Bất cứ một hoạt động kinh doanh nào cũng có rủi ro, trong nền kinh tế thị trƣờng hầu nhƣ hoạt động nào của Ngân hàng đều có rủi ro và ảnh hƣởng xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Hoạt động của Ngân hàng rất đa dạng và phong phú, đồng thời rủi ro cũng phức tạp với một độ nhạy cảm nhất định.Trong đó có 3 loại rủi ro quan trọng nhất đó là rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất. Nhƣng khi em thực tập tại BIDV chi nhánh Cần Thơ, tham khảo ý kiến của anh chị cán bộ phòng Kế hoạch Tổng hợp thì rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất tác động rất ít và dƣờng nhƣ không có. Nguyên nhân là
59
do khi Ngân hàng thiếu hụt thanh khoản thì Ngân hàng Hội sở sẽ bù đắp thiếu hụt bằng điều chuyển vốn xuống chi nhánh nên chi nhánh sẽ không phải chịu rủi ro về thanh khoản, nó chỉ ảnh hƣởng đến chi phí lãi cho vốn điều chuyển sẽ cao hơn so với chi phí lãi tiền gửi. Còn về rủi ro lãi suấtthìlãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay đều do Ngân hàng Hội sở quyết định và giám sát một cách chặt chẽ. Vì thế trong phần phân tích về rủi ro em chỉ xét đến rủi ro tín dụng mà Ngân hàng sẽ gặp phải.
Rủi ro tín dụng đƣợc xem là rủi ro quan trọng nhất, tuy nó không dẫn đến tình trạng nguy hiểm có thể phá sản trong tức thời nhƣng về lâu dài nó ảnh hƣởng rất nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng dẫn đến thua lỗ và có nguy cơ phá sản. Ta phân tích bảng số liệu sau để đánh giá rủi ro tín dụng của BIDV Cần Thơ:
Bảng 4.21: Chỉ tiêu đo lƣờng rủi ro tín dụng của BIDV Cần Thơ qua 3 năm 2010 - 2012
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2011 2012
1. Nợ xấu Triệu đồng 58.928 44.702 58.186
- Nợ dƣới tiêu chuẩn Triệu đồng 28.006 14.746 27.508
- Nợ nghi ngờ Triệu đồng 11.439 13.362 18.509
- Nợ có khả năng mất vốn Triệu đồng 19.483 16.594 12.169
2. Tổng dƣ nợ Triệu đồng 1.542.728 1.954.392 2.180.964
3. Hệ số rủi ro tín dụng % 3,82 2,29 2,67
60
Bảng 4.22: Chỉ tiêu đo lƣờng rủi ro tín dụng của BIDV Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012 và 2013
Chỉ tiêu Đơn vị tính 6 tháng đầu năm 2012
6 tháng đầu năm 2013
1. Nợ xấu Triệu đồng 41.466 147.139
- Nợ dƣới tiêu chuẩn Triệu đồng 10.095 115.579
- Nợ nghi ngờ Triệu đồng 11.474 5.793
- Nợ có khả năng mất vốn Triệu đồng 19.897 25.767
2. Tổng dƣ nợ Triệu đồng 1.976.726 2.075.186
3. Hệ số rủi ro tín dụng % 2,10 7,09
Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp BIDV chi nhánh Cần Thơ
Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng năm 2010 là 3,82%, đến năm 2011 tình hình đƣợc cải thiện nên tỷ lệ này giảm xuống đáng kể còn 2,29% là do nợ xấu của Ngân hàng đã giảm 58.928 triệu đồng xuống 44.702 triệu đồng trong khi tổng dƣ nợ tăng đáng kể từ 1.542.728 triệu đồng lên 1.954.392 triệu đồng. Điều này cho thấy Ngân hàng đạt đƣợc hiệu quả tích cực trong việc giảm nợ xấu cùng với việc tăng trƣởng tín dụng.Trong thời gian này những khoản nợ xấu giảm khá nhiều đặc biệt là các khoản nợ nhóm 2 đƣợc giảm đến một nữa và nợ nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn nhờ vào sự cố gắng của cán bộ tín dụng Ngân hàng nên cũng giảm trong năm 2011.
