0
Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ CHO NGÀNH Ô TÔ TRONG NHỮNG NĂM TỚ

Một phần của tài liệu CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ CHO NGÀNH Ô TÔ CỦA VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 50 -51 )

- Tăng cường mối liên kết giữa các doanh nghiệp:

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ CHO NGÀNH Ô TÔ TRONG NHỮNG NĂM TỚ

3.1. Quan điểm và định hướng phát triển CNPT cho ngành ô tô trong thời gian tới3.1.1. Quan điểm phát triển CNPT và CNPT cho ngành ô tô trong thời gian tới 3.1.1. Quan điểm phát triển CNPT và CNPT cho ngành ô tô trong thời gian tới

- Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020 đã khẳng định rõ vai trò của CNPT. CNPT không chỉ đơn thuần là việc cung cấp các loại linh kiện, phụ tùng, nguyên vật liệu cho công nghiệp chính mà còn có ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp. Sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ giá trị gia tăng trên tổng giá trị và giảm tỷ suất đầu tư. Nếu không phát triển CNPT thì nền kinh tế chỉ mang tính chất gia công. Kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc cho thấy công nghiệp hỗ trợ là một nguyên nhân quan trọng để đưa các nước này trở thành nước công nghiệp phát triển.

- Phát triển CNPT cần đảm bảo tuân theo định hướng thị trường, để phát triển CNPT, những chính sách hỗ trợ phát triển là cần thiết, nhưng sự hỗ trợ này không được làm bóp méo tín hiệu thị trường, không được trái với quy định quốc tế và cam kết của Việt Nam. Những nỗ lực của NN chỉ là điều kiện cần, điều kiện ban đầu còn chính những nỗ lực của các DN sẽ là điều kiện đủ cho sự phát triển công nghiệp.

- Phát triển CNPT cần dựa trên nguyên tắc phân công lao động quốc tế, khai thác lợi thế của quốc gia hướng đến mục tiêu xuất khẩu và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Việt Nam không thể tham gia mọi lĩnh vực, sản xuất mọi loại linh kiện mà cần có sự chọn lọc, sẵn sàng nhập khẩu loại linh kiện mà Việt Nam không có lợi thế, có như vậy mới có thể thực sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với các sản phẩm công nghiệp.

- CNPT có mỗi quan hệ chặt chẽ với công nghiệp chính về cả công nghệ và thị trường. do đó, phát triển CNPT cần thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là của các tập đoàn đa quốc gia. Kèm theo vốn đầu tư, các tập đoàn đa quốc gia có thể chuyển giao công nghệ cho các DN trong nước của Việt Nam, cũng như tạo điều kiện tiếp cận thị trường cho các sản phẩm CNPT. - NN cần có sự quan tâm thích đáng, thể hiện ở một bộ máy quản lý riêng, tách biệt với các ngành công nghiệp khác và một hệ thống chính sách paths triển phù hợp. Bộ máy quản lý

NN về CNPT cần đảm bảo sự thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Cần có những chính sách ưu tiên của NN nhất là về việc thu hút và khai thác các nguồn lực trong và ngoài nước. Cụ thể:

Quan điểm đối với CNPT ngành ô tô được nêu bằng cách chia ngành CNPT ô tô thành 2 nhóm:

Một phần của tài liệu CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ CHO NGÀNH Ô TÔ CỦA VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 50 -51 )

×