Đa phần các công ty kinh doanh BĐS Việt Nam chỉ mới được thành lập và hoạt động trong vòng 5 năm trở lại đây; trình độ kinh doanh, kỹ năng quản lý doanh nghiệp, việc tổ chức, quản lý dự án... còn rất đơn giản và chưa chuyên nghiệp. Ngoài ra, cũng có không ít cá nhân hành nghề môi giới là tự phát, không được đào tạo một cách có hệ thống, hiểu biết không đầy đủ về những quy định liên quan đến kinh doanh, môi giới BĐS. Có đến 52% số lượng người môi giới được điều tra không có chứng chỉ môi giới BĐS; trong số những người có chứng chỉ thì chỉ khoảng 1/3 số người có chứng chỉ ngay khi vào nghề, số còn lại sau khi đi làm vài năm mới thi lấy chứng chỉ.
Biểu đồ 6: Tỷ lệ ngƣời môi giới sở hữu chứng chỉ môi giới BĐS30
Trong 10 công ty được điều tra, có 7 công ty có trên 50% nhân viên có chứng chỉ môi giới, tuy nhiên những công ty này chỉ có tối đa 4-6 nhân viên chuyên về nghiệp vụ môi giới BĐS; 3 công ty còn lại có khá nhiều nhân viên môi giới (10-15) nhưng số lượng nhân viên có chứng chỉ môi giới chỉ chiếm chưa đến 50%. Tuy 7/10 công ty trả lời rằng yêu cầu tuyển dụng của họ là nhân viên phải có chứng chỉ môi giới BĐS nhưng không có công ty nào 100% nhân viên môi giới đều có chứng chỉ. Trình độ của các nhân viên môi giới có một nửa chỉ tốt nghiệp cấp 3, số còn lại có bằng đại học và không có nhân viên môi giới nào có bằng trên đại học. Các công ty
30
tuyển nhân viên chủ yếu dựa trên kinh nghiệm làm việc, thậm chí có công ty không có yêu cầu tuyển dụng gì, chỉ cần tuyển người thân, quen.
Một thực trang khác là các nhà môi giới cũng không coi trọng việc tham gia các khóa đào tạo về môi giới BĐS khi có 86% nhân viên môi giới trả lời họ không tham gia hoặc chỉ tham gia một khóa học trước khi vào nghề. Tuy các công ty cũng khẳng định họ có tổ chức các khóa đào tạo cho nhân viên nhưng các hình thức đào tạo chủ yếu vẫn là những nhân viên trong công ty đào tạo và truyền lại kinh nghiệm cho nhân viên mới. Tính đến tháng 3/2009, cả nước có 69 đơn vị được Bộ Xây dựng công nhận đủ điều kiện đào tạo về môi giới, định giá và quản lý sàn BĐS; đã cấp 1.208 chứng chỉ hành nghề môi giới, 439 chứng chỉ định giá BĐS; Tới tháng 4/2011, đã có khoảng 10.000 người được cấp chứng chỉ môi giới, các chứng chỉ này có giá trị vô thời hạn. Trong khi đó, ở các nước như: Hoa Kỳ, Úc, Pháp… khoảng 2-4 năm, những người môi giới đã được cấp bằng phải đi học lại để đổi bằng mới và
cập nhật thông tin về thị trường, chính sách về nhà đất để tư vấn cho khách hàng.31
Sự thiếu tính chuyên nghiệp còn thể hiện ở phong cách làm việc. Vì tính chất nghề môi giới là bắt buộc phải thường xuyên tiếp xúc với mọi người, nên một người môi giới thực thụ cần phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định về kỹ năng giao tiếp, cách ăn mặc, tính đúng giờ, lịch sự nhã nhặn... Tuy nhiên tại Việt Nam, người làm nghề môi giới vẫn chưa thể định hình nên một phong cách làm việc chuyên nghiệp cho mình. 81% người môi giới thừa nhận họ gặp phải tình huống khách hàng cáu gắt, phàn nàn và không hợp tác; trong đó, 1 nửa số trường hợp xảy ra là xuất phát từ người môi giới, do khách hàng không hài lòng với thái độ, cách làm việc của người môi giới và sản phẩm môi giới. 58% khách hàng còn cho biết họ gặp phải trường hợp nhà môi giới có thái độ phân biệt giữa các nhóm khách hàng về độ tuổi, giới tính, khoảng cách giàu nghèo... Chính vì những lý do trên mà khách hàng trong cuộc khảo sát đánh giá mức độ hài lòng với tinh thần và phong cách làm việc của nhà môi giới chỉ ở mức trung bình.
31 “Loạn môi giới nhà đất vì thiếu chế tài” truy cập ngày 12-3-2012 từ http://vnexpress.net/gl/kinh- doanh/bat-dong-san/2009/03/3ba0d6d9/
Biểu đồ 7: Độ hài lòng của khách hàng về thái độ và tinh thần làm việc của ngƣời môi giới32