Đến năm 2012 tình hình nợ xấu của Ngân hàng bắt đầu có chuyển biến xấu đi, nợ xấu tăng lên thành 58.186 triệu đồng từ đó dẫn đến tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng cũng tăng lên thành 2,67%. Nguyên nhân chính là do tình hình kinh tế khó khăn, giá cả tăng vọt làm tổng cầu nền kinh tế giảm mạnh dẫn đến việc tiêu thụ hàng hóa gặp khó khăn, hàng tồn kho lớn làm cho khả năng tài chính của các doanh nghiệp điêu đứng, có rất nhiều doanh nghiệp đã phá sản và đứng trƣớc nguy cơ phá sản. Thêm vào đó một số doanh nghiệp đầu tƣ vào bất động sản nhƣng lại không có đầu ra do thị trƣờng đóng băngtừ đó mất khả năng trả nợ cho Ngân hàng, ta có thể thấy rõ qua hai khoản mục nợ nhóm 3 và nhóm 4 tăng cao so với năm 2011. Một điểm sáng nhỏ trong năm này là nợ nhóm 5 tiếp tục giảm. Tuy tỷ lệ nợ xấu vẫn nằm dƣới mức cho phép nhƣng đây là dấu hiệu cảnh báo
61
tình trạng nợ xấu đang chuyển biến xấu đi và điều này đƣợc thể hiện rõ rệt qua số liệu 6 tháng đầu năm 2013 của Ngân hàng.
Nợ xấu 6 tháng đầu năm 2013 đạt mức 147.139 triệu đồng so với mức 41.466 triệu đồng ở thời điểm 6 tháng đầu năm 2012, tăng gấp 3,5 lần từ đó dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng lên đến mức đáng báo động là 7,09%. Phần lớn là do nhiều khách hàng đến hạn trả nợ nhƣng không có khả năng trả dẫn đến những khoản nợ này Ngân hàng phải đẩy xuống nhóm 3 theo qui định, nợ nhóm này tăng hơn 10 lần so với 6 tháng đầu năm 2012 lên mức rất cao là 115.579 triệu đồng. Ta thấy nợ nhóm 4 giảm phần lớn là do bị đẩy xuống nhóm 5 làm cho nợ nhóm 5 tăng lên thành 25.767 triệu đồng so với mức 19.897 triệu đồng ở thời điểm 6 tháng đầu năm 2012. Các chính sách xử lý nợ xấu của Ngân hàng từ thời điểm năm 2012 đến nay vẫn không đạt hiệu quả mà còn dẫn đến tình trạng xấu hơn, đây đƣợc xem là vấn đề cấp bách hiện giờ của Ngân hàng trong việc giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức an toàn. Ngân hàng cần tìm ra những biện pháp thiết thực, hiệu quả hơn nữa để có thể thu hồi những khoản nợ này để giảm thiểu rủi ro tín dụng.
62
CHƢƠNG 5
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Từ việc phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV Cần Thơ, Ngân hàng còn tồn tại một số hạn chế nhƣ sau:
- Tình hình thu nhập vẫn giảm liên tục từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 mặc dù ta thấy trong 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận của Ngân hàng đã tăng trở lại.
- Tình hình nợ xấu cũng đã có chiều hƣớng bắt đầu tăng từ năm 2012 và tăng đột biến trong 6 tháng đầu năm 2013. Nợ xấu tăng gấp 3,5 lần so với nợ xấu tại thời điểm 6 tháng đầu năm 2012 với giá trị tuyệt đối của nợ xấu lên đến 147.139 triệu đồng. Một phần cũng là do chỉ mới 6 tháng đầu năm nên các khoản nợ xấu này chƣa kịp xử lý nhƣng vẫn cho thấy tình hình nợ xấu của Ngân hàng tăng cao quá mức.
- Ta thấy lãi suất huy động đã giảm liên tục trong giai đoạn này nên lãi suất cho vay của Ngân hàng cũng giảm theo, từ đó dẫn đến chi phí lãi của Ngân hàng đƣợc giảm liên tục và giảm nhiều nhất trong 6 tháng đầu năm 2013. Đây là tín hiệu rất tốt về huy động vốn nhƣng về mặt đầu ra cho vay thì lãi suất giảm cũng ảnh hƣởng đến thu nhập của Ngân hàng giảm.
- Hiệu quả sử dụng tài sản của Ngân hàng để đem về thu nhập vẫn còn ở mức thấp và chƣa có dấu hiệu dừng lại của sự sụt giảm chỉ số này từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Chỉ tiêu tổng chi phí trên tổng thu nhập vẫn còn rất cao luôn trên 90% mặc dù trong 6 tháng đầu năm 2013 đã bắt đầu giảm, điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến lợi nhuận của Ngân hàng.
