Lợi nhuận là yếu tố sau cùng mà tất cả các Ngân hàng đều kỳ vọng, là chỉ tiêu cực kỳ quan trọng không chỉ đối với nội bộ ngân hàng, các cổ đông mà còn đối với các nhà đầu tƣ có quan tâm. Vì yếu tố thuế thu nhập doanh nghiệp qua
48
các năm đều là 25%/năm không đổi nên đứng ở góc độ của bài phân tích này chỉ quan tâm đến lợi nhuận trƣớc thuế. Sau đây là tình hình lợi nhuận của BIDV Cần Thơ:
Bảng 4.15: Tình hình lợi nhuận của BIDV Cần Thơ qua 3 năm 2010 - 2012
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 số tiền % số tiền % Thu nhập 280.413 256.435 249.847 -23.978 -8,55 -6.588 -2,57 Chi phí 259.526 245.279 241.362 -14.247 -5,49 -3.917 -1,60 Lợi Nhuận trƣớc thuế 20.887 11.156 8.485 -9.731 -46,59 -2.671 -23,94
Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp BIDV chi nhánh Cần Thơ
Bảng 4.16: Tình hình lợi nhuận của BIDV Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012 và 2013
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm
2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch số tiền % Thu nhập 136.519 110.673 -25.846 -18,93 Chi phí 131.023 95.198 -35.825 -27,34 Lợi Nhuận trƣớc thuế 5.496 15.475 9.980 181,57
Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp BIDV chi nhánh Cần Thơ
Qua bảng số liệu cho thấy lợi nhuận của Ngân hàng giảm liên tục qua các năm. Cụ thể năm 2010 Ngân hàng đạt đƣợc 20.887 triệu đồng lợi nhuận, năm 2011 giảm mạnh đến 46,59% chỉ còn 11.156 triệu đồng, đến năm 2012 tiếp tục giảm 23,94% còn 8.485 triệu đồng. Từ đó ta thấy đƣợc tình hình kinh doanh của Ngân hàng đạt kết quả không tốt.
Năm 2011 cả thu nhập và chi phí của Ngân hàng đều giảm nhƣng thu nhập lại giảm đến 23.978 triệu đồng tƣơng ứng giảm 8,55% , và nếu xét về giá trị tuyệt đối thì thu nhập giảm nhiều hơn gấp 1,68 lần so với chi phí từ đó dẫn đến lợi nhuận của Ngân hàng giảm gần một nữa. Năm 2012 thu nhập và chi phí tiếp
49
tục giảm, thu nhập vẫn giảm nhiều hơn chi phí cho nên lợi nhuận của Ngân hàng giảm so với năm 2011. Tuy nhiên ta thấy tốc độ giảm của thu nhập đã chậm lại đáng kể, giảm 2,57% so với năm 2011 từ đó dẫn đến tốc độ giảm của lợi nhuận trong năm 2012 đã ít hơn năm 2011. Ta nhận thấy tuy tốc độ giảm của lợi nhuận trong năm 2012 đã chậm lại nhƣng tình hình kinh doanh của Ngân hàng vẫn chƣa tốt.
Nguồn: Tổng hợp từ bảng 4.13
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận trƣớc thuế của BIDV qua 3 năm 2010 - 2012
Đến 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận của Ngân hàng đã tăng trở lại và tăng rất cao đến 181,59% so với 6 tháng đầu năm 2012 đạt con số 15.476 triệu đồng, nguyên nhân chủ yếu là Ngân hàng đã giảm đƣợc chi phí đến 18.246 triệu đồng trong khi thu nhập chỉ giảm 8.266 triệu đồng. Mặc dù tình hình lợi nhuận có dấu hiệu rất tốt nhƣng thu nhập của Ngân hàng vẫn còn giảm, BIDV Cần Thơ có những giải pháp để tăng thu nhập trở lại cũng nhƣ giảm thiểu chi phí ở mức thấp nhất. 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 2010 2011 2012 Thu nhập Chi phí
Lợi nhuận trƣớc thuế
Triệu đồng
50
Nguồn: Tổng hợp từ bảng 4.14
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận trƣớc thuế của BIDV 6 tháng đầu năm 2012 và 2013
4.4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANHCỦA BIDV QUA 3 NĂM 2010 - 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Trong phần này để đánh giá đƣợc Ngân hàng hoạt động có hiệu quả hay không, tác giả sử dụng các chỉ tiêu tài chính đã xây dựng ở phần cơ sở lý luận.
