Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 42 - 45)

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản vay mà Ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng dƣới hình thức tiền mặt hay tiền chuyển khoản trong một khoảng thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chƣa thu hồi lại. Cho vay là hoạt động chính và chủ yếu đem về thu nhập cho BIDV Cần Thơ nên đây chính là hoạt động mà Ngân hàng xem trọng nhất. Tình hình doanh số cho vay của BIDV Cần Thơ đƣợc thể hiện sau đây:

32

Bảng 4.3: Doanh số cho vay của BIDV Cần Thơ qua 3 năm 2010 - 2012

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 số tiền % số tiền % Ngắn hạn 5.098.074 6.190.553 5.485.241 1.092.479 21,43 -705.312 -11,39 Trung và dài hạn 253.461 105.285 73.128 -148.176 -58,46 -32.157 -30,54 Tổng 5.351.535 6.295.838 5.558.369 944.303 17,65 -737.469 -11,71

Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp BIDV chi nhánh Cần Thơ

Bảng 4.4: Doanh số cho vay của BIDV Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm

2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch số tiền % Ngắn hạn 2.611.129 2.617.395 6.266 0,24 Trung và dài hạn 28.138 77.284 49.146 174,66 Tổng 2.639.267 2.694.679 55.412 2,10

Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp BIDV chi nhánh Cần Thơ

Từ bảng số liệu ta thấy chủ trƣơng của Ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn, hạn chế cho vay trung và dài hạn vì Ngân hàng muốn thu hồi nợ nhanh và có thể hạn chế đƣợc rủi ro tín dụng trong thời điểm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và biến động phức tạp nhƣ giai đoạn này. Mặt khác, lý do là thị trƣờng bất động sản đóng băng nên Ngân hàng hạn chế các khoản vay trung và dài hạn để đầu tƣ vào bất động sản. Đa phần khách hàng vay ngắn hạn là để bổ sung nhu cầu vốn lƣu động và phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Năm 2011 so với năm 2010 doanh số cho vay tăng đến 944.303 triệu đồng tƣơng ứng tăng 17,65% trong đó chủ yếu là do doanh số cho vay ngắn hạn tăng 21,43%, nguyên nhân là kể từ ngày 6/9/2011 lãi suất cho vay của BIDV giảm 1,5% - 2%/năm góp phần thúc đẩy doanh số cho vay tăng. Ta thấy mặc dù doanh số cho vay của

33

Ngân hàng tăng nhƣng doanh số cho vay trung và dài hạn lại có xu hƣớng giảm nhƣng vì chiếm tỷ trọng nhỏ nên không ảnh hƣởng nhiều đến doanh số cho vay của Ngân hàng.

Năm 2012 doanh số cho vay đã giảm khá nhiều, giảm 11,71% trong đó chủ yếu cũng là do doanh số cho vay ngắn hạn giảm 11,39%. Ta cũng nhận thấy rằng Ngân hàng vẫn tiếp tục chính sách hạn chế cho vay trung và dài hạn. Nguyên nhân của tình hình này là do năm 2012 chủ trƣơng của Ngân hàng là chất lƣợng tín dụng đƣa lên hàng đầu, việc thẩm định các khoản vay chặt chẽ hơn và Ngân hàng cũng không dám cấp tín dụng những món vay lớn nhằm để giảm thiểu rủi ro tín dụng.Mặt khác do tình hình kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp đang vay vốn của Ngân hàng hoạt động không hiệu quả nên không vay thêm vốn để mở rộng sản xuất từ đó dẫn đến doanh số cho vay của Ngân hàng giảm. Mặc dù trong năm 2012 NHNN đã có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn, tập trung xử lý hàng tồn kho… Và theo chủ trƣơng này vào giữa năm 2012 chỉ trong 10 ngày Ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay đến 2 lần, đƣa về mức 14,5%/năm vào ngày 28/5/2012 và đến ngày 7/6/2012 lãi suất cho vay chỉ còn 12%/năm nhƣng dƣờng nhƣ vẫn chƣa đạt đƣợc hiệu quả.

Bƣớc sang 6 tháng đầu năm 2013 tình hình có cải thiện đôi chút so với 6 tháng đầu năm 2012 nhƣng không đáng kể, doanh số cho vay chỉ tăng 2,10%. Tình hình kinh tế đầu năm nay bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi nhƣng vẫn rất chậm, các doanh nghiệp cũng chƣa vội vàng có nhu cầu vay thêm vốn để mở rộng kinh doanh.Có một điểm khác giai đoạn 2010 – 2012 là cho vay trung và dài hạn bắt đầu tăng và lại tăng rất cao đến 174,66%. Ta thấy chỉ trong 6 tháng đầu năm doanh số cho vay trung và dài hạn đã đạt hơn mức của cả năm 2012, Ngân hàng đã mạnh dạn hơn trong việc cho vay trung và dài hạn.

Nhìn chung ta thấy năm 2012 tình hình doanh số cho vay của Ngân hàng là không tốt, sụt giảm khá nhiều so với năm trƣớc. Trong giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 Ngân hàng muốn hạn chế rủi ro nên chỉ tập trung cho vay ngắn hạn và hạn chế tối đa các khoản vay trung và dài hạn nhƣng về mặt lợi nhuận cho vay ngắn hạn sẽ không nhiều nhƣ cho vay trung và dài hạn. Nhận thấy điều này nên Ngân hàng đã có những thay đổi về chính sách trong 6 tháng đầu năm 2013 khi các

34

khoản vay trung và dài hạn tăng mạnh, Ngân hàng cần phát huy chính sách này kèm theo việc tăng cƣờng công tác thẩm định và giám sát chặt chẽ các khoản vay này. Nhƣng doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2013 vẫn không cải thiện đƣợc nhiều so với 6 tháng đầu năm 2012, Ngân hàng cần tìm những biện pháp hữu hiệu hơn để cải thiện tình hình này.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)