Từ năm 2000, giá nhà đất bắt đầu biến động, tiếp đó giá cả tăng nhanh liên tục và đạt đỉnh cao vào khoảng quý II năm 2001. Có thể nói, giá BĐS của Việt Nam giai đoạn này ở mức đắt nhất thế giới, cao hơn cả một số thành phố lớn của các nước công nghiệp phát triển.
Từ cuối năm 2003 đến năm 2007, thị trường BĐS ở nước ta diễn ra trầm lắng. Theo số liệu thống kê từ Bộ Xây dựng: Năm 2003 giao dịch địa ốc thành công giảm 28%, năm 2004 giảm 56% và năm 2005 giảm 78%. Giá nhà đất trên mặt bằng cả nước hiện đang có biểu hiện sụt giảm rõ nét, tuy diễn biến không đồng đều và khá phức tạp. Qua khảo sát ở một số địa phương phía bắc, giá BĐS một vài nơi hạ
30- 40% nhưng vẫn khó bán13. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:
Cầu BĐS giảm trong khi cung tăng cao do giá BĐS ở Việt Nam được đánh
giá là quá cao so với giá thành thực tế;
13 “Chu kì bất động sản: Thị trường Bất Động Sản Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”, truy cập ngày 3/3/2012, từ http://duylinh45.blogspot.com/2011/07/chu-ky-bat-ong-san.html
Tâm lý chờ đợi của người dân: Người dân luôn kì vọng giá BĐS giảm xuống. Ngoài ra, Nhà nước siết chặt quản lý hoạt động mua bán BĐS và những chính sách về đất đai của Nhà nước đang trong quá trình chỉnh sửa và hoàn thiện nên tâm lý của người dân còn chưa mua ngay;
Giá vàng tăng cao;
Tiêu cực trong xây dựng và đất đai;
Do Nhà nước áp dụng các biện pháp nhằm hạ nhiệt thị trường BĐS;
Từ năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động mạnh mẽ đến tính thanh khoản của thị trường, mặt bằng giá BĐS xuống dốc trầm trọng, đặc biệt là sau khi Chính phủ thắt chặt tiền tệ vào cuối năm 2007. Đến năm 2010, thị trường BĐS Việt Nam tuy phát triển nhưng không có nhiều khởi sắc. Thị trường gặp phải nhiều yếu tố bất lợi từ việc quy hoạch tại các trung tâm lớn và một số chính sách vĩ mô.
Từ giữa năm 2011, trước động thái siết chặt tín dụng của Ngân hàng nhà nước đối với thị trường BĐS vào ngày 30/6/2011, thị trường BĐS đã hoàn toàn chấm dứt chuỗi ngày tăng giá và bước vào vòng xoáy lao dốc khi tính thanh khoản giảm sút, cầu giảm, nợ xấu tăng. Đây chính là một sự khởi đầu cho trật tự mới trên thị trường BĐS.
Năm 2012 được kì vọng thị trường BĐS sẽ có sự khởi sắc trở lại, tuy vậy, thị trường vẫn gặp khó khăn nếu tín dụng bị siết chặt, lãi suất cho vay cao. Thực tế cho thấy, trái ngược với sự phục hồi và không khí sôi sục của thị trường chứng khoán trong 2 tháng đầu năm nay, thị trường BĐS vẫn rơi vào trạng thái ảm đạm, BĐS tại Hà Nội tiếp tục rớt giá.