4.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
Trƣớc khi đi vào đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ta nên đánh giá về hoạt động tín dụng của BIDV Cần Thơ vì đây là hoạt động chính của Ngân hàng, ảnh hƣởng lớn nhất đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng đƣợc trình bày dƣới đây:
0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000
6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013
Thu nhập Chi phí
Lợi nhuận trƣớc thuế
Triệu đồng
51
Bảng 4.17: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của BIDV Cần Thơ qua 3 năm 2010 - 2012
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2011 2012
Tổng vốn huy động Triệu đồng 1.004.520 1.071.499 1.478.562
Tổng dƣ nợ Triệu đồng 1.542.728 1.954.392 2.180.964
Doanh số cho vay Triệu đồng 5.351.535 6.295.838 5.558.369 Doanh số thu nợ Triệu đồng 5.025.311 5.884.174 5.331.797 Dƣ nợ bình quân Triệu đồng 1.369.970 1.692.065 2.006.693 Nợ xấu Triệu đồng 58.928 44.702 58.186 Vòng quay vốn tín dụng vòng 3,67 3,48 2,66 Hệ số thu nợ % 93,90 93,46 95,92 Tổng dƣ nợ/Tổng vốn huy động lần 1,54 1,82 1,48 Nợ xấu/Tổng dƣ nợ % 3,82 2,29 2,67
Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp BIDV chi nhánh Cần Thơ
Bảng 4.18: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của BIDV Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012 và 2013
Chỉ tiêu Đơn vị tính 6 tháng đầu năm 2012
6 tháng đầu năm 2013
Tổng vốn huy động Triệu đồng 1.155.262 1.498.207
Tổng dƣ nợ Triệu đồng 1.976.726 2.075.186
Doanh số cho vay Triệu đồng 2.639.267 2.694.679
Doanh số thu nợ Triệu đồng 2.616.412 2.805.455
Dƣ nợ bình quân Triệu đồng 1.871.262 2.162.325 Nợ xấu Triệu đồng 41.466 147.139 Vòng quay vốn tín dụng vòng 1,40 1,30 Hệ số thu nợ % 99,13 104,11 Tổng dƣ nợ/Tổng vốn huy động lần 1,71 1,39 Nợ xấu/Tổng dƣ nợ % 2,10 7,09
52
4.4.1.1 Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ phản ánh trong cùng một thời kỳ một đồng cho vay ra thì có khả năng thu hồi về đƣợc bao nhiêu đồng, hệ số thu nợ càng lớn càng tốt và nếu bằng 1 là một con số lý tƣởng. Qua bảng trên ta thấy hệ số thu nợ của Ngân hàng là rất cao, năm 2010 là 93,90%, năm 2011 có giảm nhƣng rất đạt 93,46% và đến năm 2012 lại tăng lên 95,92%. Ta thấy qua 3 năm hệ số này đều xấp xỉ bằng 1, Ngân hàng cho vay ra bao nhiêu thì thu hồi nợ về một khoản gần tƣơng đƣơng thể hiện công tác thu hồi nợ của Ngân hàng đạt hiệu quả rất cao. Năm 2011 hệ số thu nợ có giảm nhƣng nhìn chung giai đoạn 2010 – 2012 khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng là rất khả quan.
Đến 6 tháng đầu năm 2013 hệ số này đạt 104,11% cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 vì khoảng thời gian này rất nhiều các khoản nợ ngắn hạn của năm trƣớc đến hạn trả và hầu nhƣ các khách hàng đều trả đúng hạn, ta thấy mặc dù 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay tăng nhƣng hệ số thu nợ vẫn đạt trên 1 điều này thể hiện cán bộ tín dụng của Ngân hàng đang thực hiện rất tốt công tác quản lý thu hồi nợ. Ngân hàng cần tiếp tục phát huy ƣu điểm này.
4.4.1.2 Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này giúp ta đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, vòng quay càng lớn thể hiện đồng vốn của Ngân hàng đƣợc luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao. Ta nhận thấy rằng vòng quay vốn tín dụng đang có chiều hƣớng giảm liên tục qua 3 năm, năm 2010 là 3,67 vòng, năm 2011 giảm còn 3,48 vòng và đến năm 2012 giảm mạnh chỉ còn 2,65 vòng. Nguyên nhân của sự sụt giảm là do năm 2011 doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng chậm hơn dƣ nợ bình quân, năm 2012 vòng quay giảm mạnh vì do điều kiện kinh tế khó khăn dẫn đến sự chậm chi trả các khoản nợ làm cho dƣ nợ tăng cao. Đến 6 tháng đầu năm 2013 vòng quay vốn tín dụng là 1,30 vòng có giảm chút ít so với 6 tháng đầu năm 2012. Nhìn chung vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng vẫn ở mức cao cho thấy đồng vốn đƣợc luân chuyển với tốc độ nhanh thể hiện hoạt động tín dụng của Ngân hàng đạt hiệu quả, vòng quay này cao chủ yếu là do cho vay ngắn hạn của Ngân hàng chiếm tỷ trọng rất lớn nên việc thu hồi nợ nhanh chóng. Mặc dù vậy nhƣng ta nhận thấy tình hình vòng quay đang giảm dần và ngày một giảm
53
nhiều hơn, đây là một tín hiệu báo động mà Ngân hàng cần phải xem xét để cải thiện tình trạng này.