- Chỉ số ROS của Ngân hàng vẫn ở mức thấp trong giai đoạn 2010 – 2012 nhƣng đến thời điểm 6 tháng đầu năm 2013 đã có sự cải thiện đáng kể. Tuy nhiên ROS vẫn còn ở mức khá thấp.
63
- Ta thấy ROA của Ngân hàng vẫn còn quá thấp mặc dù trong 6 tháng đầu năm 2013 đã tăng trở lại nhƣng vẫn không nhiều, điều này sẽ ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG DOANH CỦA NGÂN HÀNG
Dựa vào cơ sở từ phần đánh giá những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh của BIDV Cần Thơ, em xin đề xuất một số giải pháp để có thể giải quyết những vấn đề trên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian tới:
5.2.1 Giải pháp tăng thu nhập
Ta thấy các chỉ tiêu hệ số sử dụng tài sản, ROA, ROS rất thấp và chỉ tiêu tổng chi phí trên tổng thu nhập rất cao nguyên nhân chính là do thu nhập của Ngân hàng giảm liên tục trong những năm qua, cho nên làm cách nào đó để kéo thu nhập tăng trở lại là vấn đề quan trọng nhất để cải thiện các chỉ tiêu này. Vì thu nhập chủ yếu của ngân hàng là từ hoạt động cho vay nên ngân hàng phải có những biện pháp thiết thực để thu nhập từ hoạt động này tăng lên trở lại:
+ Tiếp tục giữ mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với khách hàng truyền thống, tìm hiểu tâm tƣ nguyện vọng và giải quyết những nhu cầu mới của họ. Trong cho vay phải linh động xuất phát từ nhu cầu của khách hàng mà pháp luật không cấm.
+ Mở rộng khách hàng mới thuộc mọi thành phần kinh tế, tạo ra những sản phẩm mới đa dạng để thu hút những khách hàng tiềm năng.
+ Nên đào tạo thêm cho cán bộ tín dụng khả năng giao tiếp và ứng xử để họ vừa là nhân viên tín dụng vừa là ngƣời tiếp thị cho khách hàng về các sản phẩm cho vay của Ngân hàng. Khuyến khích các cán bộ tại Ngân hàng tăng cƣờng tham gia những khóa bồi dƣỡng nghiệp vụ do Ngân hàng Hội sở tồ chức online để tự nâng cao năng lực chuyên môn, từ đó có khả năng làm việc tốt hơn để đem về lợi nhuận cho Ngân hàng cũng nhƣ hạn chế những rủi ro gặp phải trong hoạt động kinh doanh.
+ Do khung lãi suất huy động và cho vay là do Ngân hàng Hội sở ấn định nhƣng Ngân hàng cần uyển chuyển trong một vài trƣờng hợp đặc biệt khi đàm
64
phán lãi suất với khách hàng, sao cho vẫn giữ đƣợc khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới nhƣng vẫn đảm bảo mức lãi suất đó là có lợi cho Ngân hàng và khách hàng cảm thấy hài lòng với lợi ích của họ.
+ Cần có những chính sách tặng quà, khuyến mãi đối với các khách hàng thân thiết, khách hàng lớn trong những dịp lễ tết hay sinh nhật để thể hiện rõ thành ý quan tâm của Ngân hàng đối với các khách hàng này, để giữ mối quan hệ giao dịch lâu hơn.
+ Hiện nay Ngân hàng có 3 phòng giao dịch đặt ở quận Ninh Kiều, Trà Nóc và Thốt Nốt. Thiết nghĩ nếu tính toán chi phí hợp lý Ngân hàng có thể xin chỉ đạo của cấp trên thành lập thêm phòng giao dịch nằm bên khu vực Nam sông Cần Thơ thuộc quận Cái Răng. Đây là khu đô thị mới và là định hƣớng phát triển của Thành phố, hiện nay số lƣợng khu dân cƣ đang ngày một tăng lên và nhiều doanh nghiệp thành lập mới cũng đặt trụ sở ở đây, việc có thêm phòng giao dịch sẽ giúp ít khá nhiều trong việc huy động vốn và cho vay của Ngân hàng tại khu vực này.
