0
Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Mô hình và cấu trúc phát triển CNPT phù hợp:

Một phần của tài liệu CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ CHO NGÀNH Ô TÔ CỦA VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 28 -30 )

Ô tô là ngành được sản xuất theo cấu trúc tích hợp nếu muốn đạt được đa mục tiêu như hoạt động tiện lợi, tiết kiệm nhiên liệu, an toàn… Trong cấu trúc

mục tiêu như hoạt động tiện lợi, tiết kiệm nhiên liệu, an toàn… Trong cấu trúc

tích hợp, sự liên kết hết sức phức tạp, và việc cải tiến sản xuất phải trải qua

nhiều thử nghiệm cũng như thất bại. Quy mô của các DN nhỏ nhưng số lượng

lại rất lớn, sự gắn kết giữa các nhà cung cấp và khách hàng rất chặt chẽ. Nhờ

vậy, các DN có thể dựa vào sự hỗ trợ về công nghệ vốn của các công ty xuyên

quốc gia để tham gia vào mạng lưới sản xuất của chính công ty đó. Cấu trúc tích

hợp theo đuổi chất lượng ngày càng cao hơn nữa trong một thời gian dài.

Nhật Bản là nước có nền sản xuất theo cấu trúc tích hợp nên rất coi trọng việc vận hành nhà máy và liên kết sản phẩm có hiệu quả. Nhật Bản là nước có

việc vận hành nhà máy và liên kết sản phẩm có hiệu quả. Nhật Bản là nước có

công nghệ cao, lương cao nhưng dân số già và đang tìm đối tác là các nước đang

phát triển. Sử dụng lao động rẻ không có kỹ năng ở Trung Quốc và ASEAN sẽ

không cho phép tận dụng hết tiềm năng của nền sản xuất tích hợp. Nếu ASEAN,

điểm đến truyền thống của FDI Nhật biết cách trở thành một đối tác sản xuất với

tầm nhìn dài hạn và khát vọng theo đuổi chất lượng cao thì Nhật Bản và ASEAN

có thể trở thành một liên minh chiến lược trong sản xuất ô tô. Hiện tại trong ngành này, mới chỉ có Thái Lan trở thành đối tác lớn của Nhật Bản, nhờ vậy mà

ngành này, mới chỉ có Thái Lan trở thành đối tác lớn của Nhật Bản, nhờ vậy mà

Thái Lan nhận được sự hỗ trợ cả về công nghệ, vốn và đào tạo nguồn nhân lực.

- Chiến lược và chính sách phát triển CNPT ô tô cần linh hoạt, mềm dẻo:

Các nền kinh tế nên phối hợp các chính sách một cách linh hoạt để được hiệu quả cao nhất, hạn chế những tiêu cực trong quá trình phát triển công

hiệu quả cao nhất, hạn chế những tiêu cực trong quá trình phát triển công

nghiệp. Là quốc gia đến sau, Việt Nam cần nhận thức rõ vị thế và điều kiện cạnh

tranh của mình để xây dựng cho mình chiến lược phát triển CNPT linh hoạt và

mềm dẻo hơn. Chiến lược của Việt Nam cần tập trung vào: (1) tạo dựng các điều

kiện thị trường như kêu gọi đầu tư nước ngoài, tạo ra các lợi thế về chi phí để

thu hút các DN lớn và thúc đẩy các DN này tìm kiếm các đối tác trong nước; (2)

xây dựng các điều kiện để phát triển các DN công nghiệp trong nước, đặc biệt

các DN nhỏ và vừa; (3) thiết lập các hỗ trợ về thông tin, nguồn nhân lực, pháp lý

cho việc hình thành và phát triển các liên kết cũng như thị trường linh phụ kiện.

- Thu hút đầu tư nước ngoài vào CNPT ô tô:

(1) Cần hướng đến khuyến khích dòng vốn vào công nghiệp chế tạo và CNPT, cần lưu tâm đến hoạt động tăng cường nghiên cứu triển khai, phát triển

CNPT, cần lưu tâm đến hoạt động tăng cường nghiên cứu triển khai, phát triển

nhân lực, phát triển mối liên kết công nghiệp và sử dụng công nghệ cao trong

chế tạo linh kiện

(2) Đối tượng FDI cần thu hút chính là dòng vốn từ các công ty nắm bí quyết công nghệ, có năng lực chế tạo và có thị trường đầu ra ổn định, đó chính

quyết công nghệ, có năng lực chế tạo và có thị trường đầu ra ổn định, đó chính

là các công ty đa quốc gia có vị thế là các nhà cung ứng toàn cầu, chuyên về chế

tạo các linh phụ kiện ô tô. Kinh nghiệm phát triển CNPT ô tô cho thấy Thái Lan

đặc biệt hướng đến các công ty đa quốc gia ở Nhật Bản, còn Trung Quốc thì

hướng nhiều đến các công ty của Mỹ và châu Âu.

(3) Việt Nam cần học tập Thái Lan, Trung Quốc và cả Hàn Quốc về việc tiếp thị hình ảnh đất nước và cơ hội làm ăn cho các nhà đầu tư. Điều đó thể hiện

tiếp thị hình ảnh đất nước và cơ hội làm ăn cho các nhà đầu tư. Điều đó thể hiện

qua việc xây dựng hệ thống chính sách ổn định, rõ ràng và hợp lý hơn: (i) Cam

kết và thực hiện triệt để các cam kết về sự bảo đảm đầu tư đối với mọi biến động

trong mức có thể chấp nhận được của quốc ga nhằm duy trì, tăng trưởng và phát triển bền vững luồng vốn FDI chảy vào trong nước; (ii) Cần tôn trọng quyết

triển bền vững luồng vốn FDI chảy vào trong nước; (ii) Cần tôn trọng quyết

định mua sắm của nhà đầu tư nhằm tạo cho họ sự chủ động trong sản xuất kinh

doanh, đồng thời cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà

cung cấp trong và ngoài nước, những nhà cung cấp trong và ngoài nước bắt

buộc phải tự hoàn thiện, nâng cao chất lượng, uy tín, tiết kiệm chi phí…từ đó sẽ

dần tạo nên một nền CNPT phát triển; (iii) Cần chú ý đến chính sách ưu đãi

thuế, như Trung Quốc đã giảm thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng, thậm chí

miễn thuế chuyển lợi nhuận đối với doanh nghiệp định hướng xuất khẩu, doanh

nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, tất cả thuế thu nhập của doanh nghiệp cũng

có thể được trả lại nếu doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận thu được tái đầu tư vào

ngành công nghệ cao hoặc hướng ra xuất khẩu.

Một phần của tài liệu CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ CHO NGÀNH Ô TÔ CỦA VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 28 -30 )

×