Thời kỳ từ năm 1991 đến nay

Một phần của tài liệu Công nghiệp phụ trợ cho ngành ô tô của việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 37)

- Tăng cường mối liên kết giữa các doanh nghiệp:

c, Thời kỳ từ năm 1991 đến nay

Có thể nói rằng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam thực sự hình thành và phát triển kể từ sau năm 1991 gắn liền với sự ra đời rầm rộ của các liên doanh của hầu hết các hãng xe nổi tiếng trên thế giới như Ford, Toyota, Mercedes-Benz.... Số liệu mới nhất của Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) cho thấy, tính đến thời điểm hiện nay có 18 DN FDI và 38 DN trong nước tham gia sản xuất - lắp ráp ô tô với năng lực khoảng 460.000 xe/năm, trong đó chủng loại xe con gồm 200.000 xe/năm, xe tải 215.000 xe/năm... Nhìn tổng thể, ngành công nghiệp ô tô đã đáp ứng nhu cầu trong nước theo mục tiêu đề ra về mặt số lượng (xe sản xuất, lắp ráp trong nước và nhập khẩu). Mỗi năm ngành công nghiệp ô tô đóng góp nguồn thu thuế bình quân khoảng hơn 1 tỷ USD và giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 80.000 lao động.

Có thể thấy thị trường ô tô Việt Nam đầy tiềm năng và các nhà đầu tư nước ngoài đã rất chú trọng đến thị trường này. Mặt khác, điều này cũng cho thấy chính sách đúng đắn trong việc phát triển ngành công nghiệp ô tô nước nhà thông qua việc liên doanh, liên kết với nước ngoài. Điều này không những thu hút được lượng vốn lớn vào Việt Nam mà còn tập trung được kỹ thuật sản xuất hiện đại, phương cách quản lí tiên tiến.

Quan điểm xây dựng công nghiệp ô tô Việt Nam thủa sơ khai là đi từ sản xuất phụ tùng cơ bản rồi nâng dần lên sản xuất ô tô đã không có tính thực tiễn và nay đã được thay thế bởi con đường đi từ lắp ráp ô tô rồi tiến hành từng bước nội địa hoá sản xuất phụ tùng.

2.1.2. Thực trạng ngành công nghiệp ô tô từ năm 2004 đến nay.

Nếu lấy cột mốc chính thức từ thời điểm Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 177/2004/QĐ-TTg ngày 5-10-2004 phê duyệt “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” đã gần 10 năm. Chưa kể, 10 năm trước đó công tác xây dựng, phát triển ngành công nghiệp ô tô cũng được các bộ ngành triển khai với nhiều công sức và tiền của, nhằm quyết tâm nhanh chóng thực hiện bằng được nền công nghiệp mang thương hiệu ô tô Việt Nam.

Số liệu mới nhất của Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) cho thấy, tính đến thời điểm hiện nay có 18 DN FDI và 38 DN trong nước tham gia sản xuất - lắp ráp ô tô trong đó 17 DN là thành viên Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA). Các DN sản xuất ô tô tập trung chủ yếu tại vùng Đông Nam bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng với năng lực khoảng 460.000 xe/năm, trong đó chủng loại xe con gồm 200.000 xe/năm, xe tải 215.000 xe/năm...Nhìn tổng thể, ngành công nghiệp ô tô đã đáp ứng nhu cầu trong nước theo mục tiêu đề ra về mặt số lượng (xe sản xuất, lắp ráp trong nước và nhập khẩu).

