độ thực hiện của dự án và đối với những khách hàng mới đến Ngân hàng giao dịch lần đầu, cán bộ tín dụng cần thực hiện tốt công tác thẩm định, xem xét kỹ và đánh giá chính xác phƣơng án sản xuất kinh doanh của họ.

+ Khi cho vay Ngân hàng nên khuyến khích đối tác của khách hàng mở tài khoản tại Ngân hàng để thực hiện việc thanh toán hàng hóa nhằm giúp Ngân hàng theo dõi đƣợc tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng vừa thu đƣợc khoản phí từ dịch vụ này và tăng số dƣ tiền gửi.

+ Trong suốt quá trình cho vay, Ngân hàng cần thƣờng xuyên tổ chức giám sát và kiểm tra một cách chặt chẽ việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Các cán bộ tín dụng cần theo dõi chặt chẽ các khoản vay, theo sát tình hình hoạt động kinh doanh của các khách hàng vay vốn cũng nhƣ đốc thúc khách hàng trả lãi và nợ đúng hạn.

+ Nếu gặp những trƣờng hợp hoạt động kinh doanh của khách hàng bị ảnh hƣởng bởi những nhân tố khách quan nhƣ thiên tai, dịch bệnh, giá cả biến động,… làm cho khách hàng không thể trả nợ đúng hạn thì Ngân hàng có thể xem xét gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho khách hàng một cách hợp lý tùy từng trƣờng hợp cụ thể.

+ Do nhóm nợ xấu đang có chiều hƣớng tăng cao nên Ngân hàng cần tìm các biện pháp để nhanh chóng thu hồi nợ đến hạn, Ngân hàng cần bố trí thêm cán bộ tín dụng trong quá trình thu hồi và xử lý nợ, có sự phân công đối với từng cán bộ chuyên trách, tránh tình trạng quá tải.

+ Ngân hàng cần hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ riêng của chi nhánh để phân loại khách hàng vay vốn, điều này sẽ giúp ít cho Ngân hàng khi ra quyết định cho vay đạt đƣợc hiệu quả và tránh rủi ro sau này. Đồng thời Ngân hàng cũng phải tăng cƣờng công tác thông tin với các Ngân hàng khác trong cùng địa bàn để hạn chế các hiện tƣợng lừa đảo.

+ Tạo mối quan hệ tốt và tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phƣơng nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các khoản nợ có tiềm ẩn rủi ro. Phối hợp chặt chẽ với tòa án, thi hành án để giải quyết nhanh lẹ các khoản nợ xấu, nợ quá hạn để khởi kiện nhằm giảm thiểu chi phí và thu hồi vốn nhanh.

66

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Qua phân tích ta thấy đƣợc về tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của BIDV Cần Thơ là khá tốt, trong giai đoạn 2010 – 2012 tình hình kinh doanh không đạt hiệu quả nhƣng qua 6 tháng đầu năm 2013 Ngân hàng đã bắt đầu đạt đƣợc những kết quả rất khả quan. Tình hình doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dƣ nợ cho vay đều tăng thể hiện Ngân hàng đang tăng trƣởng tín dụng rất tốt trong khi đó quy mô về tổng tài sản của Ngân hàng cũng tăng đều qua các năm. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng cũng đạt đƣợc hiệu quả tích cực khi nguồn vốn huy động không ngừng tăng thêm từ các nguồn tiền gửi của TCKT lẫn cá nhân. Ngoài ra BIDV Cần Thơ cũng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của Ngân hàng Hội sở giao và làm đúng vai trò của mình đối với chính sách phát triển của địa phƣơng. Để đạt đƣợc những điều này là nhờ vào sự nỗ lực làm việc, ý thức trách nhiệm và không ngừng học hỏi của các cán bộ nhân viên trong Ngân hàng. Bên cạnh đó còn có một số điểm tối trong hoạt động kinh doanh mà Ngân hàng cần phải khắc phục, nổi bật nhất chính là tình hình nợ xấu trong 6 tháng đầu năm 2013 đã tăng vọt, đây là dấu hiệu không tốt ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

6.2 KIẾN NGHỊ

Từ những gì đã tìm hiểu trong thời gian em đƣợc thực tập tại BIDV Cần Thơ bên cạnh những gì đã phân tích và đánh giá về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, em xin có một số kiến nghị nhƣ sau:

6.2.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng hội sở

- Xem xét và điều chỉnh quy chế hoạt động để tạo tính chủ động cho các chi nhánh nắm bắt cơ hội kinh doanh. Đơn giản hóa các thủ tục vay vốn nhƣng vẫn đảm bảo tính an toàn trong cho vay để tiết kiệm chi phí cho Ngân hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn.

- Cần có các chính sách khen thƣởng cho các đơn vị khi hoàn thành tốt chỉ tiêu một cách hợp lý để kích thích trách nhiệm và quyền lợi của các cán bộ nhân viên từ đó có thể phát huy tính năng động sáng tạo trong công việc.

67

- Thƣờng xuyên mở các lớp ngắn hạn để đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ tại các chi nhánh.

- Điều chỉnh khung lãi suất huy động và cho vay hợp lý để đủ khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác.

- Đẩy mạnh công tác hiện đại hóa Ngân hàng, ứng dụng rộng rãi các hình thức thanh toán điện tử.

6.2.2 Kiến nghị đối với NHNN và các Sở, Ban ngành:

- NHNN và các Bộ, ngành có liên quan cần hoàn thiện hơn nữa cơ chế chính sách tiền tệ hiện tại nhằm tháo gỡ những khó khăn cho các NHTM đang gặp phải.

- NHNN cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về hoạt động tín dụng, luật các tổ chức tín dụng

- Đề nghị khẩn trƣơng trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyển sở hữu nhà ở để tạo điều kiện thuận lợi trong việc nhận thế chấp, xác định giá trị thế chấp trong việc cho vay của Ngân hàng.

- Kiến nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan ban ngành tạo điều kiện thuận lợi về hành lang pháp lý trong việc xử lý tài sản đảm bảo, công chứng. Đề nghị đƣợc sự hỗ trợ của các cơ quan thực thi pháp luật trên đại bàn Thành phố Cần Thơ nhƣ: Tòa án, Viện kiểm soát,… trong việc phải niêm phong, định giá thực tế tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng làm căn cứ để Ngân hàng phát mãi tài sản đối với những khách hàng cố tình không trả nợ hoặc các doanh nghiệp phá sản.

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ThS. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt. “Quản trị Ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

2. ThS. Thái Văn Đại (2012). “Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng thương mại”,

Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

3. ThS. Thái Văn Đại, Bùi Văn Trịnh (2010). “Tiền tệ - Ngân hàng”, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

4. Ts. Nguyễn Minh Kiều (2011). “Tài chính doanh nghiệp căn bản”, Nhà xuất bản Lao động xã hội.

5. GS.TS Bùi Xuân Phong (2004).“Phân tích hoạt động kinh doanh”, Nhà xuất bản Thống Kê.

6. Tài liệu, tạp chí Ngân hàng do phòng Kế hoạch Tổng hợp BIDV Cần Thơ cung cấp.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)