Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc xây dựng vững chắc một nền công nghiệp ô tô là hết sức quan trọng Công nghiệp phụ trợ

Một phần của tài liệu Công nghiệp phụ trợ cho ngành ô tô của việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 64)

- Chính sách phát triển CNPT cần nhất quán, được xây dựng vwois sự tham gia của DN để đảm bảo tính thực tiễn, khả thi và vận hành trên cơ sở thể chế phù hợp Đối với Việt Nam,

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc xây dựng vững chắc một nền công nghiệp ô tô là hết sức quan trọng Công nghiệp phụ trợ

là một ngành nền tảng, nó càng ngày sẽ có vị trí quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô, đảm bảo sự tăng trưởng bền vững về chất và góp phần tạo giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế.

Ngành ô tô Việt Nam đã hình thành, được thúc đẩy và bảo hộ trong suốt quãng thời gian dài nhưng đến giờ vẫn rất khiêm tốn về cả số lượng DN, sản lượng cũng như chất lượng xe, bên cạnh đó giá thành xe còn rất cao so với thu nhập người dân cũng như so với các nước trong khu vực. Nguyên nhân chính là do CNPT ô tô còn quá yếu kém. Đề tài đã chỉ ra được thực trạng ngành ô tô cũng như CNPT cho ngành ô tô của nước ta hiện nay, qua đó chỉ ra những nguyên nhân chính là: một phần do chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của ngành CNPT nên chính sách, khuôn khổ pháp lý còn hạn chế, cũng do đòi hỏi về vốn lớn, công nghệ cao, quản lý khoa học và tiêu chuẩn chất lượng quốc tế đối với lĩnh vực này khiến sự phát triển của CNPT ngành ô tô còn manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng không đảm bảo nên chỉ có được một số ít mặt hàng có thể thay thế nhập khẩu từ nước ngoài, các DN hầu hết cũng chỉ mới dừng lại ở việc lắp ráp. Đề tài cũng đã nêu được một số giải pháp như: nước ta cần có chính sách mạnh mẽ chuyên tập trung vào việc ưu đãi, thúc đẩy sự phát triển của các DN trong ngành CNPT ô tô cũng như việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước; thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các định hướng phát triển đã đề ra; hơn nữa, cần đầu tư, nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và nền khoa học công nghệ; thành lập hiệp hội gắn kết các nhà sx trong lĩnh vực CNPT với nhau cũng như giữa các DN CNPT và DN lắp ráp; và một bước đi quan trọng không kém đó là đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từ hệ thống sinh viên, kỹ sư, các nhà nghiên cứu cho đến đội ngũ cán bộ quản lý.

Việt Nam cần rút ra những bài học quý giá từ kinh nghiệm của các nước châu Á như Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc sau nhiều thập kỷ nỗ lực phát triển CNPT ô tô cũng như ngành ô tô của họ để có thể phát huy được tốt nhất vai trò của chính sách nội địa hóa, tạo dựng bước đi thành công tham gia vào mạng lưới sản xuất cũng như chuỗi giá trị toàn cầu.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Quốc Bảo (2007), Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp phụ trợ của các ngành công nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu Công nghiệp phụ trợ cho ngành ô tô của việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 64)