Bảng 2.1: Các thành viên của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) ST

T

Tên công ty Tên thương hiệu

1 Công ty TNHH Ford Vietnam Ford

2 Công ty Liên doanh Hino Motors Vietnam Hino

3 Công ty TNHH Isuzu Vietnam Isuzu

4 Công ty ô tô Mekong Fiat, Ssanyong, Iveco

5 Công ty Liên doanh Mercedes-Benz Vietnam Mercedes-Benz

6 Công ty TNHH ô tô Toyota Vietnam Toyota

7 Công ty TNHH Ô tô GM Việt Nam Chevrolet

8 Công ty Liên doanh ô tô Hòa Bình (VMC) Kia, Mazda, BMW

9 Công ty Vietnam Suzuki(Visuco) Suzuki

10 Công ty Liên doanh sản xuất ô tô Ngôi sao (Vinastar) Mitsubishi 11 Tổng công ty cơ khí GTVT Sài Gòn (Samco) Samco

12 Công ty ô tô Trường Hải Kia, Daewoo, Foton, Thaco 13 Tổng công ty máy động lực & máy nông nghiệp Việt

Nam (Veam) Veam

14 Tổng công ty Công nghiệp than & khoáng sản Việt

Nam (Vinacomin) Kamaz, Kraz

16 Tổng công ty công nghiệp ô tô Vinamotor, Transinco

17 Công ty TNHH Honda Vietnam Honda

Nguồn: Vietnamcar.com

Ông Nguyễn Mạnh Quân, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương), nhìn nhận “cái được” của công nghiệp ôtô sau 2 thập niên là “đã có sự tham gia tích cực và rộng rãi của các DN thuộc các thành phần kinh tế khác nhau” gồm cả các tập đoàn ôtô lớn trên thế giới, các tổng công ty NN và các doanh nghiệp tư nhân, trong đó khu vực DN tư nhân có tỷ trọng ngày càng tăng.

Bảng 2.2: Tỷ trọng các loại hình doanh nghiệp trong tổng sản lượng lắp ráp ô tô các loại tại Việt Nam

Đơn vị tính: %

Thành phần 2000 2004 2006 2008 2012

1 Nhà nước - 16 13,2 5,2 5

2 Ngoài Nhà

nước - 3,3 21,6 36,9 48

3 Đầu tư nước ngoài

100 80,7 57,2 57,9 47

Tổng 100 100 100 100 100

Nguồn: Tổng điều tra doanh nghiệp – Tổng cục thống kê

Các liên doanh tại Việt Nam hầu hết tập trung vào sản xuất và lắp ráp các loại xe con và xe khách dưới 24 chỗ, sản xuất ít xe tải dưới 2 tấn. Các DN FDI này đưa ra thị trường khoảng 35 chủng loại xe khác nhau, năm nào cũng có mẫu xe mới.

Các DNNN với các thế mạnh được NN giao nhiệm vu cụ thể: Vinamotor sản xuất lắp ráp xe khách, xe tải, xe du lịch, động cơ, hộp số và cụm truyền động; Veam sản xuất xe tải cỡ trung và xe tải nhẹ phục vụ nông nghiệp; Vinacoal sản xuất lắp ráp xe tải nặng, xe chuyên dùng; Samco sản xuất, lắp ráp xe khách, xe chuyên dùng và phụ tùng ô tô.

Doanh nghiệp ngoài NN như Trường Hải, Vinaxuku tập trung đầu tư vào sản xuất các loại xe tải nhẹ, xe khách.

Bảng 2.3: Lượng xe ô tô sản xuất lắp ráp trong nước từ năm 2007 đến nay

Đơn vị tính: chiếc

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Sản lượng 80.392 104.800 112.500 112.300 107.900 65.800 77.644 84.600

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ VAMA và Tổng cục thống kê

Năm 2007 có thể nói là 1 năm thành công với các DN sản xuất và lắp ráp ô tô Việt Nam với doanh số bán ra gấp đôi năm 2006 với hơn 80 nghìn xe. Với 80.392 xe sản xuất lắp ráp trong nước cộng với 22.400 xe nhập khẩu được bán trong năm 2007, lần đầu tiên thị trường tiêu thụ xe tại Việt Nam vượt mức 100.000 xe/năm.