4.4.1.3 Tổng dư nợ/Tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Ta thấy từ năm 2010 đến năm 2012 chỉ tiêu này biến động không theo một chiều tăng hoặc giảm, cụ thể năm 2010 trong 1,54 đồng dƣ nợ có 1 đồng vốn huy động tham gia, năm 2011 vốn huy động và dƣ nợ đều tăng nhƣ do Ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng nên dƣ nợ tăng nhiều hơn dẫn đến 1 đồng vốn huy đồng tham gia vào đến 1,82 đồng dƣ nợ. Đến năm 2012 chỉ tiêu này giảm xuống chỉ còn 1,48 lần do Ngân hàng đẩy mạnh công tác huy động vốn nhƣng đầu ra chƣa vay vẫn tăng nhƣng tốc độ tăng giảm lại.
Tình hình 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 xuống còn 1,39 lần do khả năng cho vay của Ngân hàng vẫn tăng chậm hơn khả năng huy động vốn. Nhìn chung tỷ lệ này của Ngân hàng ở mức khá tốt không quá cao cũng không quá thấp nhƣng lại đang có xu hƣớng giảm từ năm 2012 đến nay thể hiện khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay của Ngân hàng đang gặp vấn đề, một phần cũng do kinh tế khó khăn làm cho đầu ra của Ngân hàng tăng không nhiều và đang có xu hƣớng giảm. Ngân hàng cần tìm các biện pháp thích hợp để cải thiện vấn đề này.
4.4.1.4 Nợ xấu/Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh chất lƣợng hoạt động tín dụng của Ngân hàng một cách rõ rệt. Năm 2010 tỷ lệ này là 3,82% khá cao nhƣng đến năm 2011 mặc dù doanh số cho vay và dƣ nợ vẫn tăng ở mức cao nhƣng tỷ lệ này lại giảm xuống còn 2,29%, nguyên nhân là do nhiều khoản nợ xấu đƣợc thu hồi và các khoản vay mới ngắn hạn đƣợc thẩm định kỹ càng, thận trọng. Nhƣng đến năm 2012 tỷ lệ này là 2,67% có tăng lên đôi chút so với năm 2011 chủ yếu là do nợ xấu tăng cao trở lại vì có nhiều khoản vay đến hạn nhƣng khách hàng vay vốn không có khả năng trả nợ. Ngoài ra trong khâu xét duyệt cho vay, một số thông tin do khách hàng cung cấp không chính xác và cán bộ tín dụng cũng sơ sót trong việc
54
thẩm định các khoản vay làm cho nợ xấu năm 2012 gia tăng. Tuy tỷ lệ này vẫn dƣới mức cho phép là 3% nhƣng đang có chiều hƣớng tăng trở lại.
Đến 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu của Ngân hàng tăng đáng báo động lên đến 147.139 triệu đồng so với mức nợ xấu 41.466 triệu đồng vào thời điểm 6 tháng đầu năm 2012, từ đó dẫn đến tỷ lệ này tăng lên đến 7,09% so với mức 2,10% ở 6 tháng đầu năm 2012, tăng hơn gấp 3 lần.Nguyên nhân là do các khoản nợ quá hạn năm trƣớc chƣa thu hồi vì những khách hàng này vẫn kinh doanh không đạt hiệu quả nên chƣa có khả năng thanh toán nợ cho Ngân hàng đƣợc, và đến đầu năm 2013rất nhiều các khoản nợ quá hạn nhóm 1 và 2 không có khả năng trả nợ nên Ngân hàng phải chuyển xuống nhóm 3 làm cho nợ xấu tăng cao. Tình hình đang trở nên xấu hơn rất nhiều trong 6 tháng đầu năm 2013, Ngân hàng cần có biện pháp nhanh chóng và kịp thời để thu hồi đƣợc những khoản nợ xấu này, tiếp tục quản lý chặt chẽ các khoản vay để tránh rủi ro cao về tín dụng.