Ngoài hoạt động tín dụng Ngân cũng cần chú ý đến nguồn thu nhập đem lại từ hoạt động dịch vụ và các hoạt động khác:
+ Hiện này chính sách của Nhà Nƣớc là khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt, vì thế Ngân hàng cần chú trọng phát triển mảng dịch vụ này. Thu phí sử dụng ATM phù hợp và lắp đặt thêm máy ATM về các tuyến huyện, các khu công nghiệp nhƣ công nghiệp Trà Nóc, Ô Môn, Thốt Nốt nơi tập trung rất nhiều công nhân khi mà hiện nay các nhà máy, xí nghiệp đều trả lƣơng công nhân thông qua ATM.
+ Trang bị thêm nhiều máy quét thẻ thanh toán tại các điểm mua sắm nhƣ siêu thị, nhà sách để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong thanh toán từ đó thu hút khách hàng sử dụng thẻ của Ngân hàng.
5.2.2. Giải pháp hạn chế tình trạng nợ xấu đang tăng cao
Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu để phản ánh rủi ro tín dụng của ngân hàng, phải có những biện pháp nhằm hạn chế và ngăn ngừa tình trạng này:
+ Phân tán dƣ nợ nhƣ cho nhiều khách hàng vay, cho nhiều ngành kinh tế vay ở các vùng khác nhau, giới hạn số tiền vay…
65
+ Đối với những khoản vay lớn nên cho vay theo định mức, giải ngân theo tiến độ thực hiện của dự án và đối với những khách hàng mới đến Ngân hàng giao dịch lần đầu, cán bộ tín dụng cần thực hiện tốt công tác thẩm định, xem xét kỹ và đánh giá chính xác phƣơng án sản xuất kinh doanh của họ.
+ Khi cho vay Ngân hàng nên khuyến khích đối tác của khách hàng mở tài khoản tại Ngân hàng để thực hiện việc thanh toán hàng hóa nhằm giúp Ngân hàng theo dõi đƣợc tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng vừa thu đƣợc khoản phí từ dịch vụ này và tăng số dƣ tiền gửi.
+ Trong suốt quá trình cho vay, Ngân hàng cần thƣờng xuyên tổ chức giám sát và kiểm tra một cách chặt chẽ việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Các cán bộ tín dụng cần theo dõi chặt chẽ các khoản vay, theo sát tình hình hoạt động kinh doanh của các khách hàng vay vốn cũng nhƣ đốc thúc khách hàng trả lãi và nợ đúng hạn.
+ Nếu gặp những trƣờng hợp hoạt động kinh doanh của khách hàng bị ảnh hƣởng bởi những nhân tố khách quan nhƣ thiên tai, dịch bệnh, giá cả biến động,… làm cho khách hàng không thể trả nợ đúng hạn thì Ngân hàng có thể xem xét gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho khách hàng một cách hợp lý tùy từng trƣờng hợp cụ thể.
+ Do nhóm nợ xấu đang có chiều hƣớng tăng cao nên Ngân hàng cần tìm các biện pháp để nhanh chóng thu hồi nợ đến hạn, Ngân hàng cần bố trí thêm cán bộ tín dụng trong quá trình thu hồi và xử lý nợ, có sự phân công đối với từng cán bộ chuyên trách, tránh tình trạng quá tải.
+ Ngân hàng cần hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ riêng của chi nhánh để phân loại khách hàng vay vốn, điều này sẽ giúp ít cho Ngân hàng khi ra quyết định cho vay đạt đƣợc hiệu quả và tránh rủi ro sau này. Đồng thời Ngân hàng cũng phải tăng cƣờng công tác thông tin với các Ngân hàng khác trong cùng địa bàn để hạn chế các hiện tƣợng lừa đảo.
+ Tạo mối quan hệ tốt và tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phƣơng nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các khoản nợ có tiềm ẩn rủi ro. Phối hợp chặt chẽ với tòa án, thi hành án để giải quyết nhanh lẹ các khoản nợ xấu, nợ quá hạn để khởi kiện nhằm giảm thiểu chi phí và thu hồi vốn nhanh.
66
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Qua phân tích ta thấy đƣợc về tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của BIDV Cần Thơ là khá tốt, trong giai đoạn 2010 – 2012 tình hình kinh doanh không đạt hiệu quả nhƣng qua 6 tháng đầu năm 2013 Ngân hàng đã bắt đầu đạt đƣợc những kết quả rất khả quan. Tình hình doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dƣ nợ cho vay đều tăng thể hiện Ngân hàng đang tăng trƣởng tín dụng rất tốt trong khi đó quy mô về tổng tài sản của Ngân hàng cũng tăng đều qua các năm.