Năm 2008, tình hình kinh tế dần trở nên khó khăn nhưng lượng xe sản xuất ra tăng cao, đạt mức 104.800 chiếc. Lý do tiêu thụ xe tăng mạnh vì các tháng cuối cùng của năm 2008 các DN đẩy mạnh khuyến mãi, giảm giá, nhiều mẫu xe có mức giảm tới 4.000 USD nên thu hút được khách hàng. Bên cạnh đó nhiều khách hàng lo ngại sang năm 2009 chính sách thuế, phí với ôtô thay đổi, xe tăng giá nên đã nhanh chóng mua ngay vào dịp cuối năm cũng như cần xe phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán. Ngoài xe sản xuất lắp ráp trong nước tiêu thụ tăng thì xe nhập khẩu trong năm 2008 cũng tăng rất mạnh về số lượng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2008 các DN đã nhập về 50.400 xe ô tô các loại với trị giá trên 1 tỷ USD. Lý giải dễ hiểu nhất chính là trong khi thị trường vẫn đang sôi động, các nhà nhập khẩu đã tiến hành nhập khẩu ồ ạt để tránh các mức thuế mới trong khi người tiêu dùng cũng tranh thủ mua để tránh mức giá mới được dự báo là sẽ tăng mạnh theo thuế.

Năm 2009, sản lượng xe ô tô lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu bán ra tăng cao vào tháng cuối năm đã đẩy toàn thị trường ô tô tiêu thụ trong nước tăng vượt dự báo trong điều kiện suy thoái kinh tế, sản xuất trong nước đạt gần 112.500 chiếc. Tổng kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc trong năm 2009 ước đạt khoảng 76.300 chiếc với tổng kim ngạch là hơn 1,71 tỉ USD. So với năm 2008, kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc đã tăng đến 49,4% về xe và 12,6% về giá trị.

Năm 2010, cả nước sản xuất 112,3 nghìn xe các loại, cao gấp gần 2 lần năm 2005 và 8,4 lần năm 2000 nhưng giảm 6% so với năm 2009. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 10 năm là 17,44%/năm. Lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc đạt 55.000 chiếc.

Năm 2011, sản xuất lắp ráp xe trong nước giảm, chỉ đạt 107,9 nghìn xe, giảm 4% so với năm 2010. Dù vậy, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, ước tính cả năm 2011 tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc vẫn đạt 1,02 tỷ USD về giá trị, tương đương mức kim ngạch năm 2010.

Năm 2012, số lượng xe lắp ráp trong nước còn 65.800 chiếc, giảm 39% so với năm 2011. Lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 27.200 chiếc. Khó khăn kinh tế kéo dài, đề án hạn chế phương tiện giao thông cá nhân và thu phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm, lệ phí trước bạ tại một số tỉnh, thành phố được điều chỉnh tăng lên đáng kể là những nguyên nhân chính dẫn đến việc tiêu thụ ô tô giảm mạnh.

Doanh số cả năm 2013 của sản xuất toàn ngành đạt 77.644 xe tăng 18% so với 2012. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, tổng lượng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu trong cả năm 2013 đạt khoảng 34.500 chiếc, đạt giá trị kim ngạch 709 triệu USD, tăng 25,9% về lượng và tăng 15,2% về giá trị so với năm 2012.

Dự báo của VAMA về sản lượng toàn ngành năm 2014 sẽ tăng khoảng 9%, đạt 120,000 xe, trong đó xe sản xuất lắp ráp trong nước là 84.600 chiếc.

Dự báo dung lượng thị trường đến năm 2020, theo các phương án khác nhau là từ khoảng 2 triệu đến 3,5 triệu xe ô tô các loại; trong đó tổng lượng xe dưới 10 chỗ là khoảng 250.000 xe, năm 2025 là khoảng trên 750.000 xe. Điều này cho thấy thị trường còn rất nhiều tiềm năng phát triển, cơ hội cho DN sản xuất ô tô nội là rất lớn.

Một phần của tài liệu Công nghiệp phụ trợ cho ngành ô tô của việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w